Nhóm yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 93 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện Bình Giang

4.2.1. Nhóm yếu tố khách quan

4.2.1.1. Sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các vùng lân cận

Trong những năm qua, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện nhà cũng như các huyện thành phố lân cận khá phát triển, các khu, cụm công nghiệp được hình

thành và phát triển đặc biệt là ngành may mặc. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn huyện: tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn người trong độ tuổi lao động, số người tham gia BHXH tăng ... kéo theo số người hưởng trợ cấp BHXH ngắn hạn cũng ngày một tăng và trong tương lai số người hưởng lương hưu hàng tháng cũng tăng nhiều so với hiện nay. Và ngược lại, một số ngành kinh tế gặp khó khăn như điện tử, cơ khí...nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều người lao động bị sa thải trong số họ nhiều người không tiếp tục tham gia BHXH và đề nghị được hưởng chế độ BHXH một lần. Điều này thể hiện rõ ở bảng 4.5: năm 2014, 2015 số người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK tăng từ 1 đến 13% so với năm 2013; Số người hưởng BHXH một lần năm 2014 tăng 15% so với năm 2013.

4.2.1.2. Sự điều chỉnh chính sách của Nhà nước

Chính sách của Nhà nước thay đổi cụ thể là Luật BHXH thay đổi tác động trực tiếp tới quyền lợi được hưởng của tham gia BHXH. Tại huyện Bình Giang, sự tác này được thể hiện rõ nhất ở những người tham gia BHXH sắp đủ điều kiện để về hưu. Theo Luật BHXH cũ số 71/2006/QH11 những người đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi, tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ bị trừ 1% cho mỗi năm nghỉ trước tuổi theo quy định. Nhưng theo Luật BHXH mới số 58/2014/QH13 thì tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ bị trừ 2% cho mỗi năm nghỉ trước tuổi. Vì vậy trong năm 2014, 2015 số người nghỉ hưu tăng đột biến so với năm 2013. Cụ thể năm 2013 số người hưởng lương hưu tăng trong năm là 56 người, năm 2014 con số này là 102 người tăng 82% so với năm 2013, năm 2015 là 117 người tăng 109% so với năm 2013, tăng 13% so với năm 2014 (Bảng 4.6).

4.2.1.3. Các quy định về chức năng, nhiệm vụ của ngành BHXH

Theo luật BHXH số 58/2014/QH13 cơ quan BHXH được quyền thanh tra chuyên ngành về thu BHXH, BHYT, BHTN chứ không chức năng thanh tra về chi BHXH. Mặt khác chức năng thanh tra chỉ được quy định đến cấp tỉnh, cấp huyện không được quyền thanh tra mà chỉ thực hiện hậu kiểm sau thu, giải quyết chế độ BHXH và hướng dẫn nghiệp vụ. Chính những hạn chế trong quy định về chức năng, nhiệm vụ ngành BHXH nên khi phát hiện những sai phạm về chi BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động (chủ yếu tại các doanh nghiệp) BHXH huyện không thể trực tiếp phạt mà phải trình hồ sơ lên cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết rất mất thời gian, làm giảm tính nóng của vấn đề, nên thường những sai phạm nhỏ chỉ dừng lại ở nhắc nhở hướng dẫn đơn vị lần sau thực hiện

đúng quy định. Mặt khác theo Nghị định số 95/2013/ND-CP, mức phạt đối với các hành vi vi phạm về lĩnh vực BHXH, BHTN còn quá nhẹ nên không đủ sức răn đe doanh nghiệp. Vì vậy, ở một số doanh nghiệp vẫn diễn ra tình trạng chi trợ cấp ốm đau, thai sản, DSPHSK chậm muộn so với quy định cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 93 - 95)