Thực trạng công tác quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 64 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện Bình Giang, tỉnh

4.1.3. Thực trạng công tác quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang

4.1.3.1. Thực trạng công tác lập dự toán chi BHXH

Công tác lập dự toán được thực hiện hằng năm. Căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện năm trước, ước thực hiện năm báo cáo của huyện, tháng 7 hằng năm BHXH huyện lập dự toán chi BHXH của năm sau chuyển BHXH tỉnh phê duyệt và tổng hợp toàn tỉnh, lập dự toán trình BHXH Việt Nam. Sau khi BHXH Việt Nam phê duyệt, BHXH tỉnh giao kế hoạch chi BHXH cho BHXH huyện. Trong quá trình thực hiện dự toán nếu số chi vượt quá dự toán ban đầu, Bảo hiểm xã hội huyện báo cáo kịp thời BHXH tỉnh để điều chỉnh dự toán và cấp bổ sung kinh phí kịp thời cho BHXH huyện nhằm đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng.

Bảng 4.4. Dự toán chi BHXH tại BHXH huyện Bình Giang STT Chỉ tiêu STT Chỉ tiêu Năm 2013 (Triệu đồng) Năm 2014 (Triệu đồng) Năm 2015 (Triệu đồng) Năm 2016 (Triệu đồng) So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 2016/2015 1 Lương hưu 95.715 101.580 116.828 120.716 106,1 115,0 103,3 2 Mất sức lao động 7.912 7.350 7.280 7.135 92,9 99,0 98,0 3 Trợ cấp TNLĐ-BNN 486 458 526 558 94,2 114,8 106,1 4 Trợ cấp phục vụ TNLĐ-BNN 28 26 40 30 92,9 153,8 75,0 5 Trợ cấp cán bộ xã, QĐ91, QĐ613 1.366 1.480 1.672 1.761 108,3 113,0 105,3 6 Trợ cấp tuất ĐSCB 4.078 3.777 4.029 5.163 92,6 106,7 128,1 7 Bảo hiểm xã hội một lần 4.346 4.425 5.089 7.423 101,8 115,0 145,9 8 Trợ cấp lần đầu khi nghỉ hưu 648 801 921 1.383 123,6 115,0 150,2 9 Trợ cấp mai táng phí 1.112 823 966 1.092 74,0 117,4 113,0 10 Trợ cấp tuất một lần 903 1.000 1.129 928 110,7 112,9 82,2 11 Trợ cấp khu vực một lần 25 4 4 25 16,0 100,0 625,0 13 Ốm đau 688 644 708 915 93,6 109,9 129,2 14 Thai sản 6.776 12.815 15.097 16.582 189,1 117,8 109,8 15 Dưỡng sức phục hồi sức khỏe 518 517 569 1.071 99,8 110,1 188,2

Nguồn: BHXH huyện Bình Giang (2013b, 2014b, 2015b, 2016b)

Việc lập dự toán chi BHXH cần bám vào đặc thù của từng loại chế độ cũng như tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn để dự đoán được tình hình tăng giảm người hưởng từ đó lập dự toán chi BHXH cho phù hợp và sát thực. Tuy vậy một số chế độ phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp trên địa bàn và các vùng lân cận như chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK, chế độ BHXH một lần thì khó có thể đưa ra dự toán sát thực và BHXH huyện thường phải báo cáo BHXH tỉnh để điều chỉnh kế hoạch, bổ sung kinh phí đảm bảo nguyên tắc chi kịp thời cho người thụ hưởng.

Theo bảng Dự toán chi BHXH tại huyện Bình Giang ở trên ta thấy không phải chỉ tiêu nào số năm sau cũng cao hơn năm trước như thường thấy, bởi mỗi loại chế độ có đặc thù riêng về điều kiện hưởng, mức hưởng và chế độ hiện hành của Nhà nước. Với mục chi lương hưu có hai loại đối tượng đó là người hưởng lương hưu trước năm 1995 (trước khi ngành BHXH được thành lập) do nguồn ngân sách đảm bảo và người hưởng lương hưu từ năm 1995 trở lại đây. Người hưởng lương hưu trước năm 1995 thường ở độ tuổi đã cao nên số lượng giảm nhiều và không tăng, người hưởng lương hưu từ năm 1995 trở lại đây thường tăng nhiều, giảm ít. Vì vậy khi lập dự toán mặc dù đã tính đến chính sách tăng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng của Nhà nước nhưng số tiền vẫn không tăng lên đáng kể, tỷ lệ tăng năm trước so với năm sau chỉ từ 3,3% đến 6,6%. Riêng năm 2015 dự toán cao, tăng 15% vì dự kiến đối tượng đủ điều kiện 20 năm tham gia BHXH đã hết tuổi lao động về hưu nhiều.

