Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 48 - 51)

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm Trạm Hoà Bình 3.1.1. Đặc điểm Trạm Hoà Bình

Trạm muối Hòa Bình được thành lập ngày 15/10/1985 theo quyết định số 252/TCTMVN của Tổng Công ty muối Việt Nam (nay là Công ty TNHH MTV muối Việt Nam).

Từ bước đầu khai sinh, Trạm đã không ngừng vươn lên bằng chính sức mạnh của mình, Trạm đã ngày càng phát huy vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong ngành muối nói riêng và trong hệ thống doanh nghiệp Nhà nước nói chung. Cùng với sự đóng góp to lớn của lãnh đạo Trạm còn có sự đóng góp của mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong Trạm tạo thành những mắt xích quan trọng. Sự đoàn kết hiệp lực giữa các cá nhân ấy là một trong nhân tố sức mạnh làm cho Trạm ngày càng phồn thịnh.

Là một đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV muối Việt Nam, hạch toán độc lập nhưng có quan hệ mật thiết với Công ty về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng , tiêu thụ, dịch vụ thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị hoạt động kinh doanh nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác kinh doanh nhằm nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên cũng như toàn Công ty.

Chức năng nhiệm vụ

Hai nhiệm vụ mà Trạm muối Hòa Bình phải thực hiện đó là đảm bảo hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả về mặt kinh tế. Tưởng chừng như hai nhiệm vụ đó rất mâu thuẫn trái ngược với nhau đối với một doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường, nhưng đó lại là hai chức năng chính của Trạm muối Hòa Bình. Hai nhiệm vụ đó vừa bổ xung, phối hợp chặt chẽ để giúp Trạm hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và của Công ty.

Trạm thực hiện các nhiệm vụ được Công ty giao phó, đó là nhiệm vụ chương trình phổ cập muối Iốt toàn dân, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra, việc điều hoà muối tại các tỉnh miền núi đảm bảo cho bà con các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa có đủ muối để tiêu dùng, giúp họ phòng chống các căn bệnh do thiếu muối iốt gây ra. Những chương trình như vậy mang ý nghĩa xã hội rất sâu sắc nó thể hiện tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta.

Nguồn lực

Trạm muối Hòa Bình là một đơn vị thuộc Công ty TNHH MTV muối Việt Nam, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập được Công ty giao vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác, đơn vị có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, bảo toàn vốn và phát triển vốn được giao, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn Công ty giao cho Trạm quản lý.

Trên cơ sở vốn và nguồn lực Công ty đã giao cho Trạm, với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đồng thời để đạt mục tiêu không ngừng tăng trưởng lợi nhuận, qui mô sản xuất, hoàn thành các chỉ tiêu Công ty giao phó.

Tình hình sản xuất kinh doanh

Về kế hoạch thực hiện muối cấp cho các hộ nghèo theo QĐ 102/2009/QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ, của các tỉnh miền núi, vùng cao khá ổn định trong những năm qua. Tuy nhiên sản lượng muối cung cấp cho miền núi chững lại và có nguy cơ hạ thấp. Thị trường miền núi vốn là thị trường của Trạm nhưng hiện tại rất nhiều tư nhân làm muối, làm giả bao bì nhãn mác, ruột bên trong là muối thường, trọng lượng không được đảm bảo. Vì vậy lượng muối giá rất thấp, các tư thương tìm mọi cách đưa lên miền núi cạnh tranh với Trạm.

Với kế hoạch muối cho thị trường: Tâm lý khách hàng, đặc điểm của thị trường này là thói quen dùng muốt trắng, việc vận động tuyên truyền không thể trong chốc lát làm họ thay đổi sang sử dụng muối được.

