Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 97)

Trong tất cả các bước trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa yếu tố con người đặc biệt quan trọng trong thành công, hiệu quả khi thực hiện cơ chế một cửa này.

Bảng 4.25. Ý kiến đánh giá của cán bộ đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức

Nội dung Số lượng

(n=15)

Tỷ lệ (%) Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chế đô đãi ngộ

+ Tốt 10 66,66

+ Trung bình 3 20

+ Chưa tốt 2 13,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Từ kết quả điểu tra, khảo sát ta thấy có 13,33,0% ý kiến đánh giá chưa tốt, 20% ý kiến đánh giá trung bình và 66,66% đánh giá tốt.

UBND thị xã Từ Sơn xây dựng kế hoạch đào tạo cho cán bộ, công chức, nhưng việc đào tạo, không thực sự có hiệu quả, các lớp chưa thực sự chuyên sâu, đúng trọng tâm cho công tác một cửa. Chế độ đãi ngộ chưa thực sự đúng mức, dẫn đến tình trạng một số cán bộ làm cho xong việc. Cán bộ làm công tác tại bộ phận một cửa, do chỉ chuyên môn về một công việc nhận, hướng dẫn hồ sơ, trả kết quả, nên sau này khó được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ đãi ngộ chưa thực sự được chú trọng, quan tâm điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ khi cán bộ, công chức hướng dẫn hồ sơ, giải quyết, xử lý, nhận hồ sơ của công dân và thái độ khi giao tiếp còn hạn chế dễ gây bức xúc cho người dân. Việc cán bộ có trình độ, chuyên môn chưa tốt việc thụ lý, giải quyết hồ sơ chậm trả kết quả, lúng túng trong xử lý công việc. UBND thị xã cần quan tâm đến việc nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ, công chức, có chế độ đãi ngộ phù hợp để việc thực hiện cơ chế một cửa trong cải cách thủ tục hành chính thực sự có hiệu quả, làm cho người dân hài lòng từ bước nộp hồ sơ đến việc nhận kết quả.

Sau khi thực hiện cơ chế một cửa thì thời gian giải quyết nhanh hơn, số lượng giấy tờ, hồ sơ, chi phí thời gian ít hơn, việc công khai TTHC đầy đủ và thuận tiện cho người dân đến giải quyết thủ tục hành chính do không phải đi lại nhiều, đến một nơi để nộp hồ sơ và nhận kết quả thay vì trước đây phải đi lại nhiều cơ quan khác nhau, do vậy chi phí và thời gian sẽ ít đi rất nhiều, số lượng hồ sơ được giải quyết tăng nhiều hơn khi chưa thực hiện một cửa. Việc thực hiện theo cơ chế một cửa buộc phải niêm yết công khai hồ sơ, quy trình, thành phần hồ sơ... tại bộ phận một cửa để người dân tiện theo dõi, kiểm tra và chuẩn bị hồ sơ. Qua đó ta thấy việc thực hiện cơ chế một cửa là biện pháp hữu hiệu để cải cách thủ tục hành chính, nhằm giải tỏa những bức xúc của người dân. Đã phát huy hiệu quả và nhận được những đánh giá, nhận xét tích cực từ người dân.

* Những mặt đã đạt được

Thực tiễn công tác cải cách thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông qua thời gian hơn 8 năm qua tại thị xã đã cho thấy đây là cơ chế đúng đắn, một giải pháp hữu hiệu để cải cách hành chính, xây dựng cơ quan hành chính trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, đem lại nhiều thuận lợi cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã phát huy được hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền thị xã. Thông qua việc cải cách hành chính, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ngày một nâng lên. Phương thức, lề lối làm việc, cơ chế phối hợp trong giải quyết công việc của các cơ quan chuyên môn, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được chuyển biến rõ nét, hiệu quả, kỷ cương, kỷ luật hành chính có nhiều chuyển biến tích cực.

Tổ chức bộ máy chính quyền từ quận đến phường được củng cố, kiện toàn theo hướng tinh gọn, phân công, phận nhiệm rõ người, rõ việc. Công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cơ bản đi vào nề nếp, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn ngày càng cao.

Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân cũng được tiến hành đồng bộ và hiệu quả hơn, xóa bỏ được tình trạng ứ đọng đơn thư khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài như trước đây.

kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết công việc, vừa khắc phục được tình trạng tham nhũng, quan liêu của một số cán bộ, công chức thái hóa phẩm chất, lợi dụng chính sách tài chính đó mà ăn chặn tiền của công dân. Nạn sách nhiễu nhân dân từ đó cũng được hạn chế.

