Tiếp tục phát triển nguồn cung về muối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 89 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.2.Tiếp tục phát triển nguồn cung về muối

4.4. Một số giải pháp phát triển kinh doanh muốicủa trạm Hòa Bình

4.4.2.Tiếp tục phát triển nguồn cung về muối

Qua phần thực trạng về nguồn cung về muối hiện nay Trạm muối Hòa Bình cũng đang phát triển nguồn cung theo hướng tích cực, bền vững như là việc thực hiện các liên kết với người sản xuất, ký kết các hợp đồng mua nguyên liệu đầu vào ở các thị trường quen thuộc như huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Tuy nhiên cần có giải pháp mở rộng nguồn cung ra các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, việc liên kết phải chặt chẽ thông qua các hợp đồng kinh tế và phải đảm bảo uy tín của Trạm.

* Ký kết hợp đồng với các nơi cung cấp muối

Trạm muối Hòa Bình cần xuống các địa phương có sản xuất lượng muối lớn, liên kết và ký kết các hợp đồng cung ứng lâu dài với doanh nghiệp để có lượng nguồn cung ổn định, chủ động đa dạng các nguồn cung, các địa điểm khác nhau để không phải phụ thuộc nguồn cung vào một nhà cung cấp độc quyền nào.

Trạm sẽ có nguồn cung, giá cả, chất lượng ổn định trong kỳ hạn của hợp đồng. Nhà cung ứng, cũng sẽ chủ động được lượng hàng cần thiết, có kế hoạch thu mua, tích lũy cho mùa vụ.

* Đầu tư hệ thống kho chứa.

Sau khi tính toán cân nhắc kỹ chúng tôi thấy đầu tư phát triển kinh doanh muối nên đầu tư hệ thống kho chứa để thu mua khối lượng lớn, chất lượng tốt trong vụ tại vùng sản xuất và tổ chức tiêu thụ bán buôn khối lượng lớn vào thời điểm trái vụ, trong khi suất đầu tư kho chứa nhỏ, thời hạn sử dụng dài nên chi phí khấu hao không lớn. Việc đầu tư hệ thống kho chứa là giải pháp tốt tiêu thụ muối cho dân, thực hiện chính sách xã hội và cũng là đầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Bảng 4.29. Trữ lượng và các vùng dự kiến xây dựng hệ thống kho chứa

TT Vùng sản xuất muối Địa điểm xây dựng Trữ lượng

(tấn)

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

1 Nam Định Hải Hậu 20.000 20

2 Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh Quỳnh Lưu – Nghệ An 20.000 20 3 Ninh Thuận, Khánh Hòa Ninh Hải – Ninh Thuận 20.000 20 4 Bạc Liêu Đông Hải – Bạc Liêu 20.000 20

Tổng cộng 80.000 80

Nguồn: Tổng công ty muối Việt Nam (2018)

* Đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất muối tinh, muối tinh Iốt.

Không nên lựa chọn hình thức đầu tư tập trung công suất lớn vì kinh nghiệm cho thấy tất cả các dự án đầu tư công suất lớn với công nghệ hiện đại đều không thu được vốn và thua lỗ nặng. Đề xuất hướng đầu tư dây chuyền công suất nhỏ, khai thác triệt để năng lực dây chuyền, khấu hao nhanh và chú trọng làm tốt thị trường, thị trường mở đến đâu thì mới đầu tư thêm.

Trước mắt chọn 2 địa điểm sát vùng nguyên liệu, thuận tiện vận chuyển đã có thị trường truyền thống để đầu tư dây chuyền sản xuất muối tinh, muối tinh Iốt.

Bảng 4.30. Nguồn nguyên liệu gần trạm muối Hòa Bình

TT Vùng sản xuất muối Địa điểm xây dựng Công suất

(tấn/năm)

Vốn đầu (tỷ đồng)

1 Nam Định Hải Hậu – Nam Định 5.000 5

2 Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh Vĩnh Ngọc – Quỳnh Lưu – Nghệ An 5.000 5

Tổng cộng 10

Nguồn: Tổng công ty muối Việt Nam (2018)

* Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất hiện có.

- Đầu tư nâng cấp hệ thống kho chứa để có trữ lượng muối sử dụng tốt cho quá trình sản xuất.

- Đầu tư công nghệ sản xuất muối chất lượng cao tại Trạm muối Hòa Bình để đáp ứng phân khúc thị trường muối cao cấp, dự kiến vốn đầu tư khoảng 3 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 89 - 91)