Tuy nhiên sau một quá trình vận động tuyên truyền về tính hữu ích của sản phẩm muối Iốt gíup mọi người phòng chống bệnh đần độn do thiếu Iốt thì thị trường này đã chấp nhận dùng sản phẩm muối của Trạm.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Trạm có tăng, nhưng tăng nhẹ qua 2 năm. Doanh thu thuần năm 2018 tăng với mức là 9,704% so với năm 2017. Lợi nhuận gộp tăng là 8,667%. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng là 9,854%. Tổng lợi nhuận trước thuế tăng 7,03% và lợi nhuận sau thuế tăng là 7,5%. Nhìn vào hai năm ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trạm có tăng nhưng lượng tăng vẫn chưa mạnh. Năm 2017, lợi nhuận có được là từ lợi nhuận khác. Chi phí từ bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Trạm khá cao do đặc thù của sản phẩm muối: Sản xuất phân tán khiến cho chi phí vận chuyển cao, sản phẩm dễ tan làm chi phí hao

hụt, chi phí bảo quản tăng lên. Điều đó cũng làm cho hiệu quả hoạt đông kinh doanh của Trạm chưa cao ( Báo cáo của Trạm Hòa Bình, 2018).

3.1.2. Đặc điểm vùng sản xuất muối cung ứng cho Trạm muối Hòa Bình

* Điều kiện thời tiết, khí hậu

Sản xuất muối là đặc thù phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết, đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và sản lượng muối. Có thể khái quát điều kiện khí hậu, thời tiết theo từng vùng như sau:

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng nguyên liệu cho sản xuất muối, có khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tương đối lớn. Nhiệt độ: trung bình 22,5 - 24oC; mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ trung bình là 28 - 29oC. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình nhiều năm là 110 - 118Kcal/cm2; số giờ nắng 1630 - 1740 giờ/năm. Tổng số ngày nắng bình quân 200 ngày/năm. Số ngày có nắng có thể sản xuất muối khoảng 120 -150 ngày/năm. Mưa: Lượng mưa trong 3 tháng (tháng 6, 7 và 8) chiếm tới 70% của cả năm. Đây cũng là thời điểm xuất hiện nhiều cơn bão lớn kèm theo mưa, lũ kết hợp với triều cường gây bất lợi cho sản xuất muối.

Độ mặn của nước biển: Vào mùa khô nước biển có độ mặn tương đối cao từ 1,5-3,1 Be’. Về mùa mưa do ảnh hưởng của lũ sông nội địa, nên độ mặn bị giảm đi đáng kể.

* Tình hình lao động làm muối ở các tỉnh nằm trong vùng cung ứng nguyên liệu muối đầu vào cho Trạm muối Hòa Bình được thể hiện qua bảng số liệu 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Tổng số lao động làm muối ở vùng cung ứng muối cho Trạm Hòa Bình giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Người TT Tỉnh 2016 2017 2018 17/16 (%) 18/17 (%) BQ (%) 1 Hải Phòng 2.877 2.877 2.000 100,0 143,9 119,9 2 Thái Bình 927 925 925 99,8 100,0 99,9 3 Nam Định 19.168 11.040 10.400 57,6 106,2 78,2 4 Thanh Hóa 7.499 8.941 8.941 119,2 100,0 109,2 5 Nghệ An 9.307 17.240 16.908 185,2 102,0 137,4 6 Hà Tĩnh 4.013 5.343 5.343 133,1 100,0 115,4 Cộng 43.791 46.366 44.517 105,9 104,2 105,0

Qua bảng số liệu cho thấy bình quân số lượng lao động làm muối tăng qua 3 năm số lượng tăng bình quân là 5%, tuy lượng tăng không lớn nhưng đây vẫn là một tín hiệu đáng mừng vì việc sản xuất và kinh doanh muối là một ngành không đơn giản và mang lại thu nhập không cao. Đối với Trạm muối Hòa Bình không tự sản xuất ra muối nguyên liệu để chủ động nguồn cung, vì vậy phải phụ thuộc rất nhiều vào việc cung ứng của các tỉnh lân cận đặc biệt là 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, số người tham gia sản xuất muối tăng Thanh Hóa tăng 9,2%; Nghệ An tăng 15,4%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)