Giống như đối tượng hưởng lương hưu từ trước năm 1995, người hưởng chế độ mất sức lao động, công nhân cao su, nghỉ mất sức theo Quyết định 91 sẽ giảm dần qua các năm bởi chỉ có phát sinh giảm do chết, chuyển đi mà chỉ tăng do chuyển đến, không phát sinh tăng do duyệt mới do chính sách đã được điều chỉnh, các chế độ trên không còn nữa.

Với các mục chi khác hầu như đều lập dự toán năm sau cao hơn năm trước, đáng chú ý là dự toán chi một lần năm 2016 tăng vọt so với năm 2015 là 45,9%, chi thai sản dự toán năm 2014 tăng nhiều so với năm 2013 là 89,1% vì dự kiến trước tình hình chi của hai chế độ này khi thay đổi theo sự điều chỉnh chính sách của Nhà nước. Trợ cấp BHXH một lần năm 2016 thực hiện theo Luật BHXH mới sẽ có cách tính trợ cấp mới có lợi hơn cho người lao động đối với những người có thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở về đây. Mặt

khác cũng do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên thu hẹp quy mô sản xuất nên tỷ lệ người lao động không tiếp tục tham gia BHXH mà thanh toán trợ cấp một lần cũng tăng lên. Đối với chế độ thai sản, Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013 đã cho phép lao động nữ khi sinh con được nghỉ 6 tháng (thay vì 4 tháng như luật cũ). Vì vậy mà chế độ BHXH đối với lao động nữ nghỉ sinh con cũng được điều chỉnh theo, từ chỗ được hưởng 4 tháng trợ cấp thai sản tăng lên 6 tháng trợ cấp BHXH. Do đó ngoài việc dự kiến số lượng người hưởng tăng còn phải tỉnh cả phần tăng tiền hưởng lên 50% so với năm cũ khi lập dự toán.

Hộp 4.1. Đánh giá của cán bộ BHXH về công tác lập dự toán chi BHXH của BHXH huyện Bình Giang

Phỏng vấn 05 cán bộ làm công tác quản lý chi BHXH của huyện Bình Giang: - Có 2/5 ý kiến đánh giá rất tốt về chỉ tiêu dự toán chi BHXH của BHXH huyện Bình Giang đây đủ các hạng mục theo quy định, 3/5 ý kiến đánh giá chỉ tiêu dự toán chi BHXH của BHXH huyện Bình Giang đây đủ các hạng mục là tốt.

- Về chỉ tiêu dự toán sát với thực hiện chi BHXH tại huyện Bình Giang thì đánh giá rất tốt: 0 có ý kiến nào, tốt: 2/5 ý kiến, trung bình: 3/5 ý kiến đánh giá.

- Các ý kiến đánh giá rất cao về chỉ tiêu dự toán có đầy đủ hạng mục theo quy định của dự toán chi BHXH tại huyện Bình Giang. Tuy nhiên tính sát với thực hiện chi BHXH lại không được đánh giá cao, nguyên nhân chủ yếu là do số lượng người hưởng và số tiền chi lương hưu và trợ cấp BHXH biến động ngoài tầm kiểm soát của BHXH huyện, sự biến động này hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình sức khỏe, tuổi thọ, tâm lý của người lao động, sự điều chỉnh chính sách của Nhà nước...

Nguồn: Thông tin thu thập từ phiếu điều tra (2016) Một đặc thù trong lập dự toán chi BHXH là khó có thể sát với thực hiện chi BHXH vì phần lớn số chi BHXH thực hiện bị ảnh hưởng của yếu tố khách quan. Vì vậy số chi BHXH được theo dõi, tổng hợp báo cáo cấp trên hàng tháng để căn cứ vào đó điều chỉnh dự toán, cấp bổ sung kinh phí hàng tháng kịp thời.

Như vậy, mặc dù một số chỉ tiêu có sự chênh lệch khá nhiều giữa dự toán và thực hiện nhưng nhìn chung công tác lập dự toán chi BHXH của Bảo hiểm xã hội huyện Bình Giang vẫn được đánh giá khá cao.

4.1.3.2. Thực trạng thực hiện quản lý chi BHXH a. Quản lý người hưởng chế độ BHXH

Để quản lý người hưởng chế độ BHXH, BHXH huyện phân loại thành người hưởng chế độ ngắn hạn và dài hạn. Người hưởng chế độ ngắn hạn là những người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK; người hưởng chế độ dài hạn là những người hưởng chế độ do nguồn Ngân sách nhà nước, quỹ hưu trí tử tuất, quỹ tai nạn lao động chi trả.

