Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện
4.3.5. Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, quán triệt tư tưởng, đạo đức nghề
nghiệp cho công chức, viên chức BHXH
a. Cơ sở của giải pháp
Công chức, viên chức BHXH là người trực tiếp tính thu, cho người lao động tham gia BHXH, trực tiếp xét quyệt chế độ BHXH cho người lao động, là
người thực hiện quản lý chi BHXH. Vì vậy công tác quản lý chi BHXH có hiệu quả, chặt chẽ hay không, việc xét quyệt chế độ BHXH có chính xác, đúng người, đúng chế độ hay không phụ thuộc vào trình độ, năng lực, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, viên chức, công chức toàn ngành BHXH. Trong khi những quy định cụ thể trong chính sách BHXH thường xuyên thay đổi, điều chỉnh. Do đó cần thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, quán triệt tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức BHXH.
b. Biện pháp thực hiện
Mỗi khi có sự sửa đổi bổ sung về các quy định cụ thể trong chính sách BHXH, BHXH cấp trên phải tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ để cán bộ, viên chức, công chức trực tiếp thực hiện nghiệp vụ nâng cao kỹ năng làm việc, nắm bắt kịp thời, trao đổi những khó khăn vướng mắc để cùng tháo gỡ. Đồng thời với những cán bộ, viên chức mới vào ngành cần mở lớp đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ cũng như chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của viên chức, công chức ngành BHXH để họ có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, công việc của mình khi vào ngành.
Trong các buổi họp giao ban, họp cơ quan lãnh đạo BHXH huyện cần thường xuyên quán triệt tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, viên chức, công chức trong cơ quan. Có quy chế làm việc, các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật cụ thể trong cơ quan.