Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 52 - 53)

3.2 .Phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Từ cách tiếp cận trên mà điểm nghiên cứu được lựa chọn như sau: Công ty TNHH một thành viên muối Việt Nam tại Hoà Bình được chọn làm điểm nghiên cứu về kinh doanh muối. Từ đây, chọn vùng sản xuất muối đầu vào cho Trạm là vùng muối huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Để thấy được sự sai khác giữa vùng nông thôn và thành thị, nghiên cứu này chọn địa bàn TP. Hoà Bình và hai huyện, huyện Mai Châu và huyện Đà Bắc đại diện cho vùng thành thị và nông thôn trong kinh doanh muối. Dưới đây là đặc điểm của các điểm nghiên cứu này:

Đề tài chọn điểm nghiên cứu tại 2 huyện, 1 thành phố đó là: TP. Hòa Bình, Huyện Mai Châu, Huyện Đà Bắc để đại diện cho kinh tế của tất cả các huyện thị trên toàn tỉnh Hòa Bình.

Bảng 3.2 Tình hình dân số và số lượng các đại lý tiêu thụ muối của tỉnh Hòa Bình

Chỉ tiêu

Đặc trưng Đơn vị tính

TP HB Mai Châu Đà Bắc

Thành thị Nông thôn Nông thôn

(khó khăn)

Dân số Người 154.006 54.537 53.204

Số đại lý Đại lý 57 53 49

Chủ đại lý cấp 2 Đại lý 03 03 03

Chủ đại lý cấp 3 Đại lý 54 50 46

Nguồn: Số liê ̣u Công ty TNHH MTV muối Việt Nam (2018)

Đề tài lựa chọn 3 địa điểm, địa diện để thu thập thông tin để điều tra số liệu do 3 vùng trên đại diện về tình kinh tế xã hội cho cả tỉnh Hòa Bình.

Đối với Thành Phố Hòa Bình là vùng có kinh tế xã hội phát triển nhất, dân số đông đúc với 154.006 người hơn gấp 3 lần đối với các huyện khác, số lượng đại lý tiêu thụ muối cũng nhiều nhất, trong đó có 3 đại lý cấp 2, còn là 54 đại lý cấp 3 là những đại lý tạp hóa bán lẻ.

Đối với huyện Mai Châu là huyện có điều kiện kinh tế khá của tỉnh Hòa Bình. Năm 2018, tổng giá trị sản xuất đạt 1.672.700 triệu đồng (giá hiện hành), vượt 3,25% so với kế hoạch và tăng 25,11% so với cùng kỳ, trong đó: Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản đạt 604.700 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,15%; giá trị công nghiệp - xây dựng đạt 578.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34,56%; giá trị thương mại - dịch vụ đạt 490.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 29,29%; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 52.054 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 20,373 triệu đồng/người/năm.

Huyện Đà Bắc là huyện có kinh tế kém của tỉnh Hòa Bình. Xuất phát điểm của nền kinh tế của huyện vào loại thấp trong tỉnh, đời sống ở các khu vực dân cư có nhưng chênh lệch lớn. Khu vực thành thị có mức sống ổn định tương đối đồng đều nhưng tỷ lệ không cao, không có các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, khu vực nông thôn có mức sống thấp còn nhiều hộ nghèo, việc xoá đói giảm nghèo hết sức khó khăn, các hộ nghèo chủ yếu ở nông thôn sản xuất theo dạng tự cung tự cấp, chưa có thói quen tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng để trao đổi theo nhu cầu thị trường. Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 50%. Dịch vụ thương mại, du lịch chiếm 35,5%. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 14,5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,5%, thu nhập bình quân đầu người 13 triệu đồng/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 52 - 53)