STT Loại chế độ Năm 2013 (Người) Năm 2014 (Người) Năm 2015 (Người) So sánh 14 /13 (%) 15/14 (%)
1 Hưu quân đội 394 407 413 103 101
2 Hưu công nhân viên chức 1.850 1.882 1.919 102 102 3 Mất sức lao động 470 457 448 97 98 4 Trợ cấp TNLĐ-BNN 59 63 69 107 110 5 Trợ cấp phục vụ TNLĐ-BNN 3 2 3 67 150 6 TC cán bộ xã, QĐ91, QĐ613 37 37 37 100 100 7 Trợ cấp tuất ĐSCB 629 656 686 104 105 8 Bảo hiểm xã hội một lần 692 797 705 115 88 9 Trợ cấp lần đầu khi nghỉ hưu 47 70 128 149 183 10 Trợ cấp mai táng phí 65 75 92 115 123 11 Trợ cấp tuất một lần 41 34 38 83 112 12 Trợ cấp khu vực một lần 2 8 - 13 Trợ cấp Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg 235 - 14 Ốm đau 1.232 1.244 1.408 101 113 15 Thai sản 1.039 1.059 1.087 102 103 16 DSPHSK 299 455 481 152 106 Cộng 6.859 7.473 7.522
Nguồn: BHXH huyện Bình Giang (2013a, 2014a, 2015a) Đối với người hưởng chế độ ngắn hạn chủ yếu chi thông qua người sử dụng
lao động, gắn trách nhiệm của chủ sử dụng lao động trong việc đề nghị giải quyết chế độ BHXH và chi trả tiền trợ cấp cho người lao động từ đó giảm bớt sự lạm dụng quỹ BHXH.
Đối với người hưởng chế độ dài hạn bao gồm người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng và người hưởng chế độ BHXH một lần. Để quản lý người hưởng chế độ hằng tháng, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương đã ký hợp đồng quản lý người hưởng và chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng với Bưu điện tỉnh Hải Dương, theo đó Bưu điện huyện đã phân công mỗi xã, thị trấn có một nhân viên Bưu điện và một Bưu tá xã thực hiện việc quản lý và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng. Bưu tá xã là người địa phương, hằng ngày đi đưa thư báo vì vậy nắm rất rõ về từng người hưởng trên địa bàn, khi có biến động Bưu tá xã đều nắm bắt được kịp thời để báo giảm người hưởng cho BHXH huyện. Ngoài ra, hiện nay Bưu điện huyện đều đã ký văn bản phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn về việc thông báo cho nhân viên Bưu điện kịp thời những người sinh sống trên địa bàn xã, thị trấn từ trần để Bưu điện nắm bắt và báo giảm người hưởng kịp thời. Cùng với việc quản lý người hưởng tại các xã, thị trấn thì phần mềm hỗ trợ việc quản lý người hưởng là không thể thiếu trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Hằng tháng BHXH tỉnh tiếp nhận danh sách báo giảm từ BHXH huyện, tiếp nhận hồ sơ chuyển đến từ tỉnh ngoài, hồ sơ phòng nghiệp vụ mới duyệt để cập nhật vào phần mềm quản lý đảm bảo khoa học, giảm thiểu tối đa sai sót, theo dõi đầy đủ các thời điểm điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, phục vụ yêu cầu quản lý.
Với người hưởng chế độ BHXH một lần được quản lý thông qua cán bộ của các bộ phận nghiệp vụ BHXH huyện. Việc quản lý được thực hiện ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra kiểm soát hồ sơ đảm bảo hồ sơ đúng, đủ thành phần, đúng đối tượng hưởng. Việc kiểm soát hồ sơ vẫn được thực hiện trong quá trình xét duyệt để đảm bảo giải quyết đúng chính sách, đúng đối tượng. Và ngay cả khâu cuối cùng là chi tiền mặt hoặc chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của người hưởng cũng được cán bộ tổ một cửa hoặc kế toán kiểm soát chặt chẽ bằng việc đối chiếu chứng minh thư nhân dân hoặc đơn đề nghị của người hưởng.
Qua bảng 4.6 ta thấy số lượng người hưởng tăng, giảm qua các năm không tuân theo một quy luật nào cả. Năm 2013 số người tăng và giảm tương đương nhau, năm 2014 số người giảm nhiều hơn số người tăng 19,5% và đến năm 2015 thì số người tăng lại nhiều hơn số người giảm 48,6%.
Bảng 4.6. Số lượng người hưởng chế độ BHXH hằng tháng tăng, giảm hằng năm tại huyện Bình Giang
STT Loại chế độ Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tăng Giảm Tăng Giảm Tăng Giảm
1 Hưu quân đội 14 11 20 7 17 11 2 Hưu công nhân viên chức 56 48 102 70 117 80
3 Mất sức lao động 2 29 113 9 4 Trợ cấp TNLĐ-BNN 7 3 5 1 7 1 5 Trợ cấp phục vụ TNLĐ-BNN 1 1 1 6 TC cán bộ xã, QĐ91, QĐ613 7 1 2 2 3 3 7 Trợ cấp tuất ĐSCB 40 31 65 38 72 42 Cộng 126 124 194 232 217 146
Nguồn: BHXH huyện Bình Giang (2013a, 2014a, 2015a) Số lượng người giảm chủ yếu do chết. Đối tượng giảm nhiều chủ yếu tập trung ở đối tượng hưu viên chức, mất sức lao động và tuất định suất cơ bản. Ba đối tượng này năm 2013 chiếm 87%, 2014 chiếm 85% và năm 2015 chiếm 89,7% số người giảm. Đây là những đối tượng thường đã già yếu, hưởng chế độ đã lâu. Số lượng tăng nhiều tập trung ở đối tượng hưu trí và tử tuất. Riêng đối tượng hưu viên chức trong năm 2014, 2015 có số lượng tăng vọt so với năm 2013, còn các đối tượng khác tăng ít hoặc không tăng. Điều này do chính sách của Nhà nước điều chỉnh. Cụ thể: Năm 2016, luật BHXH mới có hiệu lực, theo đó các quy định cụ thể về các chế độ BHXH có sự thay đổi trong đó có quy định về việc trừ tỷ lệ % đối với người giám định sức khỏe đủ điều kiện để nghỉ hưu sớm. Do luật BHXH mới trừ 2%, luật BHXH cũ trừ 1% cho một năm nghỉ hưu trước tuổi nên năm 2104, 2015 có hiện tượng đề nghị hưởng lương hưu sớm để “chạy luật”. Đối tượng tuất ĐSCB phát sinh nhiều là do số lượng người hưởng hưu giảm do chết nhiều nên thân nhân của họ đủ điều kiện hưởng tuất tăng lên. Còn những đối tượng khác hầu như chỉ tăng do chuyển đến, duyệt mới ít hoặc không tăng do chính sách nhà nước không còn chế độ đó nữa.
Từ tháng 7/2013, BHXH huyện Bình Giang thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua hệ thống Bưu điện. Hay nói cách khác Bưu điện huyện là đại diện chi trả cho BHXH huyện có nhiệm vụ quản lý người hưởng trên địa bàn; hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc của người hưởng liên quan đến các chế độ chính sách, thủ tục hành chính khi lập hồ sơ tử tuất, thay đổi thông tin trên thẻ BHYT... của người hưởng. Tuy nhiên công tác quản lý người hưởng của Bưu điện huyện Bình Giang cho đến nay qua điều tra không được người hưởng và cán
bộ BHXH đánh giá cao. Điều này thể hiện qua bảng số liệu điều tra sau: