3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Bình Giang 3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Bình Giang
Nguồn: UBND huyện Bình Giang (2016) Bình Giang là một trong 12 huyện thuộc tỉnh Hải Dương. Bình Giang có quốc lộ 5, quốc lộ 38, chạy qua, cách thành phố Hải Dương 20 km. Huyện có ranh giới giáp với tỉnh Hưng Yên, huyện Thanh Miện, huyện Cẩm Giàng và huyện Gia Lộc. Trước kia Bình Giang sáp nhập với huyện Cẩm Giàng thành huyện Cẩm Bình, sau đó lại tái lập năm 1997. Trung tâm huyện đóng tại thị trấn Kẻ Sặt. Huyện Bình Giang có 01 thị trấn, 17 xã: Thị trấn Kẻ Sặt, Xã Hưng
Thịnh, Xã Vĩnh Tuy, Xã Hùng Thắng, Xã Tráng Liệt, Xã Vĩnh Hồng, Xã Long Xuyên, Xã Tân Việt, Xã Thúc Kháng, Xã Tân Hồng, Xã Bình Minh, Xã Hồng Khê, Xã Thái Học, Xã Cổ Bi, Xã Nhân Quyền, Xã Thái Dương, Xã Thái Hòa, Xã Bình Xuyên. Bình Giang nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Dương, diện tích tự nhiên là 104,7 km2. Phía Bắc giáp huyện Cẩm Giàng, phía Nam giáp huyện Thanh Miện, phía Đông giáp huyện Gia Lộc, phía Tây giáp huyện Ân Thi và Mỹ Hào của tỉnh Hương Yên (UBND huyện Bình Giang, 2016a).
3.1.1.2. Địa hình, đất đai, khí hậu, thời tiết
Bình Giang là huyện nằm gọn trong đồng bằng châu thổ sông Hồng, với diện tích 104,7 km2 do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Khí hậu mang đặc điểm chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ, có đủ 4 mùa khá rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm 250C, các ngày nóng nhiệt độ có thể lên tới 400C, ngày lạnh nhiệt độ thấp đến 50C. Lượng mưa bình quân hàng năm 1.664mm. Độ ẩm bình quân dao động từ 70 - 80% (UBND huyện Bình Giang, 2016a).
3.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội của huyện Bình Giang 3.1.2.1. Tình hình dân số, lao động 3.1.2.1. Tình hình dân số, lao động
a. Về dân số
Theo bảng 3.1 dân số huyện Bình Giang tăng trưởng với tốc độ vừa phải trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 với tỷ lệ tăng dân số bình quân mỗi năm là 1,28%. Trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%. Điều này cho thấy:
Dân số huyện Bình Giang đang ở thời kỳ dân số trẻ có nguồn lao động lớn, đây là một trong những yếu tố nội lực cơ bản, quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương. Dân số tăng trong khi hệ thống hạ tầng kĩ thuật – xã hội của huyện còn thấp kém, chưa đáp ứng được nhu cầu về nhà ở, học hành, đi lại, chăm sóc sức khoẻ, đào tạo nghề của người dân.
Tóm lại, dân số huyện Bình Giang đang trong thời kỳ “dân số vàng”, phần lớn dân số nằm trong độ tuổi lao động. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Bình Giang.
b. Về lao động
Lực lượng lao động trên địa bàn huyện Bình Giang chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số và tăng dần qua 3 năm, cụ thể năm 2013 là 55.870 người và đến năm
2014 tăng lên là 58.452 người, sang đến năm 2015 tăng lên là 109.105 người, bình quân tăng 4,21%. Lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, bình quân mỗi năm giảm 1,66%. Lao động công nghiệp – xây dựng lại tăng khá nhanh từ 11.760 người năm 2013 lên đến 13.841 người năm 2014. Lao động dịch vụ - thương mại chiếm 20,64% (năm 2014), bình quân 12,42%/năm. Điều này chứng tỏ lực lượng lao động đang chuyển dịch theo hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - thương mai góp phần đáp ứng tiềm năng phát triển của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động huyện Bình Giang Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
SL (Người) Cơ cấu (%) SL (Người) Cơ cấu (%) SL (Người) Cơ cấu (%) I. Tổng số nhân khẩu 106.825 100,0 108.245 100,0 109.105 100,0 1. Số người trong độ tuổi lao động 55.870 52,3 58.452 54,0 57.854 53,0 2. Số người ngoài độ tuổi lao động 50.955 47,7 49.793 46,0 51.251 47,0 II. Tổng số lao động 55.870 100,0 58.452 100,0 57.854 100,0 1. Lao động nông nghiệp 33.567 60,1 32.546 55,7 30.591 52,9 2. Lao động công nghiệp - Xây dựng 11.760 21,0 13.841 23,7 12.794 22,1 3. Lao động dịch vụ, thương mại 10.543 18,9 12.065 20,6 14.469 25,0 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bình Giang (2013, 2014, 2015)
3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế huyện Bình Giang, giai đoạn 2013 - 2015 Bình Giang là một huyện chủ yếu là nông nghiệp, đang đẩy nhanh phát triển mạnh dịch vụ, thương mại và công nghiệp.
