Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 55)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: lấy tại BHXH huyện Bình Giang từ các bản báo cáo thực hiện hiện nhiệm vụ năm, báo cáo tổng hợp công tác chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng, báo cáo tăng giảm người hưởng hàng tháng, báo cáo tổng hợp công tác xét duyệt chế độ BHXH... bằng đọc, viết để chọn lọc lấy số liệu thứ cấp cần thiết cho nghiên cứu đề tài.

Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách điều tra, hỏi ý kiến cán bộ làm công tác xét duyệt chế độ BHXH, cán bộ làm công tác quản lý chi trả, người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng, người sử dụng lao động và người lao động hưởng chế độ BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi đã được chuẩn hóa các lĩnh vực phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Bảng 3.4. Bảng số liệu điều tra số mẫu

STT Đối tượng Số mẫu

1 Người lao động hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHKS tại các đơn vị sử dụng lao động

35

2 Nhân viên phụ trách BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động 30 3 Người đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng 30

4 Người hưởng chế độ BHXH một lần 60

5 Cán bộ làm công tác quản lý chi BHXH 5

Cụ thể:

- Căn cứ vào danh sách người hưởng chế độ BHXH hàng tháng, và một lần tác giả sẽ chọn ngẫu nhiên 30 người hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng và 60 người hưởng trợ cấp BHXH một lần tại các xã, thị trấn khác nhau để tiến hành điều tra.

- Căn cứ vào danh sách các đơn vị sử dụng lao động đang tham gia BHXH tại huyện Bình Giang, tác giả sẽ chọn ngẫu nhiên 30 đơn vị để phỏng vấn điều tra nhân viên phụ trách công tác BHXH tại các đơn vị đó. Đồng thời dựa trên danh sách người lao động hưởng chế động ốm đau, thai sản, DSPHSK của 30 đơn vị, tác giả sẽ lại chọn ngẫu nhiên 35 người để điều tra thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài.

- Phỏng vấn bằng phiếu điều tra và phỏng vấn sâu cán bộ làm công tác quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang gồm Phó Giám đốc phụ trách, cán bộ TN và trả kết quả TTHC về lĩnh vực chính sách BHXH, kế toán viên phụ trách chi BHXH, Kế toán trưởng, cán bộ làm công tác xét duyệt chế độ BHXH.

3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu a. Phương pháp xử lý số liệu a. Phương pháp xử lý số liệu

- Đối với tài liệu thứ cấp: sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu

như tài liệu về lý luận, thực tiễn trong công tác quản lý chi BHXH; các tài liệu, số liệu thu thập được từ các bộ phận của BHXH huyện...

- Đối với tài liệu sơ cấp: sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp xử lý bằng phần mền Excel, tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận thực tiễn

b. Phương pháp phân tích số liệu:

- Phương pháp thống kê, mô tả:sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… để biết được thực trạng công tác quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

- Phương pháp thống kê so sánh: thông qua phương pháp thống kê so sánh để thấy được sự gia tăng trong các chỉ tiêu nghiên cứu như: sự gia tăng về số lượng người hưởng chế độ BHXH cũng như sự gia tăng về số tiền chi trả qua các thời kỳ, sự gia tăng số tiền, số người phải thu hồi do chi sai...nhằm nắm bắt được thực trạng công tác quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang để từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý

kiến của các lãnh đạo, cán bộ có kinh nghiệm trong công tác quản lý chi BHXH trong những năm qua và định hướng những năm tới.

- Phương pháp phân tích SWOT: Phương pháp này được áp dụng trong

đề tài để thấy được các thuận lợi, khó khăn, những cơ hội và thách thức hiện nay mà BHXH huyện Bình Giang đang gặp phải, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với những tiềm năng và lợi thế của BHXH huyện nhằm tăng cường quản lý chi BHXH trên địa bàn huyện Bình Giang.

3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá thực trạng công tác quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương:

3.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực thực hiện công tác quản lý chi BHXH -Số lượng, trình độ cán bộ BHXH huyện Bình Giang làm công tác xét duyệt chế độ BHXH.

-Số lượng, trình độ cán bộ BHXH huyện Bình Giang làm công tác chi trả các chế độ BHXH.

-Số lượng, trình độ nhân viên của Đại diện chi trả Bưu điện làm công tác chi trả và quản lý người hưởng.

3.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng chi BHXH

-Số tiền chi trả cho các loại chế độ BHXH qua các năm. -Số tiền thu hồi do chi sai.

-Tỷ lệ gia tăng số tiền chi chế độ BHXH qua các năm. Chỉ tiêu này được tính bởi công thức sau:

Tỷ lệ gia tăng = x 100

-Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch: Chỉ tiêu này nhằm để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch và được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch = x 100

3.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng quản lý chi BHXH -Số lượng người hưởng các chế độ BHXH qua các năm.

- Số lượng người hưởng các chế độ BHXH tăng, giảm qua các năm. -Số người hưởng sai chế độ bị thu hồi trợ cấp.

