Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 48)

3.1.1. Đặc điểm Trạm Hoà Bình

Trạm muối Hòa Bình được thành lập ngày 15/10/1985 theo quyết định số 252/TCTMVN của Tổng Công ty muối Việt Nam (nay là Công ty TNHH MTV muối Việt Nam).

Từ bước đầu khai sinh, Trạm đã không ngừng vươn lên bằng chính sức mạnh của mình, Trạm đã ngày càng phát huy vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong ngành muối nói riêng và trong hệ thống doanh nghiệp Nhà nước nói chung. Cùng với sự đóng góp to lớn của lãnh đạo Trạm còn có sự đóng góp của mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong Trạm tạo thành những mắt xích quan trọng. Sự đoàn kết hiệp lực giữa các cá nhân ấy là một trong nhân tố sức mạnh làm cho Trạm ngày càng phồn thịnh.

Là một đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV muối Việt Nam, hạch toán độc lập nhưng có quan hệ mật thiết với Công ty về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng , tiêu thụ, dịch vụ thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị hoạt động kinh doanh nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác kinh doanh nhằm nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên cũng như toàn Công ty.

Chức năng nhiệm vụ

Hai nhiệm vụ mà Trạm muối Hòa Bình phải thực hiện đó là đảm bảo hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả về mặt kinh tế. Tưởng chừng như hai nhiệm vụ đó rất mâu thuẫn trái ngược với nhau đối với một doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường, nhưng đó lại là hai chức năng chính của Trạm muối Hòa Bình. Hai nhiệm vụ đó vừa bổ xung, phối hợp chặt chẽ để giúp Trạm hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và của Công ty.

Trạm thực hiện các nhiệm vụ được Công ty giao phó, đó là nhiệm vụ chương trình phổ cập muối Iốt toàn dân, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra, việc điều hoà muối tại các tỉnh miền núi đảm bảo cho bà con các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa có đủ muối để tiêu dùng, giúp họ phòng chống các căn bệnh do thiếu muối iốt gây ra. Những chương trình như vậy mang ý nghĩa xã hội rất sâu sắc nó thể hiện tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta.

Nguồn lực

Trạm muối Hòa Bình là một đơn vị thuộc Công ty TNHH MTV muối Việt Nam, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập được Công ty giao vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác, đơn vị có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, bảo toàn vốn và phát triển vốn được giao, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn Công ty giao cho Trạm quản lý.

Trên cơ sở vốn và nguồn lực Công ty đã giao cho Trạm, với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đồng thời để đạt mục tiêu không ngừng tăng trưởng lợi nhuận, qui mô sản xuất, hoàn thành các chỉ tiêu Công ty giao phó.

Tình hình sản xuất kinh doanh

Về kế hoạch thực hiện muối cấp cho các hộ nghèo theo QĐ 102/2009/QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ, của các tỉnh miền núi, vùng cao khá ổn định trong những năm qua. Tuy nhiên sản lượng muối cung cấp cho miền núi chững lại và có nguy cơ hạ thấp. Thị trường miền núi vốn là thị trường của Trạm nhưng hiện tại rất nhiều tư nhân làm muối, làm giả bao bì nhãn mác, ruột bên trong là muối thường, trọng lượng không được đảm bảo. Vì vậy lượng muối giá rất thấp, các tư thương tìm mọi cách đưa lên miền núi cạnh tranh với Trạm.

Với kế hoạch muối cho thị trường: Tâm lý khách hàng, đặc điểm của thị trường này là thói quen dùng muốt trắng, việc vận động tuyên truyền không thể trong chốc lát làm họ thay đổi sang sử dụng muối được.

Tuy nhiên sau một quá trình vận động tuyên truyền về tính hữu ích của sản phẩm muối Iốt gíup mọi người phòng chống bệnh đần độn do thiếu Iốt thì thị trường này đã chấp nhận dùng sản phẩm muối của Trạm.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Trạm có tăng, nhưng tăng nhẹ qua 2 năm. Doanh thu thuần năm 2018 tăng với mức là 9,704% so với năm 2017. Lợi nhuận gộp tăng là 8,667%. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng là 9,854%. Tổng lợi nhuận trước thuế tăng 7,03% và lợi nhuận sau thuế tăng là 7,5%. Nhìn vào hai năm ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trạm có tăng nhưng lượng tăng vẫn chưa mạnh. Năm 2017, lợi nhuận có được là từ lợi nhuận khác. Chi phí từ bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Trạm khá cao do đặc thù của sản phẩm muối: Sản xuất phân tán khiến cho chi phí vận chuyển cao, sản phẩm dễ tan làm chi phí hao

hụt, chi phí bảo quản tăng lên. Điều đó cũng làm cho hiệu quả hoạt đông kinh doanh của Trạm chưa cao ( Báo cáo của Trạm Hòa Bình, 2018).

