Phần 2 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh doanh muối
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh doanh muối
2.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh hòa bình
Kinh nghiệm vê phát triển nguồn cung
Từ kinh nghiệm sản xuất muối của các nước trên thế giới và kinh nghiệm sản xuất muối ở các tỉnh phía Bắc, tôi thấy việc có nguồn cung sản xuất muối sạch và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng đồng muối là rất cần thiết. Trạm muối Hòa Bình muốn có nguồn cung ổn định không có hiện tượng lúc thừa nguồn cung nhưng lúc lại thiếu thì Trạm phải chủ động nguồn cung bằng cách tạo những hợp đồng làm ăn lâu dài với người sản xuất muối, đặc biệt là thu mua muối của các tỉnh lân cận thường xuyên cung cấp muối cho Trạm muối Hòa Bình như các tỉnh Nghệ An, Nam Định, Hà Tĩnh... để vừa chủ động nguồn cung vừa thuận lợi vận chuyển và tiết kiệm chi phí.
Kinh nghiệm liên kết, hợp tác
+ Tìm hiểu thật kỹ về đối tác: Trước khi tiến đến hợp tác kinh doanh, tiêu chí hàng đầu là phải tìm hiểu kỹ về đối tác. Qua đó, bạn hãy quan sát đối phương và nếu cần thiết thì tham khảo thêm thông tin về đối tác từ các tổ chức, ban ngành có thẩm quyền
+ Tính toán kỹ, nhưng không miễn cưỡng: Trạm muối cần phải có kế hoạch về sản xuất kinh doanh, lượng muối đầu vào cho sản xuất để có được muối đầu vào sản xuất ổn định để từ đó có những hợp đồng, liên kết chuẩn tránh hiện tượng lúc thiếu, lúc tồn kho quá nhiều
+ Trao đổi cởi mở, thẳng thắn: Cần phải bắt tay với nhiều đối tác với tinh thần hai bên cùng có lợi. Cần có những hợp đồng sản xuất với người dân và có những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Hệ thống nhà phân phối, đại lý
+ Tổ chức gọn nhẹ như thế nào: cần phải mở rộng nhà phân phối sản phẩm và các đại lý cấp 2 trên tinh thần làm nhanh, gọn, nếu có nơi yêu cầu mở đại lý, trạm muối nếu có đủ điều kiện mở được thì cần thực hiện ngay càng sớm
càng tốt để đưa vào hệ thống.
+ Hiệu quả ra sao: Khi mở các đại lý, các nhà phân phối sản phẩm cần quan tâm đến hiệu quả tại đỉa điểm mở, phải tìm hiểu thị trường xem có phù hợp với kinh doanh sản phẩm hay không, đối thủ cạnh tranh là gì, có những rủi ro nào không để đưa ra quyết định khi mở nhà phân phối và đại lý thiêu thụ sản phẩm.
Kinh nghiệm về tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
+ Tiết kiệm chi phí vận chuyển: Đối với đầu vào, Trạm muối Hòa Bình nên kết hợp với những nơi có nguồn nguyên liệu gần để tiết kiệm chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm. Đối với tiêu thụ sản phẩm cần phải đi tìm hiểu tại các cơ quan, các đơn vị để có những hợp đồng lớn, số lượng nhiều, tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển.
+ Nâng cao kỹ năng bán hàng: tập trung nhiều vào kiến thức Marketing, giới thiệu sản phẩm, phương pháp bán hàng, tiêu thụ sản phẩm trên tất cả các kênh, các phương tiện thông tin đại chúng. Đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng.