Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Đánh giá chung về phát triển kinh doanh của trạm muối Hòa Bình
ĐVT: %
Chỉ tiêu Số mẫu Tốt Trung
bình
Chưa tốt
1. Hỗ trợ làm bảng hiệu truyền thông 2. Hỗ trợ sắp xếp, trưng bày SP 3. Mức chiết khấu hấp dẫn 4. Hỗ trợ thanh toán trả chậm 30 30 30 30 20,0 10,0 80,0 30,0 70,0 50,0 20,0 50,0 10,0 40,0 0,0 20,0 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018)
Đối với khách hàng là đại lý, trong chế độ chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Công ty, mức chiết khấu hấp dẫn là phương án được nhiều công ty chọn lựa, nó là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới việc tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu của các đại lý là bán được nhiều sản phẩm, vậy với mức chiết khấu càng cao họ càng bán được nhiều sản phẩm, thu lại lợi nhuận càng cao. Bên cạnh đó hoạt động hỗ trợ làm bảng hiệu truyền thông và thanh toán trả chậm cũng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm tại đại lý nhưng không nhiều.
4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA TRẠM MUỐI HÒA BÌNH MUỐI HÒA BÌNH
4.3.1. Kết quả đạt được
Trạm muối Hòa Bình thuộc Công ty TNHH một thành viên muối Việt Nam trong những năm qua đã đạt được rất nhiều thành công trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đối với sản phẩm mà những năm gần đây thị trường tiêu thụ phát triển mạnh và có thể thâm nhập thị trường các tỉnh, cạnh tranh được với các công ty khác đó là sản phẩm muối ăn với những chủng loại khác nhau cả về kiểu dáng và cách thức sử dụng, muối công nghiệp và muối y tế.
Việc phát triển kinh doanh có cơ hội phát triển mạnh nếu đi đúng hướng và hướng tới khách hàng tiềm năng là những đồng bào miền núi, những người tiêu dùng có thu nhập thấp. Hiện nay Trạm đã mở được rất nhiều đại lý trên toàn tỉnh, không những trong tỉnh mà còn cả ở ngoài tỉnh và có thể tìm kiếm thị trường xuất khẩu ra nước ngoài.
quan tâm như: Nghiên cứu thị trường, tập trung nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xác định đúng vị trí của mình để có chiến lược hợp lý.
Người lao động trong Trạm thường xuyên được đào tạo và tổ chức thi nâng cao tay nghề. Ngoài ra, tập thể các đơn vị và người lao động hăng say, đoàn kết, gắn bó và thấu hiểu những khó khăn và thách thức phía trước, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.
Trạm muối Hòa Bình dễ dàng thiết lập mối quan hệ các nhà cung ứng, có thể lựa chọn các nhà cung ứng có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản xuất của Trạm với mức giá thấp nhất, phương thức thanh toán có lợi nhất cho Trạm.
4.3.2. Những hạn chế và tồn tại
- Các sản phẩm của Trạm vẫn chưa đa dạng, về hình thức mẫu mã sản phẩm và tính năng sử dụng.
- Sản phẩm chưa chiếm được vị thế lớn trong lòng người tiêu dùng trong tỉnh so với các thương hiệu khác.
- Quy mô về thị trường của sản phẩm phát triển ra nhiều tỉnh, thành. Tuy nhiên tại mỗi địa phương lượng sản phẩm vẫn chưa được tung ra nhiều, dẫn đến tốc độ phát triển về lượng bán và doanh số vẫn còn hạn chế.
- Trình độ của các cán bộ và nhân viên bộ phận phát triển thị trường còn hạn chế, chưa nhiều người có trình độ cao, kỹ năng nghiệp vụ còn thấp.
- Kỹ năng về giao tiếp của đội ngũ nhân viên bán hàng còn chưa thực sự tốt, tính chuyên nghiệp không cao dân đến hiệu quả trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ còn hạn chế.
- Kỹ năng bán hàng của nhân viên phát triển thị trường cũng hạn chế chưa đáp ứng được với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ thái độ phục vụ cũng như khả năng tiệp thị của những công ty khác.
- Hoạt động marketing của Trạm có được đầu tư nhưng còn hạn chế, nên chưa thực sự khai thác hết các tiềm năng từ bên ngoài, chưa nắm bắt được đầy đủ các nhu cầu đa dạng của khách hàng, cũng như những thay đổi của khách hàng trong tiêu dùng sản phẩm.
trực tiếp còn hạn chế, chưa đánh giá được thị phần thực tế của doanh nghiệp để có chiến lược phát triển cho phù hợp.
- Ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ nguồn nhân lực của Trạm có chất lượng cao còn thấp, trang thiết bị máy móc còn cũ kỹ, lạc hậu dẫn đến năng suất còn chưa cao.
Tất cả những tồn tại, hạn chế trên đều có những ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển kinh doanh của Trạm.
4.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Trạm muối Hòa Bình chưa đầu tư nhiều cho nghiên cứu công nghệ và phát triển đa dạng hóa về mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, dẫn đến mẫu mã sản phẩm của Trạm còn hạn chế.
Sản phẩm muối ăn của Trạm chưa chiếm được nhiều vị thế lơn trong lòng người tiêu dùng là do: Thứ nhất chất lượng của sản phẩm chưa thực sự vượt trội hơn so với các sản phẩm khác của các đối thụ cạnh tranh, thứ hai mẫu mã sản phẩm chưa thực sự ấn tượng với người tiêu dùng.
Chiến lược marketing của Trạm chưa thực sự tốt để đưa được các sản phẩm đến tay người tiêu dùng, nên quy mô còn hạn chế.
Nhân viên bán hàng trên thị trường còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Các kênh bán hàng phụ thuộc chủ yếu vào các đại lý phân phối trung gian mà không có hệ thống chuyên nghiệp, điểm bán hàng còn rất ít, chưa đủ để bao phủ hết thị trường. Chính sách bán hàng ít được đổi mới gây không ít khó khăn trong bán hàng trước sự biến đổi liên tục của thị trường.
Trạm chưa đầu tư nhiều cho việc phát triển nguồn nhân lực bằng cách cử cán bộ nhân viên đị học tập, nâng cao trình độ, dẫn đến trình độ của đội ngũ nhân viên còn thấp.
Trạm có rất ít những lớp, những chương trình tập huấn vền kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, kỹ năng marketing cho nhân viên phát triển thị trường dẫn đến những kỹ năng trên của nhân viên còn hạn chế.
Trạm chưa thành lập bộ phận nghiên cứu và đánh giá các đối thủ cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã sản phẩm để đánh giá đúng thực lực của doanh nghiệp để có hướng đi hợp lý.
máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất công nghệ cao.