Năm 2015 thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 140 tỷ 391 triệu đồng (đạt 158,1% so với KH tỉnh giao), bằng 150,6% kế hoạch huyện phấn đấu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 9,7% so với năm 2014. Trong đó sản xuất nông nghiệp tăng 0,2%. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 13,5%. Giá trị thương mại dịch vụ tăng 11,3%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực (Nông nghiệp- Công nghiệp, xây dựng- Thương mại, dịch vụ đạt: 20,9%-43,7%-35,4%).
Thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 giảm 1,4% so với năm 2014 (từ 4,6% xuống 3,2%) (Ủy ban nhân dân huyện Bình Giang, 2016b).
3.1.3. Khái quát chung về cơ quan BHXH huyện Bình Giang
3.1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan BHXH huyện Bình Giang
Cùng với sự ra đời của hệ thống BHXH trong cả nước, ngày 15/7/1995 BHXH huyện Cẩm Bình được thành lập và bắt đầu hoạt động theo Quyết định số 195/QĐ-TCCB của BHXH Hải Hưng. Năm 1997 Chính phủ có quyết định chia tách địa giới hành chính tỉnh Hải Hưng và các huyện, đến tháng 9/1997 BHXH huyện Bình Giang được chia tách ra từ BHXH huyện Cẩm Bình. Bảo hiểm xã hội huyện Bình Giang được thành lập theo Quyết định số 1628/BHXH/QĐ-TCCB ngày 19/9/1997 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hải Dương. Từ tháng 01/2003 thực hiện Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam, BHXH Huyện Bình Giang đã tiếp nhận việc chuyển giao nhân sự, tài sản từ Chi nhánh BHYT huyện Bình Giang sang. (Bảo hiểm xã hội huyện Bình Giang, 2014).
Với nhiệm vụ thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên toàn địa bàn huyện, BHXH huyện Bình Giang từng bước phát triển và tăng nhanh các đối tượng tham gia BHXH, BHYT ở mọi thành phần kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Trong năm 2012 có 2.345 người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, số người có thẻ BHYT là 16.942 người chiếm 56,8% dân số toàn huyện. Tổ chức thu BHXH, BHYT đảm bảo chi trả các chế độ kịp thời, đúng chế độ, đúng đối tượng. Quản lý chặt chẽ và sử dụng quỹ có hiệu quả, đảm bảo bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ trong việc tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT. Riêng số thu BHXH, BHYT bắt buộc năm 2012 là 29.938 triệu đồng đạt 107% kế hoạch BHXH tỉnh giao. Từ khi thành lập (năm 1995) BHXH huyện quản lý thu 16 đơn vị với số lao động tham gia BHXH bắt buộc là 1.143 người đến nay sau 17 năm thành lập BHXH huyện đã quản lý 220 đơn vị tăng 13,75 lần; số lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc là 7.810 người tăng 6,8 lần. (Bảo hiểm xã hội huyện Bình Giang, 2014).
Các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện phân tán không tập trung, hoạt động theo thời vụ, đời sống kinh tế nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Do đó
ảnh hưởng không nhỏ tới công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thu, công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Song với tinh thần đoàn kết, sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, công chức, viên chức BHXH huyện nên hằng năm BHXH huyện đều hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được BHXH tỉnh và UBND huyện giao và được các cấp khen thưởng. Đặc biệt trong năm 2011 đã được UBND tỉnh Hải Dương tặng Cờ thi đua ghi nhận thành tích của tập thể cán bộ, công chức, viên chức BHXH huyện Bình Giang trong những năm vừa qua. (Bảo hiểm xã hội huyện Bình Giang, 2014).
3.1.3.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan BHXH huyện Bình Giang Theo Quyết định số 1414/QĐ- BHXH ngày 04/10/2016 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội xã hội Việt Nam về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, Bảo hiểm xã hội huyện Bình Giang có vị trí, chức năng, nhiệm vụ như sau:
a. Vị trí, chức năng
Bảo hiểm xã hội huyện Bình Giang là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định.
Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện.
Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Trụ sở làm việc của BHXH huyện Bình Giang được đặt tại Khu cơ quan mới thuộc địa bàn xã Tráng Liệt huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương.
b. Nhiệm vụ của BHXH huyện Bình Giang
- Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:
Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia, từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;
Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đại lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;
Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;
Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;
Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.
- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.
- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động, trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Quản lý viên chức, lao động hợp đồng của Bảo hiểm xã hội huyện.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao. 3.1.3.3. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Bình Giang
Cơ cấu tổ chức của cơ quan BHXH huyện Bình Giang được tổ chức như sau: Cơ quan BHXH huyện Bình Giang hiện có 16 CB, CCVC, lao động hợp đồng, có 13 người có trình độ đại học, 03 người có trình độ Thạc sỹ; có 13/16
đồng chí là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan có lập trường, tư tưởng vững vàng, yên tâm công tác, luôn luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đứng đầu cơ quan BHXH huyện Bình Giang là Giám đốc. Giám đốc là người có vị trí cao nhất trong cơ quan BHXH huyện Bình Giang, là người lãnh đạo điều hành chung mọi hoạt động của cơ quan cũng như trực tiếp lãnh đạo cán bộ viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan.
Các Phó giám đốc là những người giúp việc cho Giám đốc BHXH huyện các mảng công việc được phân công, đồng thời chỉ đạo, quản lý các bộ phận nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đã được giao.