Tổ chức thực hiện một số thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 83)

Phần 4 Quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng tổ chức thực hiện tthc theo cơ chế một cửa, một cửa liên

4.1.4. Tổ chức thực hiện một số thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” trong

trong các lĩnh vực

4.1.4.1. Tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” trong lĩnh vực quản lý đất đai

Đất đai là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, là một trong những nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia. Dân số tăng nhanh nhưng nguồn tài nguyên đất không tăng. Đặc biệt với xu hướng đô thị hoá hiện nay, việc quản lý đất sao cho hiệu quả là một đòi hỏi cấp thiết hơn.

Ban hành Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh Bắc Ninh).Lĩnh vực Tài nguyên – Môi trường đã chuyển về Văn phòng đăng ký QSDĐ giải quyết từ tháng 02/2012 theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009).

Lĩnh vực này gồm những lĩnh vực như sau: thủ tục chuyển đổi quyền sử

dụng đất, chuyển nhượng quỳên sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với tổ chức, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đô thị, cho thuê đất, cho thuê lại đất đối với hộ gai đình, cá nhân, cho thuê đất, cho thuê lại đất của tổ chức kinh tế, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục chỉnh lý giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, các thủ tục trên đã được niêm yết công khai tại Bộ phận

“Một cửa” của huyện, thi xã. Thời gian giải quyết các thủ tục trên đã được rút ngắn so với trước đây, thẩm quyền và trình tự giải quyết cũng rõ ràng hơn.

Hiện nay những quy định về cấp giấy CNQSDĐ cho người dân trong các văn bản pháp luật có liên quan phần nào phát huy được hiệu quả, tạo sự thống nhất trong quản lý nhà, đất.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai 2003 và sự ra đời của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nghi định 88/2009/NĐ-CP được ban hành nhằm giải quyết vấn đề bất cập trong các quy định trước đây về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữư tài sản. Cụ thể:

Thống nhất 01 loại GCN về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tạo điều kiện cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản chỉ phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận một lần tại một cơ quan nhà nước. Hồ sơ địa chính đã được xây dựng, quản lý thống nhất ở một số đầu mối, khắc phục tình trạng nhiều cơ quan quản lý, đã giảm ít nhất thời gian giải quyết các TTHC so với trước đây.

Ngoài ra, nhiều quy định mới đã được ban hành nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức như trong việc xin cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động về đất: như bổ sung các thủ tục đăng ký biến động đối với tài sản mà trước đây chưa có quy định; giảm thời gian xem xét cấp giấy chứng nhận lần đầu. Đồng thời, quy định trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận hồ sơ trong việc kiểm tra hồ sơ trước khi tiếp nhận tránh phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Hạn chế việc đi lại của người dân để đăng ký được giấy chứng nhận này thì người dân chỉ phải làm thủ tục tại bộ phận “một cửa” của huyện.

Bên cạnh những thuận lợi, còn có những bất cập khó khăn sau đây ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng giải quyết công việc như sau:

- Một số hạn chế của từng loại mẫu: Phần dành cho chỉnh lý biến động ít.

- Thời gian giải quyết chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với tổ chức, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đô thị, cho thuê đất, cho thuê lại đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cho thuê đất, cho thuê lại đất của tổ chức kinh tế, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Uỷ ban nhân dân tại một số xã còn chậm, chưa đúng thời gian quy định đã được niêm yết tại Bộ phận “Một cửa”. Đối với một số thủ tục còn thiếu, phải bổ sung thêm để có điều kiện để giải quyết các thủ tục hành chính nhưng cán bộ, công chức làm công tác nhận hồ sơ, chưa hiểu hết được thực chất của công việc nên giải thích không rõ ràng và gây khó rễ cho người dân.

quyết công việc. Tình trạng làm sai quy trình trong giải quyết hồ sơ vẫn diễn ra. - Sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong quá trình giải quyết công việc còn hạn chế, chẳng hạn như người dân đến làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau khi nộp hồ sơ tại Bộ phận “Một cửa”, trách nhiệm của cán bộ, công chức phải chuyển đến phòng Tài nguyên - Môi trường huyện, chủ trì phối hợp với phòng chuyên môn liên quan, Chi cục thuế và UBND cấp xã, (nơi có đât) tiến hành thẩm định hồ sơ và lập biên bản thẩm định. Nếu thẩm định thấy đầy đủ các điều kiện quy định thì UBND thị trấn, xã và phòng Tài nguyên.

