Kinh nghiệm phát triển kinh doanh muối tại một số tỉn hở nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 35 - 46)

Phần 2 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh doanh muối

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh doanh muối

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh muối tại một số tỉn hở nước ta

Dân số Việt Nam dự kiến năm 2020 là 99.086.000 người, đến năm 2030 sẽ là 104.000.000 người. Con số này cho thấy tốc độ tăng dân số của Việt Nam tương đối cao, đây sẽ là thị trường tiêu thụ nội địa rất lớn đối với sản phẩm muối tiêu dùng và các sản phẩm được chế biến từ muối,... là điều kiện, cơ hội để phát triển nghề muối trong tương lai. Căn cứ vào mức độ tăng dân số, dự báo nhu cầu muối cho ăn uống tiêu dùng đến năm 2018 là 470 ngàn tấn và đến năm 2020 cần tới 500 ngàn tấn (bình quân 5kg/người/năm) (Cục Chế biến, thương mại Nông lâm Thủy sản và Nghề muối, 2018).

Nhu cầu về muối cho ăn uống tiêu dùng hàng ngày tại Việt Nam 2017- 2018 (Phụ lục 04).

Đối với ngành nông nghiệp: Hiện nay muối được dùng đối với ngành nông nghiệp vào khoảng 96-97 ngàn tấn, dự báo đến năm 2018 là 150 ngàn tấn

và 170 ngàn tấn vào năm 2020. Đối với ngành công nghiệp hoá chất: Dự kiến đến năm 2018 cần khoảng 500 ngàn tấn và đến năm 2020 cần khoảng 1.800 ngàn tấn. Lĩnh vực khác (công nghiệp thực phẩm, da giầy...): Dự kiến đến năm 2018 cần khoảng 300 ngàn tấn và đến năm 2020 cần khoảng 350 ngàn tấn. Nhu cầu khác (xuất khẩu, hao hụt): Dự kiến đến năm 2018 cần khoảng 110 ngàn tấn và đến năm 2020 cần khoảng 130 ngàn tấn.

Sản xuất muối nước ta có từ lâu đời, là ngành hàng đặc thù, tồn tại qua nhiều giai đoạn phát triển của đất nước, ngành muối trong những năm chiến tranh có đóng góp tích cực cho công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. Từ năm 1985 về trước, cùng một ngành muối nhưng song hành có hai cơ quan quản lý, trung ương có Cục Công nghiệp muối quản lý nhà nước về sản xuất, công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư. Hệ thống chân rết tại địa phương có các chi cục muối. Để đảm bảo lưu thông muối, ở Trung ương có Công ty muối TW trực thuộc Bộ Nội thương, ở địa phương có các công ty chuyên làm nhiệm vụ lưu thông. Giai đoạn này sản xuất muối tuy cung vượt cầu (sản lượng trung bình khoảng 500.000 – 700.000 tấn/năm, cầu khoảng 500.000 – 600.000 tấn) nhưng có sự quản lý tốt của nhà nước thông qua dự trữ quốc gia, xuất khẩu muối cho Liên Xô cũ nên đã điều tiết được mức dư thừa, tiêu thụ muối của dân không bị ách tắc. Giai đoạn từ 1986 – 2000 hai hệ thống quản lý muối sáp nhập, ở TW Công ty muối TW sáp nhập Cục Công nghiệp muối thành Tổng công ty Muối Việt Nam, ở địa phương không còn các Chi cục muối, chỉ có các công ty muối địa phương. Thời kỳ đầu giai đoạn này, tình hình sản xuất tiêu thụ muối tương đối ổn, tuy nhiên mặt hàng muối vẫn rẻ mạt, đời sống người sản xuất bấp bênh, khó khăn hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Giai đoạn sau, do Tổng công ty Muối làm ăn không hiệu quả, quy mô kinh doanh thu hẹp nên thực hiện không tốt chức năng thu mua muối cho diêm dân và mất dần vai trò thực hiện nhiệm vụ chính sách. Những năm gần đây, các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Muối lần lượt cổ phần, sản xuất lưu thông muối hoàn toàn tuân theo cơ chế thị trường, bộc lộ những tồn tại sau:

Thứ nhất: Ngành hàng sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, giai đoạn diễn biến thời tiết El Nino nắng nóng kéo dài, sản xuất muối khủng hoảng thừa. Từ 3 – 5 năm sản xuất muối được mùa, số thừa lũy kế 500 – 700.000 tấn, những năm được mùa liên tiếp muối không tiêu thụ được, đời sống người sản xuất rất khó khăn. Đỉnh điểm năm 2010, chính phủ đã phải có biện pháp mua tạm

trữ để giải cứu ngành muối. Tiếp sau giai đoạn El Nino, diễn biến thời tiết chuyển sang La Nina, sản xuất muối giảm sút, sản lượng chỉ đạt 50 – 70% hàng năm. Kết thúc chu kỳ những năm mưa nhiều, nguồn cung sản xuất muối trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu nên muối nhập khẩu ồ ạt không kiểm soát được. Điển hình có năm lượng muối nhập khẩu về gần 600.000 tấn, tương đương với 80% sản lượng trung bình hàng năm, làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Tóm lại, biên độ được và mất của sản xuất muối rất lớn, năm được mùa sản lượng có thể gấp đôi, những năm mất sản lượng bằng ½ những năm bình thường. Khả năng được và mất mùa đan sen nhau, có chu kỳ. Tổng cộng sản lượng thời gian 10 năm cung, cầu khớp nhau. Biểu đồ sau thể hiện rõ chu kỳ 10 năm được-mất của sản xuất muối.

0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 Năm Sản lượng (1.000 tấn)

Sơ đồ 2.1. Sản lượng muối nước ta giai đoạn 1976 – 2011

Nguồn: Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm Thủy sản và Nghề muối (2011)

Muối là mặt hàng có giá trị thấp, không phải là mặt hàng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nên ít được quan tâm, hoặc có quan tâm nhưng chưa có những biện pháp phù hợp với đặc thù của muối; Vai trò điều tiết vĩ mô hạn chế, biện pháp tháo gỡ chưa căn bản, các doanh nghiệp kinh doanh muối thua lỗ triền miên, mua bán nhiều lỗ nhiều, mua bán ít lỗ ít. Sản xuất, lưu thông muối thời gian qua trong vòng luẩn quẩn, bức bối, không lối thoát.

Thứ hai: Tình trạng sản xuất muối nước ta vừa thừa vừa thiếu. Đối với muối nguyên liệu cho công nghiệp, y tế và một số nhu cầu cao cấp khác, sản xuất trong nước không đáp ứng đủ (tổng nhu cầu khoảng 300.000 tấn, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 100.000 tấn), các chỉ tiêu không đáp ứng được là hàm lượng NaCl: yêu cầu là 98 – 99% trong khi muối trong nước chỉ đạt 93 - 94%. Chất lượng muối công nghiệp ngày càng giảm sút, trong khi sản xuất đại trà muối chất lượng trung bình, muối xấu, ứ đọng. Một số vùng sản xuất muối như Bến Tre, Bạc Liêu, Quảng Ngãi hàng năm tồn dư hàng trăm ngàn tấn muối chất lượng kém. Tồn tại mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích, các nhà máy hóa chất đòi nhập khẩu muối nguyên liêu, người dân sản xuất muối lại mong muốn bảo hộ, đề nghị Chính phủ không cấp hạn ngạch nhập khẩu.

Thứ 3: Nghề muối cũng là một ngành kinh tế, kỹ thuật nhưng đào tạo nguồn nhân lực không được quan tâm, những cán bộ hiểu biết về kỹ thuật muối còn ít, với đặc thù riêng biệt, nhưng sản xuất muối lại được quản lý theo cơ chế thị trường nên có những mặt không phù hợp.

Giai đoạn từ khi thành lập Tổng công ty Muối đến nay đã có nhiều giải pháp cải tiến kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất muối nhưng hiệu quả thu được từ các giải pháp, phương án, đề xuất ấy không được bao nhiêu. Nhìn chung những giải pháp đều chung chung như: Tìm kiếm đồng muối, xây dựng nhà máy sản xuất muối tinh, cải tiến kỹ thuật... có những giải pháp chệch hướng, không thu được hiệu quả về kinh tế lẫn giải quyết các vấn đề về xã hội. Điển hình là giai đoạn những năm 2000, Tổng công ty Muối tiến hành xây dựng đồng muối Quán Thẻ có tổng dự toán khoảng 400 tỷ đồng, sản lượng 200.000 tấn/năm với kỳ vọng thay đổi diện mạo của sản xuất muối, thực tế cho thấy hơn 10 năm tiến hành đầu tư xây dựng đồng muối Quán Thẻ, tình hình sản xuất muối vẫn dẫm chân tại chỗ, ngay cả khi chuyển giao cho công ty tư nhân có đầy đủ năng lực tài chính và các điều kiện khác thì vẫn không cải thiện được tình hình. Trong khi phát sinh thêm các hệ lụy như vấn đề môi trường, lãng phí nguồn tài nguyên. Hay có một thời kỳ với chủ trương tinh hóa muối ăn, các doanh nghiệp đổ xô xây dựng nhà máy muối tinh với công suất lớn, đầu tư trang thiết bị tương đối hiện đại. Đến nay phần lớn những nhà máy này đắp chiếu, có nơi đã tháo thiết bị bán sắt vụn mà vẫn chưa trả nợ được ngân hàng, không hoàn được vốn và cũng không mang lại thay đổi gì với sản xuất muối. Gần đây, để ổn định tình hình sản xuất trong nước các Bộ, ngành chức

năng đã xây dựng hàng rào kỹ thuật hạn chế nhập khẩu muối, nhưng về lâu dài với chính sách mở cửa hội nhập biện pháp này khó duy trì.

