STT Chỉ tiêu Năm 2013 (Triệu đồng) Năm 2014 (Triệu đồng) Năm 2015 (Triệu đồng) Năm 2016 (Triệu đồng) So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 2016/2015 1 Lương hưu 95.715 101.580 116.828 120.716 106,1 115,0 103,3 2 Mất sức lao động 7.912 7.350 7.280 7.135 92,9 99,0 98,0 3 Trợ cấp TNLĐ-BNN 486 458 526 558 94,2 114,8 106,1 4 Trợ cấp phục vụ TNLĐ-BNN 28 26 40 30 92,9 153,8 75,0 5 Trợ cấp cán bộ xã, QĐ91, QĐ613 1.366 1.480 1.672 1.761 108,3 113,0 105,3 6 Trợ cấp tuất ĐSCB 4.078 3.777 4.029 5.163 92,6 106,7 128,1 7 Bảo hiểm xã hội một lần 4.346 4.425 5.089 7.423 101,8 115,0 145,9 8 Trợ cấp lần đầu khi nghỉ hưu 648 801 921 1.383 123,6 115,0 150,2 9 Trợ cấp mai táng phí 1.112 823 966 1.092 74,0 117,4 113,0 10 Trợ cấp tuất một lần 903 1.000 1.129 928 110,7 112,9 82,2 11 Trợ cấp khu vực một lần 25 4 4 25 16,0 100,0 625,0 13 Ốm đau 688 644 708 915 93,6 109,9 129,2 14 Thai sản 6.776 12.815 15.097 16.582 189,1 117,8 109,8 15 Dưỡng sức phục hồi sức khỏe 518 517 569 1.071 99,8 110,1 188,2
Nguồn: BHXH huyện Bình Giang (2013b, 2014b, 2015b, 2016b)
Việc lập dự toán chi BHXH cần bám vào đặc thù của từng loại chế độ cũng như tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn để dự đoán được tình hình tăng giảm người hưởng từ đó lập dự toán chi BHXH cho phù hợp và sát thực. Tuy vậy một số chế độ phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp trên địa bàn và các vùng lân cận như chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK, chế độ BHXH một lần thì khó có thể đưa ra dự toán sát thực và BHXH huyện thường phải báo cáo BHXH tỉnh để điều chỉnh kế hoạch, bổ sung kinh phí đảm bảo nguyên tắc chi kịp thời cho người thụ hưởng.
Theo bảng Dự toán chi BHXH tại huyện Bình Giang ở trên ta thấy không phải chỉ tiêu nào số năm sau cũng cao hơn năm trước như thường thấy, bởi mỗi loại chế độ có đặc thù riêng về điều kiện hưởng, mức hưởng và chế độ hiện hành của Nhà nước. Với mục chi lương hưu có hai loại đối tượng đó là người hưởng lương hưu trước năm 1995 (trước khi ngành BHXH được thành lập) do nguồn ngân sách đảm bảo và người hưởng lương hưu từ năm 1995 trở lại đây. Người hưởng lương hưu trước năm 1995 thường ở độ tuổi đã cao nên số lượng giảm nhiều và không tăng, người hưởng lương hưu từ năm 1995 trở lại đây thường tăng nhiều, giảm ít. Vì vậy khi lập dự toán mặc dù đã tính đến chính sách tăng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng của Nhà nước nhưng số tiền vẫn không tăng lên đáng kể, tỷ lệ tăng năm trước so với năm sau chỉ từ 3,3% đến 6,6%. Riêng năm 2015 dự toán cao, tăng 15% vì dự kiến đối tượng đủ điều kiện 20 năm tham gia BHXH đã hết tuổi lao động về hưu nhiều.
Giống như đối tượng hưởng lương hưu từ trước năm 1995, người hưởng chế độ mất sức lao động, công nhân cao su, nghỉ mất sức theo Quyết định 91 sẽ giảm dần qua các năm bởi chỉ có phát sinh giảm do chết, chuyển đi mà chỉ tăng do chuyển đến, không phát sinh tăng do duyệt mới do chính sách đã được điều chỉnh, các chế độ trên không còn nữa.