-Tỷ lệ gia tăng người hưởng chế độ BHXH qua các năm. Chỉ tiêu này được tính bởi công thức sau:

Tỷ lệ gia tăng = Số liệu năm nay - Số liệu năm trước x 100 Số liệu năm trước

Số năm nay - Số năm trước

Số năm trước

Số thực hiện

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG. HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.

4.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện Bình Giang

Sơ đồ 4.1. Bộ máy tổ chức quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017) - Giám đốc: Chịu trách nhiệm toàn diện và cao nhất trước Giám đốc BHXH tỉnh về công tác quản lý chi BHXH.

- Phó Giám đốc: Giúp Giám đốc tổ chức thực hiện, quản lý, điều hành, chỉ

đạo các bộ phận có liên quan về công tác quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang; Chiu trách nhiệm trước Giám đốc BHXH huyện về công tác quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang.

- Bộ phận TN và Trả kết quả TTHC: Thực hiện hướng dẫn người hưởng

lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ BHXH; Tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ theo quy định; Có trách nhiệm thông báo hoặc liên hệ với đại lý Bưu điện huyện thông báo cho người hưởng khi cần thiết; lưu trữ hồ sơ theo phân cấp; chịu trách nhiệm trước Phó Giám đốc về việc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn và nhiệm vụ được giao.

Giám đốc

Phó Giám đốc phụ trách

Bộ phận kế toán Bộ phận Chính sách

Bộ phận TN và Trả TTHC

- Bộ phận chế độ BHXH: Thực hiện xét duyệt, giải quyết các chế độ BHXH theo phân cấp; tham mưu với Phó Giám đốc phụ trách ban hành quyết định hưởng, thu hồi trợ cấp BHXH theo quy định; phối hợp với bộ phận kế toán, Bưu điện huyện quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng, thực hiện giám sát công tác quản lý và chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng, hậu kiểm sau xét duyệt tại các đơn vị sử dụng lao động; xác minh hồ sơ đề nghị hưởng các chế độ BHXH có dấu hiệu nghi vấn; báo cáo Phòng nghiệp vụ chuyên môn theo quy định… chịu trách nhiệm trước Phó Giám đốc về việc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn và nhiệm vụ được giao.

- Bộ phận kế toán: Thực hiện chi trả tiền trợ cấp BHXH cho người hưởng

theo quy định; quyết toán chi lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng với Bưu điện huyện theo quy định; phối hợp với bộ phận kế toán, Bưu điện huyện quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng, thực hiện giám sát công tác quản lý và chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng, hậu kiểm sau xét duyệt tại các đơn vị sử dụng lao động; báo cáo Phòng nghiệp vụ chuyên môn theo quy định…chịu trách nhiệm trước Phó Giám đốc về việc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn và nhiệm vụ được giao.

- Bưu điện huyện: Thực hiện quản lý và chi trả cho người hưởng theo hợp

đồng Bưu điện tỉnh đã ký với BHXH tỉnh.

- Đơn vị sử dụng lao động: Thực hiện lập danh sách đề nghị BHXH huyện

xét duyệt các chế độ BHXH theo đúng quy định về đối tượng hưởng, thời gian lập; thực hiện chi trả trợ cấp BHXH cho người lao động theo quy định; có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH quản lý người hưởng.

4.1.2. Thực trạng chi bảo hiểm xã hội tại huyện Bình Giang 4.1.2.1. Thực trạng chi BHXH hằng tháng tại huyện Bình Giang 4.1.2.1. Thực trạng chi BHXH hằng tháng tại huyện Bình Giang

Bình Giang là một huyện nhỏ, số thu và chi bảo hiểm xã hội hằng năm không lớn. Tuy vậy số người hưởng chế độ BHXH và số tiền chi BHXH hằng năm vẫn gia tăng, đặc biệt trong những năm gần đây.

Qua bảng 4.1 ta thấy số người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hằng tháng đều tăng qua các năm, cụ thể: năm 2014 tăng 62 người tương ứng tăng 1,8% so với năm 2013, năm 2015 tăng 71 người tương ứng tăng 2% so với năm 2014, trong đó người hưởng hưu công nhân viên chức và trợ cấp tuất ĐSCB tăng nhiều qua các năm, cụ thể: người hưởng hưu công nhân viên chức năm 2014 tăng 1,7%

so với năm 2013, năm 2015 tăng 1,9 % so với năm 2014; người hưởng chế độ trợ cấp tuất ĐSCB năm 2014 tăng 4,3% so với năm 2013, năm 2015 tăng 4,6% so với năm 2014. Người hưởng chế độ hằng tháng tăng dẫn đến số tiền chi BHXH hằng tháng cũng tăng, cụ thể: số tiền chi BHXH hằng tháng năm 2014 tăng 6,8 % so với năm 2013, năm 2015 chi tăng so với năm 2014 là 9,95%. Nguyên nhân số người hưởng chế độ trợ cấp tuất hằng tháng có tỷ lệ tăng cao là do hầu hết người hưởng chế độ này là thân nhân của người hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động từ trước năm 1995. Người hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động từ trước năm 1995 đều ở độ tuổi từ 78 đến 90 tuổi, vì thế chiếm tỷ lệ cao trong số những người giảm hưởng chế độ BHXH hằng tháng do chết và người thân nhân của họ được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.

Bảng 4.1. Thực trạng chi BHXH hằng tháng tại huyện Bình Giang

Loại chế độ

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số người (Người) Số tiền (Triệu đồng) Số người (Người) Số tiền (Triệu đồng) Số người (Người) Số tiền (Triệu đồng) 1. Hưu quân đội 394 26.648 407 28.891 413 31.800 2. Hưu công nhân viên chức 1.850 65.706 1.882 70.073 1.919 77.582 3. Mất sức lao động 470 7.261 457 7.341 448 7.720 4. Trợ cấp TNLĐ-BNN 59 417 63 456 69 488 5. Trợ cấp phục vụ TNLĐ-BNN 3 23 2 25 3 34 6. TC cán bộ xã, QĐ91, QĐ613 37 1.369 37 1.417 37 1.553 7. Trợ cấp tuất ĐSCB 629 3.627 656 4.082 686 4.284 Cộng 3.442 105.051 3.504 112.285 3.575 123.461

Nguồn: BHXH huyện Bình Giang (2013a, 2014a, 2015a) Ngoài lý do số tiền chi BHXH hằng tháng tăng do người hưởng tăng còn do chính sách điều chỉnh mức hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH của Chính Phủ ở các năm. Cụ thể: năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của cán bộ xã đã nghỉ việc tăng thêm 9,6% từ ngày 01/7/2013; năm 2015 Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22/01/2015 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của cán bộ xã đã nghỉ việc tăng thêm 8% từ ngày 01/01/2015.

4.1.2.2. Thực trạng chi BHXH một lần tại huyện Bình Giang

Bảo hiểm xã hội huyện đã thực hiện chi BHXH một lần theo phân cấp. Trong những năm gần đây, khi các khu, cụm công nghiệp ở các huyện lân cận phát triển mạnh đã thu hút một lực lượng lao động khá lớn của huyện Bình Giang. Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ lao động tham gia BHXH cũng tăng lên. Tuy nhiên do là huyện thuần nông nên nhận thức về chính sách BHXH còn hạn chế, suy nghĩ chủ yếu chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, điều kiện kinh tế khó khăn nên khi lao động bị nghỉ việc thường thanh toán chế độ BHXH một lần mà không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, BHXH huyện đã thực hiện xét duyệt, ban hành quyết định hưởng BHXH một lần và thực hiện chi trả ngay cho người lao động theo đúng quy trình về thời gian đã quy định.

Đối với những trường hợp hưởng BHXH một lần BHXH tỉnh chuyển danh sách và quyết định hưởng về, BHXH huyện đều thực hiện thông báo và chi cho người hưởng ngay sau khi nhận được danh sách và quyết định theo quy định.

Bảng 4.2. Thực trạng chi BHXH một lần tại huyện Bình Giang

Loại chế độ

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số người (Người) Số tiền (Triệu đồng) Số người (Người) Số tiền (Triệu đồng) Số người (Người) Số tiền (Triệu đồng) 1. Bảo hiểm xã hội một lần 692 4.023 797 5.903 705 6.393 2. Trợ cấp lần đầu khi nghỉ hưu 47 729 70 1.093 128 905 3. Trợ cấp mai táng phí 65 718 75 864 92 1.058 4. Trợ cấp tuất một lần 41 930 34 735 38 1.202 5. Trợ cấp khu vực một lần 2 5 8 22 6. Trợ cấp Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg 235 3.424 Cộng 847 6.405 1.211 12.019 971 9.580 Nguồn: BHXH huyện Bình Giang (2013a, 2014a, 2015a) Qua bảng 4.2 ta thấy năm 2014 có sự tăng vọt về chi BHXH một lần, số người hưởng tăng 364 người tương ứng 43% so với năm 2013, số tiền chi năm 2014 tăng 87,6% so với năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu do có sự ban hành chính sách mới về BHXH của Chính Phủ, cụ thể là Quyết định số 52/2013/QĐ- TTg ngày 30/8/2013 của Thủ tướng Chính Phủ quyết định quy định về trợ cấp

đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu. Sau khi quyết định có hiệu lực 235 giáo viên đã nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/1994 đến 31/05/2011 đủ điều kiện đã được hưởng trợ cấp thâm niên giáo viên một lần đã dẫn tới số chi BHXH một lần năm 2014 tăng vọt so với năm 2013.

Ngoài ra số người hưởng trợ cấp BHXH một lần cũng biến động mạnh không theo quy luật. Năm 2014 số người hưởng tăng 15,2% so với năm 2013, đến năm 2015 giảm 11,5% so với năm 2014. Nguyên nhân bởi số người đề nghị thanh toán BHXH một lần phụ thuộc rất lớn vào tình trạng hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 55)