Thủ tục hành chính, quy trình giải quyết, phí và lệ phí được công khai; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, thời gian giải quyết và mối quan hệ phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan; của cán bộ, công chức, góp phần giảm bớt chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm.

Quy trình giải quyết công việc được tổ chức khoa học, chặt chẽ, giúp lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có điều kiện kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ; mặt khác tạo điều kiện khuyến khích sự phấn đấu vươn lên của từng cán bộ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc giải quyết các yêu cầu của tổ chức, công dân hầu hết được thông qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, có phiếu tiếp nhận hồ sơ, sổ ghi chép và hẹn ngày trả kết quả tạo sự an tâm cho người dân, góp phần làm giảm đáng kể số lượng đơn khiếu nại liên quan đến công tác giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân do cơ quan hành chính thực hiện. Việc thực hiện cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã giúp cho các cán bộ, công chức nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với công việc, làm thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức trong việc giải quyết công việc cho nhân dân, từ bỏ thái độ cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu và thay vào đó là thái độ nghiêm túc và tận tình đối với công việc của nhân dân. Nhân dân qua đó có thể kiểm tra, đánh giá được phẩm chất, năng lực của cán bộ, từ đó có thể đóng góp ý kiến hay kiến nghị về phẩm chất đạo đức của người cán bộ. Từ thực tiễn giải quết công việc cho cá nhân, tổ chức đã phát hiện và loại bỏ được các công đoạn không cần thiết, các quy định rườm rà, không hợp lý, các điều kiện về hồ sơ được đơn giản; thời gian giải quyết được rút ngắn so với quy định (ví dụ như cải chính hộ tịch, cấp giấy chứng nhận đăng ký khai sinh, đăng ký hộ khẩu thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế, cấp giấy đăng ký kinh doanh,...).

* Lợi ích đạt được đối với tổ chức, công dân

Các quy trình thủ tục, các khoản phí, lệ phí rõ ràng, công khai được niêm yết tại nơi tiếp dân đã giúp người dân có được một tâm trạng thoải mái, giải tỏa được những thắc mắc do sự thiếu minh bạch, không rõ ràng trước đây, giảm bớt tình trạng nhũng nhiễu của đội ngũ công chức. Đồng thời tạo sự gần gũi hơn giữa

cơ quan nhà nước với nhân dân, tạo điều kiện cho người dân được tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước.

Việc quy định rút ngắn thời hạn giải quyết hồ sơ đã giúp cho người dân tránh được sự tốn kém về thời gian, chi phí. Điều này không những đem lại lòng tin của nhân dân vào cơ quan công quyền mà còn là yếu tố thể hiện phong cách và ý thức phục vụ nhân dân của cơ quan nhà nước.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong thực hiện TTHC đã giúp người dân có thể ở nhà vẫn thực hiện được các yêu cầu giải quyết công việc của mình.

Tóm lại, thực hiện mô hình một cửa, một cửa liên thông là đúng đắn, phù

hợp với chủ trương cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan Nhà nước, đồng thời nó đã góp phần mở ra hướng nghiên cứu mới làm phong phú thêm về mặt lý luận, phương pháp tư duy đổi mới cơ chế cũng như biện pháp giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn của công cuộc cải cách hành chính.

Trên đây là những ưu điểm cơ bản đạt được của thị xã Từ Sơn trong công cuộc cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng.

* Những mặt hạn chế

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác cải cách thủ tục hành chính của thị UBND thị xã Từ Sơn cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Việc rà soát TTHC tuy đã được các cơ quan, đơn vị thường xuyên thực hiện, nhưng đôi khi vẫn mang tính hình thức, chưa kịp thời phát hiện và kiến nghị cấp có thẩm quyền đối với các TTHC hết hiệu lực, các TTHC không phù hợp, các TTHC phải chỉnh sửa, bổ sung, thay thế, hay hủy bỏ.

Công tác chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện ở một số cơ quan, đơn vị, UBND xã, phường còn thiếu kiên quyết, công tác phối hợp thực hiện giữa các cơ quan đơn vị còn chưa đồng bộ, hiệu quả. Bên cạnh đó việc thanh tra, kiểm tra còn chưa được thực hiện thường xuyên, hoặc có thực hiện nhưng mang tính hình thức, không có tính nghiêm minh. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp sai phạm đôi khi còn chưa thực sự nghiêm khắc, cả nể, dẫn đến kỷ cương, kỷ luật hành chính tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực những nhiều khi còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức và cả người đứng đầu ở một số đơn vị về công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách TTHC còn chưa đầy đủ, dẫn đến chưa quan tâm thực hiện đúng mức, hiệu quả đạt được thấp.

Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức chưa được đồng đều, nhiều vị trí công việc còn yếu, đặc biệt là công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, công chức trực tiếp thụ lý hồ sơ, dẫn đến giải quyết công việc còn máy móc, thụ động, không có khả năng tham mưu, tổng hợp, kiến nghị đề xuất những sáng kiến, kinh nghiệm, phát hiện những vẫn đề còn khó khăn, bất cập, đề xuất những biện pháp khắc phục, thực hiện. Bên cạnh đó một số cán bộ, công chức còn chưa làm hết trách nhiệm của mình, việc hướng dẫn người dân chưa tận tình, chu đáo, thái độ còn hạch sách, gây phiền hà, vẫn còn tình trạng người dân phải đi lại nhiều lần bổ sung hồ sơ, vẫn còn tình trạng các phòng chuyên môn thụ lý hồ hồ sơ còn chậm trễ, quá hạn chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà…

Việc phối hợp trong thực hiện các TTHC liên thông giữa các cơ quan nhà nước còn chưa được chặt chẽ, chậm trễ, đôi thi còn chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình, nhất là đối với các cơ quan phối hợp thực hiện TTHC liên thông.

Mặc dù tỉnh và thị xã đã có gắng tập trung đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND thị xã và UBND các xã, phường nhưng một số xã, phường Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả vẫn chưa đảm bảo về diện tích tối thiểu 40m2 theo quy định, các trang thiết bị tin học ở một số phường còn thiếu chưa đáp ứng theo quy định.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của cơ quan nhà nước,đặc biệt trong thực hiện thủ tục hành chính còn chậm, thiếu quy hoạch tổng thể, đầu tư còn mang tính nhỏ lẻ, chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả thấp, mới chỉquan tâm đầu tư, thực hiện các ứng dụng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, mà chưa hướng đến các dịch vụ, các tiện ích phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đối với cấp xã, phường công chức công tác tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chủ yếu là công chức Văn phòng - thống kê trực thuộc UBND xã, phường cho nên khi tiếp nhận và hướng dẫn hồ sơ hành chính đặc biệt liên quan đến các

lĩnh vực đô thị, môi trường, địa chính có phần năng lực còn hạn chế, do đó nhiều khi hướng dẫn chưa đúng, chưa đầy đủ, làm người dân phải đi lại nhiều lần.

Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông gắn với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO bước đầu đã tạo sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu trong tình hình nhiệm vụ mới cần có sự vào cuộc nghiêm túc và quyết liệt hơn từ phía cơ quan quản lý.

Chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác tiếp dân, cán bộ làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn chưa được quan tâm đúng mức. Hậu quả của nhược điểm trên là gây khó khăn, tốn kém cả về thời gian, tiền bạc, cơ hội cho người dân và doanh nghiệp và cho chính cả cơ quan nhà nước; làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, gây trở ngại cho việc giao lưu và hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài; gây ra tệ cửa quyền, bệnh giấy tờ trong hệ thống cơ quan hành chính, là điều kiện thuận lợi cho nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí phát sinh, hoành hành.

* Nguyên nhân của những hạn chế trên

Những hạn chế tồn tại trong công tác cải cách TTHC hành chính nêu trên có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan xong xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, qua nhiều lần rà soát, đánh giá tác động của TTHC, hiện nay số

lượng TTHC phải giải quyết ở cấp thị xã, cấp xã, phường còn quá nhiều, bên cạnh đó việc thường xuyên sửa đổi, bổ sung, thay thế, thay thế một phần các TTHC làm cho chính các cơ quan nhà nước cũng khó kiểm soát, thống kê và thực hiện, người dân thì khó theo dõi, cập nhật. Thủ tục hành chính thiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tuỳ tiện. Bên cạnh đó, việc ban hành thủ tục hành chính có lúc, có nơi còn tuỳ tiện, kể cả ban hành "giấy phép con"; thủ tục hành chính yêu cầu có điều kiện còn quá nhiều gây khó khăn cho người dân khi thực hiện.

Thứ hai: Việc phân cấp trong công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập,

chồng chéo:

Việc phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền ở địa phương chưa hợp lý, chưa xuất phát từ lợi ích của người dân, của doanh nghiệp. Dẫn đến nhiều công việc địa phương làm tốt, thuận lợi cho nhân dân thì không được trao quyền.

Nhiều ngành, nhiều cấp cùng tham gia quản lý một lĩnh vực, dẫn đến có nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính, hay một thủ tục hành chính có nhiều cơ quan cùng tham gia thực hiện. Nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia giải quyết một công việc, dẫn đến tình trạng chồng chéo, khó thực hiện. 4.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC TTHC THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND THỊ XÃ TỪ SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)