Nắm vững nhu cầu thị trường muối trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 87 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.1.Nắm vững nhu cầu thị trường muối trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

4.4. Một số giải pháp phát triển kinh doanh muốicủa trạm Hòa Bình

4.4.1.Nắm vững nhu cầu thị trường muối trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Qua việc phân tích đánh giá phần thực trạng thì việc tiêu dùng sản phẩm muối phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm, và hình thức mẫu mã.

Bảng 4.28. Thị hiếu của khách hàng về muối ăn đối với các nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu TP. Hòa Bình

H. Mai

Châu H. Đà Bắc Tổng

(n=95)

(n=35) (n=30) (n=30)

Muối tinh và muối thô

- Số người muốn muối thô 31,4 46,7 56,7 44,9 - Số người muốn muối tinh 68,6 53,3 43,3 55,1 Số người thích dóng gói - 0,2 kg 14,3 6,7 0,0 7,0 - 0,5 kg 34,3 30,0 26,7 30,3 - 1 kg 42,9 53,3 56,7 51,0 - 1,5 kg 8,6 10,0 16,7 11,7 Số người thích muối: - Trắng 71,4 60,0 53,3 61,6 - Không trắng 28,6 40,0 46,7 38,4

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018)

Đối với các vùng như thành phố, thị trấn lượng tiêu dùng muối tinh nhiều hơn muối thô nên khi tiêu thụ cần chú ý đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, đối với các hộ vùng sâu, vùng xa lại ngược lại do giá muối thô rẻ hơn giá muối tinh.

Hoặc lượng muối đóng gói người tiêu dùng tại các vùng thành phố chỉ thích những gói vừa còn đối với vùng núi cao lại thích những gói muối có số lượng lớn (1kg trở lên) nên cần phải có những chiến lược phân phối hợp lý đối với từng đối tượng khách hàng.

Bất kỳ Công ty nào muốn tồn tại và phát triển tốt trên thị trường đều cần phải có công tác nghiên cứu thị trường tốt. Nghiên cứu thị trường nhằm giúp

doanh nghiệp nắm bắt rõ thị trường và nhu cầu của khách hàng, bởi vì ngày nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt. Để hiểu rõ về khách hàng công tác nghiên cứu thị trường còn là công cụ giúp công ty tìm hiểu được người tiêu dùng thông qua việc thu thập thông tin, xử lý thông tin thu thập được, từ đó tìm ra cơ hội kinh doanh, tránh bớt những rủi ro không đáng có. Ngoài ra việc nghiên cứu thị trường còn là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định chính sách và thu hồi những ý kiến về sản phẩm từ khách hàng.

Từ những điều kiện trên, Trạm cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường của mình hơn nữa nhằm góp phần xây dựng những chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, đưa ra những ứng phó khi gặp rủi ro một cách kịp thời, nhanh chóng. Để có được những hiệu quả tốt trong hoạt động nghiên cứu thị trường Trạm cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:Thu thập thông tin về thị trường: đặc điểm của thị trường, thông tin về các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường, thông tin về chính sách của nhà nước, thông tin của các đối tác, đối thủ cạnh tranh, khách hàng tiềm năng... Nghiên cứu nhu cầu thị trường: Thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng, xu hướng tiêu dùng hiện tại để qua đó ra quyết định về việc tung sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm cũ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và có được vị trí nhất định trên thị trường. Nghiên cứu kênh phân phối: Thu thập thông tin về khách hàng, từ đó lồng ghép với điều kiện và đặc điểm của Trạm để đưa ra các kênh phân phối phù hợp đối với từng bộ phận khách hàng. Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh: Thu thập thông tin về hoạt động của đối thủ cạnh tranh giúp Trạm phán đoán chiến lược và hoạt động của họ như các hoạt động đầu tư, khuyến mãi, quảng cáo..., từ đó có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Nghiên cứu giá, định giá: thu thập thông tin về giá các nguyên liệu đầu vào để có được hiệu quả tối ưu trong sản xuất, thu thập thông tin về giá của các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường để có thể xây dựng và cân đối mức giá hợp lý và đảm bảo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đánh giá thái độ của khách hàng: thu thập những thông tin và phản hồi từ phía khách hàng về sản phẩm của Trạm, đặc biệt là các sản phẩm mới. Bên cạnh đó cần tiếp thu những phản hồi về các sản phẩm thương hiệu khác, từ đó đưa ra những kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm của doanh nghiệp mình. Định vị thương hiệu: Thu thập thông tin, phản hồi của khách hàng về các ản phẩm trên thị trường, qua đó xác định vị trí của thương hiệu trên thị trường. Từ đó có những biện pháp để duy trì

và nâng cao thương hiệu của Trạm.

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì hoạt động nghiên cứu thị trường cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa ra các chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ. Một doanh nghiệp mới khi đưa sản phẩm mới ra thị trường, hoạt dộng nghiên cứu thị trường để người tiêu dùng có thể có thể tiếp nhận được sản phẩm lại càng khó. Do vậy công tác nghiên cứu thị trường là vô cùng quan trọng đối với Công ty TNHH muối Việt Nam nói chung và của Trạm muối Hòa Bình nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 87 - 89)