Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh doanh muối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 27)

2.2.1. Một số kinh nghiệm phát triển kinh doanh muối ở một số nước

2.2.1.1. Tình hình kinh doanh muối của các nước trên thế giới

Theo tài liệu: Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển ngành muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Cục Chế biến, thương mại Nông lâm Thủy sản và Nghề muối, 2018).

Tiêu thụ muối trên thế giới trong thời gian gần đây ước đạt 290 triệu tấn, trong đó: Sản xuất công nghiệp 162 triệu tấn (56%); tiêu dùng của con người 64 triệu tấn (22%); dải đường chống tuyết đóng băng 35 triệu tấn (12%); nhu cầu khác 29 triệu tấn (10%).

Trên thế giới, Công nghiệp muối là một trong số những ngành công nghiệp cổ nhất và được phân bố hầu hết trên toàn thế giới, với 120 nước sản xuất muối. Muối được khai thác từ các mỏ muối, các nguồn nước mặn ngầm, nước mặn hồ và đặc biệt là từ nước biển. Sản phẩm muối chủ yếu ở dạng rắn và được sản xuất từ nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp khai thác hầm lò, phương pháp ngâm chiết, phương pháp cô đặc nồi bằng, cô đặc chân không, điện thẩm tích... nhưng phổ biến nhất là sản xuất muối từ nước biển bằng phương pháp bốc hơi mặt bằng dùng năng lượng bức xạ mặt trời ở 53 nước có biển và chiếm 45% sản lượng muối hàng năm trên thế giới. Sản lượng muối trên thế giới trong thời gian gần đây ước đạt gần 290 triệu tấn/ năm và tốc độ tăng trưởng bình quân gần 2 % năm. Một nghiên cứu chỉ ra rằng sản xuất muối trên thế giới có thể đạt khoảng 300 triệu tấn trong 3 năm tới. Vài năm trở lại đây, Trung Quốc là quốc gia sản xuất muối hàng đầu thế giới; Tiêu thụ muối chiếm 1/3 lượng muối tiệu thụ trên toàn thế giới (hơn cả châu Âu và Bắc Mỹ); Dự báo lượng cầu vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu để sản xuất NaOH và soda.

Số liệu thuộc Chương trình Tài nguyên Khoáng sản Khảo sát Địa chất của Hoa Kỳ công bố vào tháng 7/2011 thì tổng sản lượng muối của thế giới năm 2006 đạt 261 triệu tấn, năm 2007 đạt 266 triệu tấn, năm 2008 đạt 276 triệu tấn, năm 2009 đạt 279 triệu tấn, năm 2010 đạt 280 triệu tấn. Những nước có sản lượng muối đứng đầu vẫn là Trung Quốc, Mỹ, Canađa ... và hầu hết các quốc gia

có trong danh sách xếp hạng từ năm 2006 đến nay đều tăng trưởng về sản lượng và doanh thu. Tổng số 239 quốc gia được xếp hạng (trong đó có 43 quốc gia không có bờ biển đều xếp thứ 196) và phần lớn những nước có sản lượng muối cao đều có số km đường bờ biển khá lớn. Chẳng hạn như Mỹ (thứ 9/239), Canađa 1/239, Pháp 35/239, Australia 7/239. Việt Nam 34/239... Tuy nhiên một số quốc gia không có bờ biển nhưng vẫn có ngành công nghiệp muối phát triển từ khai thác muối mỏ như: Thuỵ Sỹ, Bêlôrútxia...

Trung Quốc là nước sản xuất muối đứng đầu thế giới với sản lượng trên 60 triệu tấn năm, tiếp sau đó là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ... Sản lượng muối của Trung Quốc năm 2006 đạt hơn 56.6 triệu tấn và năm 2010 đạt hơn 62,7 triệu tấn, giá trị sản lượng muối chiếm 12% tổng giá trị sản lượng kinh tế biển. Các sản phẩm muối của Trung Quốc khá đa dạng bao gồm: muối biển, muối mỏ, muối lỏng và muối bột. Trong đó muối biển chiếm khoảng 70% tổng sản lượng muối. Trong muối biển khoảng 50% sản lượng muối được sản xuất ở bờ biển BoHai, là một trong bốn vùng sản xuất muối lớn nhất Trung Quốc (gồm Changlu, vịnh Liaodong và vịnh Laizhou; đều thuộc vùng biển BoHai). Theo Hiệp hội muối Trung Quốc, năm 2008 có khoảng 198 nhà sản xuất muối ở Trung Quốc. Tuy nhiên, do nhu cầu muối trong nước tăng cao nên trong năm 2008 vẫn phải nhập khẩu hơn 1,9 triệu tấn. Theo nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội, Trung Quốc đã thiết lập cơ cấu sản xuất muối biển tại vùng phía Đông, sản xuất muối khoáng (muối mỏ) tại vùng trung tâm và phía Nam, sản xuất muối hồ tại khu vực phía Bắc ( Nguyễn Gia Hùng, 2010).