Kinh doanh muối Việt Nam có từ lâu đời, nghề muối là nghề truyền thống ở nhiều địa phương ven biển. Sau Cách mạng Tháng 8 và trải qua 2 cuộc kháng chiến, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sản xuất muối. Nhà nước có nhiều cơ chế qua từng thời kỳ, hỗ trợ bà con diêm dân, đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất muối, bộ mặt nông thôn của vùng muối thay đổi. Tuy nhiên, đa phần đời sống của bà con diêm dân nhiều năm qua vẫn ở mức nghèo khổ. Lĩnh vực khó nhất đối với ngành muối là khâu tiêu thụ, do tính đặc thù của mặt hàng muối sản xuất theo thời vụ, tiêu thụ lại quanh năm, lượng muối tồn chờ tiêu thụ hàng năm tại các vùng sản xuất rất lớn, nhất là những năm được mùa. Ngoài ra mặt hàng muối cũng chịu sự chi phối mạnh của quy luật cung - cầu: Được mùa rớt giá, mất mùa được giá và thiếu muối cung ứng cho thị trường nên phải nhập khẩu. Trong khi tổ chức lưu thông muối manh mún, quá trình lưu thông thị trường không ai kiểm tra giám sát. Trước đây, lưu thông muối được Nhà nước định hướng và tổ chức tương đối tốt thông qua hệ thống các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty muối Việt Nam, những năm gần đây sản xuất lưu thông muối phó mặc cho cơ chế thị trường, các thành phần cùng tham gia cạnh tranh quyết liệt, tính chất đặc thù của mặt hàng muối và sự khốc liệt của kinh tế thị trường lại làm cho kinh doanh muối khó khăn hơn

Mặt khác, muối là thực phẩm tiêu dùng thường xuyên, không thể thiếu và không thể thay thế, tiêu dùng muối là phương thức hữu hiệu để phòng chống các rối loạn do thiếu hụt Iốt. Muối Iốt vừa là thực phẩm và cũng là dược phẩm. Tuy nhiên, một vài năm gần đây việc toàn dân tiêu dùng muối Iốt chưa được quan tâm nhiều, cơ chế chính sách trong lĩnh vực này thường xuyên thay đổi, chỉ đạo không thống nhất, các địa phương triển khai thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Đã xảy ra tình trạng muối Iốt không đủ tiêu chuẩn chất lượng xuất hiện nhiều trên thị trường, việc tiêu dùng muối Iốt tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa không được các cấp quan tâm đúng mức. Theo báo cáo chuyên môn của Bệnh viện nội tiết Trung ương một số vùng đang xuất hiện nguy cơ quay lại các bệnh do thiếu hụt Iốt (trong đó chủ yếu là bệnh đần độn, bướu cổ) (Cục Chế biến, thương mại Nông lâm Thủy sản và Nghề muối, 2018).

2.2.2.1. Tỉnh Nam Định

Nghề sản xuất và kinh doanh muối ở Nam Định là một trong những nghề truyền thống đã có từ lâu đời. Thời kỳ nước ta còn là thuộc địa, thực dân Pháp độc quyền về muối và rượu. Sản xuất muối chủ yếu là của hộ gia đình và sau này được tổ chức thành HTX sản xuất chế biến muối ở Nam Định tập trung chủ yếu ở 3 huyện Hải Hậu, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng... Phương pháp phổ biến nhất là phơi cát. Tính đến năm 1999 Nam Định có diện tích đồng muối đang sản xuất có hiệu quả là 1.087 ha đảm bảo việc làm cho 22.015 lao động và 47.189 khẩu. Toàn tỉnh có 19 HTX chuyên làm muối.

Huyện Hải Hậu có 13 HTX; Huyện Giao Thuỷ có 5 HTX; Huyện Nghĩa Hưng có 1 HTX. Có 4 HTX kiêm sản xuất muối: HTX Giao Yến, HTX Hồng Phong, HTX Giao Hải, HTX Giao Long đều của huyện Giao Thuỷ. Có 6 HTX có vốn lưu động trên dưới 200 triệu để quay vòng làm nhiệm vụ thu gom sản phẩm tiêu thụ cho bà con xã viên.