Bảng 4.5. Số người hưởng các chế độ BHXH tại huyện Bình Giang

STT Loại chế độ Năm 2013 (Người) Năm 2014 (Người) Năm 2015 (Người) So sánh 14 /13 (%) 15/14 (%)

1 Hưu quân đội 394 407 413 103 101

2 Hưu công nhân viên chức 1.850 1.882 1.919 102 102 3 Mất sức lao động 470 457 448 97 98 4 Trợ cấp TNLĐ-BNN 59 63 69 107 110 5 Trợ cấp phục vụ TNLĐ-BNN 3 2 3 67 150 6 TC cán bộ xã, QĐ91, QĐ613 37 37 37 100 100 7 Trợ cấp tuất ĐSCB 629 656 686 104 105 8 Bảo hiểm xã hội một lần 692 797 705 115 88 9 Trợ cấp lần đầu khi nghỉ hưu 47 70 128 149 183 10 Trợ cấp mai táng phí 65 75 92 115 123 11 Trợ cấp tuất một lần 41 34 38 83 112 12 Trợ cấp khu vực một lần 2 8 - 13 Trợ cấp Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg 235 - 14 Ốm đau 1.232 1.244 1.408 101 113 15 Thai sản 1.039 1.059 1.087 102 103 16 DSPHSK 299 455 481 152 106 Cộng 6.859 7.473 7.522

Nguồn: BHXH huyện Bình Giang (2013a, 2014a, 2015a) Đối với người hưởng chế độ ngắn hạn chủ yếu chi thông qua người sử dụng

lao động, gắn trách nhiệm của chủ sử dụng lao động trong việc đề nghị giải quyết chế độ BHXH và chi trả tiền trợ cấp cho người lao động từ đó giảm bớt sự lạm dụng quỹ BHXH.

Đối với người hưởng chế độ dài hạn bao gồm người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng và người hưởng chế độ BHXH một lần. Để quản lý người hưởng chế độ hằng tháng, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương đã ký hợp đồng quản lý người hưởng và chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng với Bưu điện tỉnh Hải Dương, theo đó Bưu điện huyện đã phân công mỗi xã, thị trấn có một nhân viên Bưu điện và một Bưu tá xã thực hiện việc quản lý và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng. Bưu tá xã là người địa phương, hằng ngày đi đưa thư báo vì vậy nắm rất rõ về từng người hưởng trên địa bàn, khi có biến động Bưu tá xã đều nắm bắt được kịp thời để báo giảm người hưởng cho BHXH huyện. Ngoài ra, hiện nay Bưu điện huyện đều đã ký văn bản phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn về việc thông báo cho nhân viên Bưu điện kịp thời những người sinh sống trên địa bàn xã, thị trấn từ trần để Bưu điện nắm bắt và báo giảm người hưởng kịp thời. Cùng với việc quản lý người hưởng tại các xã, thị trấn thì phần mềm hỗ trợ việc quản lý người hưởng là không thể thiếu trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Hằng tháng BHXH tỉnh tiếp nhận danh sách báo giảm từ BHXH huyện, tiếp nhận hồ sơ chuyển đến từ tỉnh ngoài, hồ sơ phòng nghiệp vụ mới duyệt để cập nhật vào phần mềm quản lý đảm bảo khoa học, giảm thiểu tối đa sai sót, theo dõi đầy đủ các thời điểm điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, phục vụ yêu cầu quản lý.

Với người hưởng chế độ BHXH một lần được quản lý thông qua cán bộ của các bộ phận nghiệp vụ BHXH huyện. Việc quản lý được thực hiện ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra kiểm soát hồ sơ đảm bảo hồ sơ đúng, đủ thành phần, đúng đối tượng hưởng. Việc kiểm soát hồ sơ vẫn được thực hiện trong quá trình xét duyệt để đảm bảo giải quyết đúng chính sách, đúng đối tượng. Và ngay cả khâu cuối cùng là chi tiền mặt hoặc chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của người hưởng cũng được cán bộ tổ một cửa hoặc kế toán kiểm soát chặt chẽ bằng việc đối chiếu chứng minh thư nhân dân hoặc đơn đề nghị của người hưởng.

Qua bảng 4.6 ta thấy số lượng người hưởng tăng, giảm qua các năm không tuân theo một quy luật nào cả. Năm 2013 số người tăng và giảm tương đương nhau, năm 2014 số người giảm nhiều hơn số người tăng 19,5% và đến năm 2015 thì số người tăng lại nhiều hơn số người giảm 48,6%.