Ở Mỹ, trong giai đoạn đến năm 2010, Mỹ là nước xuất khẩu muối lớn trên thế giới. Năm 2008, sản lượng đạt 48,1 triệu tấn nhưng đã xuất khẩu 34,1 triệu tấn, thu về 1,9 tỷ USD. Năm 2011, sản xuất muối của Hoa Kỳ tăng nhẹ; Tổng giá trị sản xuất đạt hơn 1,7 tỷ đô la; Có 28 công ty với 60 nhà máy hoạt động ở 16 bang Hoa Kỳ. Tỷ lệ ước tính của muối được bán hoặc được sử dụng như sau: Muối mỏ 44%, muối trong nước biển 38%, chân không 10%, muối năng lượng mặt trời8%. Công nghiệp hóa chất tiêu thụ khoảng 40% tổng doanh thu muối,muối trong nước biển chiếm khoảng 90% các loại muối được sử dụng làm nguyên liệu, chủ yếu sản xuất clo và xút. Nhu cầu Muối làm tan băng cho đường cao tốc chiếm 38% nhu cầu của Mỹ, nhà phân phối 8%, nông nghiệp 4%, thực phẩm 4%, công nghiệpchung 2%, xử lý nước 2%, các ngành khác kết hợp với xuất khẩu 2% (Nguyễn Thị Dung, 2017).

Ấn Độ hàng năm sản xuất khoảng 16 triệu tấn muối. Trong đó, người dân dùng hết 8 triệu tấn và ngành công nghiệp sử dụng hết 6 triệu tấn, số lượng còn lại xuất khẩu đem lại một khoản lợi nhuận là 20 tỷ Rupce Ấn Độ. Châu Âu cũng là một trong những nhà sản xuất muối lớn, trong đó Pháp có sản lượng 6,1 triệu tấn, Anh 5,8 triệu tấn.

Tỷ lệ tiêu dùng muối trung bình của thế giới là 42 kg/người/năm; Mỹ là 169 kg/người/năm; Châu Âu là 48 kg/người/năm; Trung Quốc là 33 kg/người/năm; Việt Nam 10 kg/người/năm. Như vậy, thông qua tỷ lệ tiêu dùng muối ta có thể đánh giá mức độ phát triển về công nghiệp hóa chất của mỗi nước.

Bảng 2.1. Nhu cầu sử dụng muối chủ yếu trên toàn thế giới Main salt uses world-wide

Nhu cầu Tỉ lệ

Xút/Clo (Caustic/chlorine) 36%

Sô đa (Soda Ash) 17 %

Hóa chất khác (Other Chemicals) 3 %

Tiêu dùng của con người (Human Consumption) 22 % Dải đường chống tuyết đóng băng (Road De-icing) 12 %

Sử dụng khác (Other Uses) 10 %

Nguồn: Salt Partners (2018)

Tiêu thụ muối trên thế giới trong thời gian gần đây ước đạt 290 triệu tấn, trong đó: Sản xuất công nghiệp 162 triệu tấn (56%); tiêu dùng của con người64 triệu tấn (22%); dải đường chống tuyết đóng băng 35 triệu tấn (12%); nhu cầu khác 29 triệu tấn (10%) (Salt Partners, 2018).

2.2.1.2. Các chính sách hỗ trợ và ưu đãi người sản xuất và kinh doanh muối của một số nước trên thế giới đang áp dụng

a. Kinh nghiệm về quy hoạch và quản lý đối với vùng sản xuất muối

Đối với Mỹ và Trung Quốc, ngoài các yếu tố lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn vốn đầu tư lớn..., thì công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch rất khoa học và đạt được hiệu quả cao.

ven biển, đó là những vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên cho sản xuất muối và vị trí đặt nhà máy hóa chất, lưu lượng, thủy triều lớn, thuận lợi cho việc vận chuyển muối (gần đường giao thông, đường sắt, đường bộ...). Trong quy hoạch phải đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Những cánh đồng muối có quy mô đủ để sản xuất muối công nghiệp đáp ứng cho quy mô nhà máy hóa chất.

