Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
a. Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với tài liệu thứ cấp: sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu
như tài liệu về lý luận, thực tiễn trong công tác quản lý chi BHXH; các tài liệu, số liệu thu thập được từ các bộ phận của BHXH huyện...
- Đối với tài liệu sơ cấp: sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp xử lý bằng phần mền Excel, tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận thực tiễn
b. Phương pháp phân tích số liệu:
- Phương pháp thống kê, mô tả:sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… để biết được thực trạng công tác quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
- Phương pháp thống kê so sánh: thông qua phương pháp thống kê so sánh để thấy được sự gia tăng trong các chỉ tiêu nghiên cứu như: sự gia tăng về số lượng người hưởng chế độ BHXH cũng như sự gia tăng về số tiền chi trả qua các thời kỳ, sự gia tăng số tiền, số người phải thu hồi do chi sai...nhằm nắm bắt được thực trạng công tác quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang để từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý
kiến của các lãnh đạo, cán bộ có kinh nghiệm trong công tác quản lý chi BHXH trong những năm qua và định hướng những năm tới.
- Phương pháp phân tích SWOT: Phương pháp này được áp dụng trong
đề tài để thấy được các thuận lợi, khó khăn, những cơ hội và thách thức hiện nay mà BHXH huyện Bình Giang đang gặp phải, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với những tiềm năng và lợi thế của BHXH huyện nhằm tăng cường quản lý chi BHXH trên địa bàn huyện Bình Giang.