Bảng 4.6. Số lượng người hưởng chế độ BHXH hằng tháng tăng, giảm hằng năm tại huyện Bình Giang

STT Loại chế độ Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tăng Giảm Tăng Giảm Tăng Giảm

1 Hưu quân đội 14 11 20 7 17 11 2 Hưu công nhân viên chức 56 48 102 70 117 80

3 Mất sức lao động 2 29 113 9 4 Trợ cấp TNLĐ-BNN 7 3 5 1 7 1 5 Trợ cấp phục vụ TNLĐ-BNN 1 1 1 6 TC cán bộ xã, QĐ91, QĐ613 7 1 2 2 3 3 7 Trợ cấp tuất ĐSCB 40 31 65 38 72 42 Cộng 126 124 194 232 217 146

Nguồn: BHXH huyện Bình Giang (2013a, 2014a, 2015a) Số lượng người giảm chủ yếu do chết. Đối tượng giảm nhiều chủ yếu tập trung ở đối tượng hưu viên chức, mất sức lao động và tuất định suất cơ bản. Ba đối tượng này năm 2013 chiếm 87%, 2014 chiếm 85% và năm 2015 chiếm 89,7% số người giảm. Đây là những đối tượng thường đã già yếu, hưởng chế độ đã lâu. Số lượng tăng nhiều tập trung ở đối tượng hưu trí và tử tuất. Riêng đối tượng hưu viên chức trong năm 2014, 2015 có số lượng tăng vọt so với năm 2013, còn các đối tượng khác tăng ít hoặc không tăng. Điều này do chính sách của Nhà nước điều chỉnh. Cụ thể: Năm 2016, luật BHXH mới có hiệu lực, theo đó các quy định cụ thể về các chế độ BHXH có sự thay đổi trong đó có quy định về việc trừ tỷ lệ % đối với người giám định sức khỏe đủ điều kiện để nghỉ hưu sớm. Do luật BHXH mới trừ 2%, luật BHXH cũ trừ 1% cho một năm nghỉ hưu trước tuổi nên năm 2104, 2015 có hiện tượng đề nghị hưởng lương hưu sớm để “chạy luật”. Đối tượng tuất ĐSCB phát sinh nhiều là do số lượng người hưởng hưu giảm do chết nhiều nên thân nhân của họ đủ điều kiện hưởng tuất tăng lên. Còn những đối tượng khác hầu như chỉ tăng do chuyển đến, duyệt mới ít hoặc không tăng do chính sách nhà nước không còn chế độ đó nữa.

Từ tháng 7/2013, BHXH huyện Bình Giang thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua hệ thống Bưu điện. Hay nói cách khác Bưu điện huyện là đại diện chi trả cho BHXH huyện có nhiệm vụ quản lý người hưởng trên địa bàn; hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc của người hưởng liên quan đến các chế độ chính sách, thủ tục hành chính khi lập hồ sơ tử tuất, thay đổi thông tin trên thẻ BHYT... của người hưởng. Tuy nhiên công tác quản lý người hưởng của Bưu điện huyện Bình Giang cho đến nay qua điều tra không được người hưởng và cán

bộ BHXH đánh giá cao. Điều này thể hiện qua bảng số liệu điều tra sau:

Bảng 4.7. Đánh giá công tác quản lý đối tượng qua điều tra năm 2016

Chỉ tiêu Số người chọn

(Người)

Tỷ lệ

(%) 1 Quản ký đối tượng hàng tháng

1.1 Rất chặt chẽ 3 7,5 1.2 Tương đối chặt chẽ 25 62,5 1.3 Không chặt chẽ 12 30,0

2 Báo giảm đối tượng

2.1 Kịp thời 4 10,0

2.2 Tương đối kịp thời 30 75,0 2.3 Không kịp thời 6 15,0

3 Hướng dẫn, giải đáp người hưởng về các chế độ, thủ tục hành chính liên quan tới người hưởng

3.2 Chu đáo 4 10,0

3.3 Tương đối chu đáo 26 65,0 3.4 Không chu đáo 10 25,0

4 Hiểu biết về các chính sách BHXH, BHYT liên quan đến người hưởng của người quản lý người hưởng

4.2 Có hiểu biết 8 20,0

4.3 Biết sơ qua 27 67,5

4.4 Không hiểu biết 5 12,5 Nguồn: Thông tin thu thập từ điều tra (2016) Chính sách BHXH cũng như một số chính sách an sinh xã hội khác thường có sự điều chỉnh thay đổi để phù hợp tình hình kinh tế, xã hội của nước ta ở từng thời kỳ. Hơn nữa để cải cách thủ tục hành chính, ngành BHXH đã và đang đơn giản hóa thủ tục vì vậy có sự thay đổi nhiều lần về mẫu biểu trong khi đó nhân viên Bưu điện không được đào tạo chuyên sâu về thực hiện chính sách BHXH,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 64 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)