+ Quy luật hoạt động của thủy triều.

+ Đảm bảo không gây tác hại đến môi trường sống.

+ Quy hoạch đồng muối với mục đích phát triển và mở rộng lâu dài theo hướng bền vững.

+ Quy hoạch phải tuân thủ những quy định pháp luật của Nhà nước và chính sách, quy định khác trên địa bàn sản xuất muối.

Quy trình quy hoạch bao gồm các hoạt động: (1) Tổ chức các cuộc điều tra khảo sát địa bàn và bố trí cánh đồng muối và công trình phụ trợ; (2) Tổ chức gặp gỡ và thương thuyết trước công chúng; (3) Thu thập ý kiến cá nhân; (4) Tập hợp các ý kiến tốt nhất để hoàn thiện quy hoạch. Theo luật quy hoạch thì các thiết kế cần phải đạt được sự đồng thuận của địa phương về những hạng mục quy hoạch dự án sản xuất muối trong tương lai.

b. Kinh nghiệm về chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở các vùng sản xuất muối

Ở Mỹ: Các chính sách ưu tiên được xác định như sau:

- Khuyến khích khai thác và duy trì những đồng muối hiện có.

- Hỗ trợ cho những người muốn mua lại các cánh đồng muối của chủ sở hữu trước đã đầu tư, bỏ không sản xuất nữa hoặc chuyển mục đích sử dụng.

- Hỗ trợ cho người sản xuất muối khi Nhà nước chuyển đồng muối sang mục đích sử dụng khác vì lý do hủy hoại môi trường sống.

Ở Trung Quốc: Chính sách hỗ trợ ngành sản xuất muối tập trung vào những vấn đề sau đây:

- Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thông qua chất lượng và hiệu quả sản xuất muối.

- Hỗ trợ diêm dân, doanh nghiệp trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng đồng muối, cơ sở hạ tầng đồng muối.

- Hỗ trợ đầu tư tín dụng cho hộ diêm dân và doanh nghiệp đầu tư tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa sản xuất muối.

Ở Australia: Chính sách hỗ trợ tập trung vào những vấn đề sau đây: - Đầu tư kết cấu hạ tầng: Ruộng muối chứa nước biển, kênh dẫn nước mặn và máy bơm nước mặn, hệ thống nước thải..v.v..

- Đầu tư hỗ trợ xây dựng đường giao thông, nhà kho chứa muối, công trình kiểm soát lượng nước biển, công trình xử lý chất thải, hệ thống kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro do sản xuất muối gây ra.

c. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người sản xuất muối

Nhà nước đóng vai trò chủ đầu tư mới và đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng sản xuất muối, bao gồm các công trình như: Đê ngăn nước biển, hệ thống cống dẫn nước biển từ biển vào các vùng sản xuất; Hệ thống kênh mương dẫn nước trên các cánh đồng phơi và kết tinh muối; Đường giao thông trong vùng... Đồng thời triển khai chính sách tín dụng với lãi suất thấp để người nông dân có thể tiếp cận vốn để cải tạo, nâng cao thiết bị sản xuất của họ nhằm nâng cao năng suất làm muối, áp dụng công nghệ mới, cải thiện chất lượng sản phẩm. Cụ thể như:

- Xác định nguồn đất ổn định cho vùng sản xuất muối.

- Hỗ trợ không hoàn lại từ 50% - 60% nhu cầu về vốn dài hạn để đầu tư xây dựng công trình từ đầu mối đến kết cấu hạ tầng của khu vực sản xuất muối.

- Thực hiện chính sách cho vay ngắn hạn với lãi suất ưu đãi để người sản xuất, xây dựng đồng muối, thiết bị sản xuất muối, thiết bị khai thác tổng hợp các sản phẩm hoá học từ muối tự nhiên.

- Thực hiện chính sách miễn giảm thuế thu nhập trong những năm đầu khai thác cho đến khi cánh đồng muối đi vào ổn định cho năng suất thiết kế và hoàn trả xong nợ vay.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ giá muối và chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.

Các chính sách trên được áp dụng tuỳ thuộc ở mỗi quốc gia. Song quan điểm chung nhất được khảo cứu từ các nước là ngành sản xuất muối có vai trò rất quan trọng đối với đời sống dân sinh và ngành hoá học sử dụng các sản phẩm chế

biến từ nước biển. Ngành sản xuất và phân phối muối thương mại luôn được xem là một mạng lưới rộng lớn.