Với các mục chi khác hầu như đều lập dự toán năm sau cao hơn năm trước, đáng chú ý là dự toán chi một lần năm 2016 tăng vọt so với năm 2015 là 45,9%, chi thai sản dự toán năm 2014 tăng nhiều so với năm 2013 là 89,1% vì dự kiến trước tình hình chi của hai chế độ này khi thay đổi theo sự điều chỉnh chính sách của Nhà nước. Trợ cấp BHXH một lần năm 2016 thực hiện theo Luật BHXH mới sẽ có cách tính trợ cấp mới có lợi hơn cho người lao động đối với những người có thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở về đây. Mặt
khác cũng do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên thu hẹp quy mô sản xuất nên tỷ lệ người lao động không tiếp tục tham gia BHXH mà thanh toán trợ cấp một lần cũng tăng lên. Đối với chế độ thai sản, Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013 đã cho phép lao động nữ khi sinh con được nghỉ 6 tháng (thay vì 4 tháng như luật cũ). Vì vậy mà chế độ BHXH đối với lao động nữ nghỉ sinh con cũng được điều chỉnh theo, từ chỗ được hưởng 4 tháng trợ cấp thai sản tăng lên 6 tháng trợ cấp BHXH. Do đó ngoài việc dự kiến số lượng người hưởng tăng còn phải tỉnh cả phần tăng tiền hưởng lên 50% so với năm cũ khi lập dự toán.
Hộp 4.1. Đánh giá của cán bộ BHXH về công tác lập dự toán chi BHXH của BHXH huyện Bình Giang
Phỏng vấn 05 cán bộ làm công tác quản lý chi BHXH của huyện Bình Giang: - Có 2/5 ý kiến đánh giá rất tốt về chỉ tiêu dự toán chi BHXH của BHXH huyện Bình Giang đây đủ các hạng mục theo quy định, 3/5 ý kiến đánh giá chỉ tiêu dự toán chi BHXH của BHXH huyện Bình Giang đây đủ các hạng mục là tốt.
- Về chỉ tiêu dự toán sát với thực hiện chi BHXH tại huyện Bình Giang thì đánh giá rất tốt: 0 có ý kiến nào, tốt: 2/5 ý kiến, trung bình: 3/5 ý kiến đánh giá.
- Các ý kiến đánh giá rất cao về chỉ tiêu dự toán có đầy đủ hạng mục theo quy định của dự toán chi BHXH tại huyện Bình Giang. Tuy nhiên tính sát với thực hiện chi BHXH lại không được đánh giá cao, nguyên nhân chủ yếu là do số lượng người hưởng và số tiền chi lương hưu và trợ cấp BHXH biến động ngoài tầm kiểm soát của BHXH huyện, sự biến động này hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình sức khỏe, tuổi thọ, tâm lý của người lao động, sự điều chỉnh chính sách của Nhà nước...
Nguồn: Thông tin thu thập từ phiếu điều tra (2016) Một đặc thù trong lập dự toán chi BHXH là khó có thể sát với thực hiện chi BHXH vì phần lớn số chi BHXH thực hiện bị ảnh hưởng của yếu tố khách quan. Vì vậy số chi BHXH được theo dõi, tổng hợp báo cáo cấp trên hàng tháng để căn cứ vào đó điều chỉnh dự toán, cấp bổ sung kinh phí hàng tháng kịp thời.
Như vậy, mặc dù một số chỉ tiêu có sự chênh lệch khá nhiều giữa dự toán và thực hiện nhưng nhìn chung công tác lập dự toán chi BHXH của Bảo hiểm xã hội huyện Bình Giang vẫn được đánh giá khá cao.
4.1.3.2. Thực trạng thực hiện quản lý chi BHXH a. Quản lý người hưởng chế độ BHXH
Để quản lý người hưởng chế độ BHXH, BHXH huyện phân loại thành người hưởng chế độ ngắn hạn và dài hạn. Người hưởng chế độ ngắn hạn là những người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK; người hưởng chế độ dài hạn là những người hưởng chế độ do nguồn Ngân sách nhà nước, quỹ hưu trí tử tuất, quỹ tai nạn lao động chi trả.