- Môi trường chịu trách nhiệm xác nhận vào bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo mục quy định. Trên thực tế UBND các xã, thị trấn nhiều nơi vẫn chưa thực sự phối hợp với để giải quyết công việc. Việc chuyển thuế, theo quy định là 05 ngày tính từ ngày cơ quan thuế nhận hồ sơ nhưng nhiều trường hợp cơ quan thuế không làm theo quy định làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết công việc.

- Tuy đó thành lập bộ phận một cửa trực thuộc UBND cấp huyện để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhưng trên thực tế vẫn chưa bảo đảm yêu cầu vì người dân vẫn phải tự đến Kho bạc để thực hiện nghĩa vụ tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ tại xã và xã chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất qua bộ phận một cửa; việc làm này lại có tính chất trung gian, xã làm thay việc của dân, nhưng khi hợp đồng đo đạc, người dân vẫn phải gặp trực tiếp Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, làm kéo dài thời gian giải quyết.

Quy định cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, song thực tế cũng phát sinh những vấn đề như sau: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể thực hiện được đồng thời với chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (do nhà ở được xây dựng sau) ; hồ sơ đăng ký quyền sở hữu nhà ở còn phức tạp. Quy trình giải quyết kéo dài, trách nhiệm không rõ. Chẳng hạn, do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không xác định được tình trạng nhà ở, quy mô, loại nhà và những vấn đề có tính chất kỹ thuật liên quan đến nhà ở để thực hiện việc đăng ký, nên còn phải qua cơ quan quản lý nhà ở thông việc gửi phiếu lấy ý kiến quả cơ quan này. Thực tế cho thấy người dân không mặn mà với việc đăng ký sở hữu nhà ở.

Bảng 4.5. Tình hình giải quyết hồ sơ lĩnh vưc TN&MT

Số TTHC Năm

2014 2015 2016

Số hồ sơ tiếp nhận 3.667 3.654 1.179

Số hồ sơ gải quyết 3.637 3.485 1.151

Số hồ sơ giải quyết đúng hạn 3.348 3.407 1.095

Số hồ sơ giải quyết quá hạn 289 78 56

Nguồn: UBND thị xã Từ sơn (2016) Qua bảng số liệu trên, ta thấy số lượng hồ sơ lĩnh vực này đã giảm theo từng năm, một phần do sự biến động nền kinh tế nước ta và quan trọng là UBND thị xã Từ Sơn đã cơ bản hoàn thành công tác cấp GCN cho người dân trên địa bàn. Trong 6 tháng đầu năm 2017 lãnh đạo UBND thị xã Từ Sơn đã chỉ đạo và quán triệt sâu sắc vấn đề cấp GCN nên tình trạng hồ sơ giải quyết quá hạn giảm nhiều. Có thể nói đây là một tín hiệu khá tốt trong cải cách TTHC lĩnh vực TN&MT.

4.1.4.2. Tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “ Một cửa” trong quản lý xây dựng và nhà ở

Quản lý xây dựng và nhà ở vốn được coi là vấn đề hết sức phức tạp và khá nhạy cảm. TTHC trong quản lý xây dựng, nhà ở được quy định trong Luật xây dựng, Luật đất đai và nhiều luật, văn bản pháp luật có liên quan khác, đặc biệt trong gia đoạn hiện nay khi mà thị xã Từ Sơn ngày một Đô thị hóa, nhu cầu xây dựng, sửa chữa tăng cao.

Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 11/6/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc công bố TTHC mới ban hành, sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, UBND cấp huyện, cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, công bố kèm theo Quyết định này: 12 TTHC mới ban hành, 2 TTHC sửa đổi, 2 TTHC bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, 11 TTHC ban hành mới, 3 TTHC sửa đổi, 2 TTHC bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện, 6 TTHC ban hành mới , 01 TTHC sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết cấp xã.

Những quy định mới nổi bật thể hiện tinh thần cải cách TTHC mạnh mẽ của tỉnh và của thị xã Từ Sơn là:

- Việc cấp GPXD đã được phân cấp rõ ràng cho chính quyền cấp huyện, cấp xã thực hiện, cùng với đó là việc đơn giản hóa các thủ tục, hồ sơ xin cấp GPXD. Theo đó, người xin cấp GPXD chỉ phải nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng; các thủ tục không cần thiết được bãi bỏ; thời gian cấp phép đó được giảm (từ 30 ngày xuống con 20 ngày đối với công trình, 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ). Việc cấp GPXD nhà ở nông thôn đã được quy định trong Luật Xây dựng.

- Quy định rõ danh mục các công trình được miễn Giấy phép xây dựng, đó là các công trình nằm trong danh mục không phải xin Giấy phép xây dựng theo Luật.

- Giảm bớt quy trình, đơn giản hoá thủ tục, làm rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền, các bên liên quan trong quản lý trật tự xây dựng.

- Phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền trong quản lý xây dựng cho UBND cấp huyện và cấp xã.

- Xác định cụ thể thời hạn giải quyết các TTHC trong việc quản lý xây dựng, cấp phép xây dựng.

Bảng 4.6. Tình hình giải quyết hồ sơ lĩnh vưc cấp phép xây dựng

Số TTHC Năm 2014 2015 2016

Số hồ sơ tiếp nhận 205 263 284

Số hồ sơ giải quyết 205 263 284

Số hồ sơ giải quyết đúng hạn 205 263 284

Số hồ sơ giải quyết quá hạn 0 0 0

Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn (2016) Qua tình hình tiếp nhận hồ sơ gần 3 năm qua, ta thấy số lượng hồ sơ tăng qua từng năm rõ rệt. tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hẹn đạt 100%, không có hồ sơ giải quyết quá hạn. Tuy vấn đề quản lý xây dựng và nhà ở vốn được coi là vấn đề hết sức phức tạp và khá nhạy cảm nhưng với đội ngũ cán bộ công chức tại Bộ phận “ Một cửa” và cán bộ phòng chuyên có trình độ chuyên môn giỏi và sự phối hợp tốt nên lĩnh vực cấp phép xây dựng luôn luôn đứng đầu về tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hẹn.

4.1.4.3. Tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực Lao động - Thương binh - Xã hội

Theo Quyết định số 777/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của UBND tỉnh Bắc Ninh về lĩnh vực Lao động - Thương binh - Xã hội có tổng số 38 TTHC, nhiều

TTHC bị trùng lặp và còn một số TTHC trở nên bị lạc hậu, các thủ tục liên thông chưa rõ ràng. Lãnh phòng LĐTB&XH đã kiến nghị lên Sở LĐTB& XH nhưng chưa có kết quả, các văn bản, quyết định, nghị định mới đã ban hành nên không còn phù hợp với các TTHC trước đây. Trước tình hình đó, UBND thị xã Từ Sơn đã chỉ đạo phòng LĐTB&XH rà soát lại toàn bộ số TTHC thuộc phòng. Kết quả sau khi rà soát các lĩnh vực thuộc phòng LĐTB&XH chỉ còn lại 28 TTHC đồng thời lãnh đạo phòng vẫn tiếp tục kiến nghị về các TTHC liên thông chữa rõ thời gian giải quyết giữa cấp huyện và tỉnh.