Về hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ muối ở các nước thường không giống nhau. Tham gia ngành công nghiệp muối ở mỗi nước bao gồm: Các doanh nghiệp sản xuất muối, các cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối trên các cánh đồng muối tự nhiên hoặc theo quy hoạch của Nhà nước và có thể bao gồm toàn bộ chuỗi phân phối sản phẩm muối đến các cơ sở chế biến, các cửa hàng tới hộ gia đình tiêu dùng (như Trung Quốc).

Trải qua nhiều năm phát triển, Chính phủ các nước thường đóng vai trò là chủ sở hữu cơ sở hạ tầng ở các vùng sản xuất muối, điều này phản ánh tầm quan trọng và vai trò của ngành sản xuất muối đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, phương thức tổ chức sản xuất, chế biến và lưu thông muối thường phản ánh sự thay đổi về thể chế kinh tế, chính trị, văn hoá và các điều kiện xã hội khác ở từng quốc gia.

Kinh nghiệm Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng chính sách độc quyền trong quản lý mặt hàng này và thành lập các doanh nghiệp Nhà nước để làm nhiệm vụ đầu tư và tổ chức sản xuất, cung cấp cho thị trường trong nước theo giá thống nhất do Nhà nước quy định. Chính phủ đưa ra định hướng chiến lược và quy hoạch các khu vực sản xuất ổn định lâu dài, trực tiếp đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng và đưa ra các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất muối như: hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện về vốn tín dụng để doanh nghiệp hoạt động. Ngoài ra, Nhà nước chú trọng tăng cường đầu tư chiều sâu cho ngành muối, giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng các loại công nghệ tiên tiến để có sản phẩm muối sạch và đảm bảo sản xuất đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng dân sinh và ngành công nghiệp hoá chất.

Chính phủ Trung Quốc thực hiện vai trò quản lý giá muối và điều tiết thị trường muối. Nhà nước phải đóng vai trò điều hoà lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng, nhất là đối với người sản xuất ở những nơi kém lợi thế.

Kinh nghiệm của Ấn Độ

Tạo điều kiện thuận lợi cho diêm dân tiếp cận vốn tín dụng từ kênh Nhà nước để xây dựng, tu bổ và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất muối, hệ thống dẫn nước biển vào đồng muối và thoát nước thải ra các khu vực cho phép, các phương tiện sản xuất muối hàng ngày mà diêm dân cần đến. Nhà

nước yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh muối phải mua hết số muối do diêm dân làm ra sau mỗi vụ sản xuất, không để tình trạng tồn đọng muối trong dân.

Kinh nghiệm của Philippin

Là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển ngành muối do có lợi thế có bờ biển dài 17.500 km. Những vùng sản xuất muối chủ yếu như Pangasinan, Bulacan và Mindoro Occidental, trong đó Pangasinan được mệnh danh là vựa muối lớn nhất của Philippin. Sản lượng muối hiện nay của Philippin khá thấp, ước tính chỉ vào khoảng 160.000 - 220.000 tấn/năm. Sản xuất muối gặp khó khăn, năng suất đạt thấp trong khi giá muối nhập khẩu rẻ hơn nên nước này chủ yếu nhập khẩu muối từ Ấn Độ, Australia và Giooc-đan, bỏ rơi ngành muối trong nước.

Hiện nay Philippin đã khôi phục lại nền công nghiệp sản xuất muối phù hợp với lợi thế và điều kiện tự nhiên. Theo đó, Chính phủ đã đưa ra những mục đích, nguyên tắc, tiêu chuẩn khoa học xác định những vùng thích hợp sản xuất muối và hỗ trợ các nhà đầu tư vào sản xuất muối.

Nhà nước Philippin đưa ra những chính sách hỗ trợ khá cụ thể cho các nhà đầu tư sản xuất muối, qui mô cấp đất làm muối:

- Cá nhân - không được phép quá 5 ha - Hiệp hội/Công ty không quá 100 ha

- Các quỹ và tập đoàn tương đương không vượt quá 500 ha - Vị trí đất được đề xuất phải liền kề nhau.

(Cục Chế biến, thương mại Nông lâm Thủy sản và Nghề muối, 2018

Đánh giá chung

Qua nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất, quản lý và chính sách ở một số nước sản xuất muối lớn trên thế giới có thể rút ra một số nhận định sau:

- Phát triển ngành muối được các nước rất coi trọng, xem như một ngành kinh tế quốc dân lớn, có vai trò, vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, có tính quyết định đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 27)