Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 109 - 111)

Phần 4 Quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế

4.4.2. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn

Từ ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức ta thấy việc phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn tỷ lệ đánh giá chưa tốt là 14%, 60% ý kiến trung bình. Việc tỉnh, UBND cấp huyện chưa chủ động xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên

quan, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể dẫn đến kết quả trả chậm so với giấy hẹn gây bức xúc cho người dân, việc đi lại giải quyết hồ sơ là nhiều lên.

Lâu nay cơ chế phối hợp giải quyết công việc giữa cơ quan chuyên môn, cơ quan ngành dọc thường theo xu hướng đùn đẩy trách nhiệm do không được xây dựng và thiết lập theo một quy trình quản lý thống nhất “mạnh ai người ấy làm”. Vì vậy, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn có ảnh, hưởng rất lớn đến thời gian, tiến độ giải quyết TTHC. Trong thời gian qua, một số lượng hồ sơ không nhỏ không thể giải quyết đúng thời gian quy định là do sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn chưa có sự phối hợp chặt chẽ, có sự chia cắt. Để có cơ sở đánh giá sự phối hợp trong giải quyết TTHC giữa các cơ quan chuyên môn, thì cần có một quy chế phối hợp chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả. Quy chế phối hợp cần được thể hiện dưới dạng văn bản do UBND cấp huyện ban hành cần xây dựng và thiết lập quy trình giảỉ quyết TTHC trong mối quan hệ phối hợp gồm các nội dung sau:

Phải xác định quy định về hồ sơ, trình tự, cơ chế phối hợp và trách nhiệm giữa các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các thủ tục hành chính của từng lĩnh vực, UBND cấp huyện là cơ quan đầu mối có trách nhiệ m đôn đốc, các bộ phận, cơ quan chuyên môn liên quan phối hợp thực hiện nghiêm túc các quy định trong quy chế phối hợp.

Các cơ quan chuyên môn liên quan là cơ quan phối hợp, có trách nhiệm trong phạm vi chức năng, thẩm quyền của mình thực hiện các TTHC do cơ quan đầu mối chuyển tới một cách kịp thời mà quy chế phối hợp đã đề ra.

Công dân là đối tượng phục vụ của các cơ quan tham gia quy chế phối hợp, trách nhiệm nộp hồ sơ đầy đủ, chỉnh sửa các thủ tục hồ sơ khi có yêu cầu, đóng phí, lệ phí theo quy định, có quyền khiếu nại và được giải quyết ngay khi kết quả không được trả đúng thời gian.

Nguyên tắc phối hợp, cơ quan đầu mối là cơ quan tiếp nhận và trả kết quả, thu phí và lệ phí, hướng dẫn chuyển các yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung của cơ quan phối hợp cho tổ chức, công dân.

Cơ quan phối hợp đảm bảo thực hiện các thủ tục đã quy định theo yêu cầu của cơ quan đầu mối, đảm bảo chất lượng công việc và thời gian thực hiện.

Việc luân chuyển hồ sơ, thủ tục của các bộ phận trong cơ quan, giữa cơ quan đầu mối và cơ quan phối hợp được thực hiện theo đúng quy trình đã xây dựng.

Trong hoạt động phối hợp phải đề cao trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo cơ quan đầu mối, cơ quan phối hợp và những cán bộ, công chức tham gia phối hợp.

Phương thức thực hiện phải tuân theo đúng quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế MCĐTLT đã được pháp luật quy định. Xác định rõ thời gian và coi đây là quy định bắt buộc làm cơ sở để khen thưởng, kỷ luật, đánh giá hiệu quả thực hiện quy trình phối hợp. Đồng thời, phải có chế tài đối với cán bộ, công chức vi phạm về quy chế phối hợp, đặc biệt là về thời gian thực hiện.

Ngoài ra, quy chế phối hợp cần quy định các vấn đề về sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm. Trường hợp phát sinh, mâu thuẫn, ách tắc ở khâu nào cần xử lý ngay, tránh trường họrp gây tắc nghẽn trong thực hiện quy trình giải quyết TTHC. Quy chế phối hợp cần được rà soát, điều chỉnh, bổ sung thường xuyên để phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)