Bảng 4.7. Tình hình giải quyết hồ sơ lĩnh vưc LĐTB&XH

Số TTHC 2014 2015 2016

Số hồ sơ tiếp nhận 145 130 136

Số hồ sơ gải quyết 145 130 136

Số hồ sơ giải quyết đúng hạn 145 130 136

Số hồ sơ giải quyết quá hạn 0 0 0

Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn (2016) Tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hẹn đạt 100%, không có hồ sơ giải quyết quá hẹn.

4.1.4.4. Tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy CN đăng ký kinh doanh

Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 11/01/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh. Nghị định 43/2010/NĐ-CP.

Đây là một lĩnh vực giải quyết TTHC mà đã có rất nhiều chuyển biến tích cực, quy trình, điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được đơn giản hóa và rút ngắn đi rất nhiều. Thị xã Từ Sơn là một thị xã phát triển mạnh, đô thị hóa mạnh, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể cũng diễn ra tương đối nhiều. Với tinh thần cải cách TTHC và ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC, thị xã đã thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong 03 ngày làm việc (rút ngắn 3 ngày so với thời gian quy định).

Tuy nhiên đối với việc hậu kiểm tra, quản lý sau cấp đăng ký kinh doanh còn nhiều bất cập, đặc biệt đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện,

như hành nghề y dược tư nhân, kinh doanh khí hóa lỏng,... cơ quan cấp đăng ký kinh doanh là phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã không đủ năng lực pháp lý, lực lượng để kiểm tra hoạt động của các cơ sở này sau cấp đăng ký kinh doanh mà phụ thuộc và thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành.

Nhìn chung công tác cấp giấy chứng nhận kinh doanh của thị xã Từ Sơn cũng như những huyện khác đã có những chuyển biến mới đó là thời gian giải quyết đã được rút ngắn, các mẫu tờ khai đã được chuẩn hoá so với trước đây. Các chuyên viên làm công tác tiếp nhận hồ sơ đã được chọn lựa từ các phòng ban, có đủ năng lực và trình độ đáp ứng được nhu cầu công việc.

Bảng 4.8. Tình hình giải quyết hồ sơ lĩnh vưc cấp Giấy CN ĐKKD

Số TTHC 2014 2015 2016

Số hồ sơ tiếp nhận 2390 2041 1597

Số hồ sơ gải quyết 2367 2021 1597

Số hồ sơ giải quyết đúng hạn 2367 2021 1597

Số hồ sơ giải quyết quá hạn 0 0 0

Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn (2016) Thị xã Từ Sơn là nơi tập trung nhiều ngành nghề truyền thống phát triển. Trung bình mỗi năm lĩnh vực cấp GCN đang ký kinh doanh nhận được khoảng hơn hai nghìn hồ sơ, các xã, phường thuộc thị xã đang trên đà đô thị hóa, nhiều tuyến đường mới, hiện đại được mở ra thông suốt với các địa bàn trong thị xã nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao do đó mảng kinh doanh hộ cá thể trên địa bàn ngày càng phát triển, đáp ứng phần nào nhu cầu của nhân dân. Cán bộ, chuyên viên tại bộ phận “Một cửa” thị xã đã luôn làm tốt công tác cấp GCN cho tổ chức, công dân, không để tình trạng hồ sơ quá hạn sảy ra.

Tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hẹn đạt 100%, không có hồ sơ giải quyết quá hẹn.

4.1.4.5. Tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “ Một cửa” trong lĩnh vực tư pháp

Việc thi hành Nghị định 83/1998/NĐ-CP trong giai đoạn 2001-2005 còn nhiều bất cập, các văn bản pháp luật không dự liệu trường hợp thực tế thường xẩy ra nên gây phiền hà cho người dân. Các quy định còn rườm rà, chồng chéo. Nghị định 158/2005/NĐ - CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch ra đời thay thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)