Trước năm 1986 toàn bộ sản phẩm muối là do nhà nước độc quyền quản lý kế hoạch sản xuất. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường các hộ gia đình, trong các HTX được quyền tự tổ chức sản xuất và tiêu thụ, nhất là sau khoán 10 và chuyển đổi cải tiến quản lý HTX sản lượng hàng hoá tăng lên rõ rệt.

Theo quy hoạch của ngành muối và của tỉnh, địa bàn sản xuất muối của Nam Định được phân thành 2 vùng lớn: Vùng muối Giao Thuỷ gồm 3 xã: Bạch Long, Giao Phong và Giao Lâm; Vùng muối Văn Lý, Hải Chính, Hải Triều, Hải Hoà của Hải Hậu. Ngoài ra các xã còn có đồng muối độc lập như Hải Đông, Hải Thịnh, Nghĩa Phúc.

Khu vực muối có diện tích lớn nhất ở huyện Giao Thuỷ 526 ha; huyện có diện tích nhỏ nhất là Nghĩa Hưng 50 ha, chiếm 5%; song năng suất và sản lượng thì huyện Hải Hậu lại đứng thứ nhất, sau đó đến Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng.Tổng giá trị năm 2000 toàn tỉnh đạt 40.950 triệu đồng, tăng 18.700 triệu đồng so với năm 1999. Bình quân thu nhập trên 1ha là 39,5 triệu.Do đời sống quá khó khăn nên 1999 đã có 191 hộ bỏ ruộng không sản xuất trong đó: Hải Hậu 121 hộ, Giao Thuỷ 70 hộ. Các HTX đã phải giao thêm diện tích cho một số hộ khác để tránh hư hỏng ô nề, thống nhất giữ vững diện tích. HTX Tân Phú đã được UBND huyện Hải Hậu cho phép chuyển 19 ha muối sang làm màu.

Những năm gần đây ngành dược Sở Y tế đã trực tiếp sử dụng và chế biến muối iốt phục vụ cho đời sống dân sinh theo chương trình phòng chống bướu cổ, do đó được UNICEF trợ cấp máy chế biến nguyên liệu iốt và tiền cước vận chuyển đến vùng sâu vùng xa. Khâu chế biến muối của Nam Định nhỏ và phân tán, tất cả có 6 trạm trộn muối. Công ty muối I có 2 trạm và 1 trạm chi nhánh bao bì ở thành phố. Ngành dược có 2 trạm và ngành thương nghiệp có 1 trạm. Các trạm trộn muối iốt đều làm nhiệm vụ kinh doanh, nên không mua trực tiếp muối của người sản xuất.

Về sản phẩm phụ chỉ có Công ty muối I và HTX Bạch Long tận dụng được nước ót chế biến thành Clorualmanhe. Lượng chế biến hàng năm của 2 đơn vị này khoảng 200 tấn và chưa có xưởng chế biến muối công nghiệp nào. Trong những năm qua, muối và sản phẩm phụ của Nam Định đã được bán cho hầu hết các tỉnh phía Bắc như Hoà Bình, Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang... Và cung cấp muối cho các nhà máy công nghiệp như Nhà máy Giấy Bãi Bằng, Hoá chất Việt Trì, Phốt phát Lâm Thao mỗi năm từ 16.000 - 18000 tấn.

Các mặt hàng chế biến sau muối gồm: muối nghiền tinh của Công ty Muối I bán cho Nhà máy Hải Châu chế biến bột gia vị mỗi năm khoảng 8000 tấn và bán cho các tỉnh; muối clorualmanhe bán cho khu gang thép Thái Nguyên phục vụ công nghiệp luyện thép.

Tổng lượng muối iốt và bột canh iốt các doanh nghiệp đã chế biến là 29.600 tấn. Các sản phẩm trộn iốt đã góp phần giảm tỷ lệ bệnh bướu cổ và rối loạn do thiếu iốt của vùng đồng bằng và miền núi phía Bắc. Hiện nay, theo báo cáo của ngành y tế, số người dùng muối iốt toàn tỉnh chiếm 82%, bình quân mỗi người dân trong tỉnh là 2 kg/năm. Năm 2000 Công ty muối I Nam Định đạt tổng doanh thu là 12.808 triệu đồng. Để các HTX sản xuất và lưu thông muối, tích cực tháo gỡ những khó khăn cho cơ sở, UBND tỉnh đã giao ngành muối về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Năm 2010 toàn tỉnh đã nạo vét được 316.711 m3/340.000m3, đạt 93,2% kế hoạch. Ngành muối đang nỗ lực vươn lên để tương xứng với các ngành kinh tế khác của tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế thực hiện tốt nhiệm vụ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 35 - 46)