3.1.2. Đặc điểm vùng sản xuất muối cung ứng cho Trạm muối Hòa Bình

* Điều kiện thời tiết, khí hậu

Sản xuất muối là đặc thù phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết, đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và sản lượng muối. Có thể khái quát điều kiện khí hậu, thời tiết theo từng vùng như sau:

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng nguyên liệu cho sản xuất muối, có khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tương đối lớn. Nhiệt độ: trung bình 22,5 - 24oC; mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ trung bình là 28 - 29oC. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình nhiều năm là 110 - 118Kcal/cm2; số giờ nắng 1630 - 1740 giờ/năm. Tổng số ngày nắng bình quân 200 ngày/năm. Số ngày có nắng có thể sản xuất muối khoảng 120 -150 ngày/năm. Mưa: Lượng mưa trong 3 tháng (tháng 6, 7 và 8) chiếm tới 70% của cả năm. Đây cũng là thời điểm xuất hiện nhiều cơn bão lớn kèm theo mưa, lũ kết hợp với triều cường gây bất lợi cho sản xuất muối.

Độ mặn của nước biển: Vào mùa khô nước biển có độ mặn tương đối cao từ 1,5-3,1 Be’. Về mùa mưa do ảnh hưởng của lũ sông nội địa, nên độ mặn bị giảm đi đáng kể.

* Tình hình lao động làm muối ở các tỉnh nằm trong vùng cung ứng nguyên liệu muối đầu vào cho Trạm muối Hòa Bình được thể hiện qua bảng số liệu 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Tổng số lao động làm muối ở vùng cung ứng muối cho Trạm Hòa Bình giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Người TT Tỉnh 2016 2017 2018 17/16 (%) 18/17 (%) BQ (%) 1 Hải Phòng 2.877 2.877 2.000 100,0 143,9 119,9 2 Thái Bình 927 925 925 99,8 100,0 99,9 3 Nam Định 19.168 11.040 10.400 57,6 106,2 78,2 4 Thanh Hóa 7.499 8.941 8.941 119,2 100,0 109,2 5 Nghệ An 9.307 17.240 16.908 185,2 102,0 137,4 6 Hà Tĩnh 4.013 5.343 5.343 133,1 100,0 115,4 Cộng 43.791 46.366 44.517 105,9 104,2 105,0

Qua bảng số liệu cho thấy bình quân số lượng lao động làm muối tăng qua 3 năm số lượng tăng bình quân là 5%, tuy lượng tăng không lớn nhưng đây vẫn là một tín hiệu đáng mừng vì việc sản xuất và kinh doanh muối là một ngành không đơn giản và mang lại thu nhập không cao. Đối với Trạm muối Hòa Bình không tự sản xuất ra muối nguyên liệu để chủ động nguồn cung, vì vậy phải phụ thuộc rất nhiều vào việc cung ứng của các tỉnh lân cận đặc biệt là 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, số người tham gia sản xuất muối tăng Thanh Hóa tăng 9,2%; Nghệ An tăng 15,4%.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu này áp dụng hai phương pháp tiếp cận, một là theo chuỗi cung ứng và theo vùng miền.

Tiếp cận theo chuỗi cung ứng: phù hợp với lý thuyết về kinh doanh muối, yêu cầu xem xét dòng lưu chuyển của sản phẩm muối từ nơi sản xuất, qua công ty, các đại lý và đến tay người tiêu dùng như thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3.1. Chuỗi cung ứng muối tại trạm muối Hòa Bình

Nguồn: Hà Văn Tiến (2009)

Tiếp cận theo vùng nông thôn và thành thị: Đòi hỏi việc phát triển kinh

Đầu vào (Nơi sản xuất muối)

Trạm muối Hòa Bình

(Trực thuộc công ty muối Việt Nam)

Đại lý cấp 2

Đại lý cấp 3

doanh muối phải tính đến sự sai khác giữa nông thôn và thành thị về hệ thống đường xá, khoảng cách cung đường, và chi phí vận chuyển. Khi đưa muối đến đây, chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn, vì thế giữa các vùng miền khác nhau, cũng có các khoảng cách khác nhau.

3.2.2. PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Từ cách tiếp cận trên mà điểm nghiên cứu được lựa chọn như sau: Công ty TNHH một thành viên muối Việt Nam tại Hoà Bình được chọn làm điểm nghiên cứu về kinh doanh muối. Từ đây, chọn vùng sản xuất muối đầu vào cho Trạm là vùng muối huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Để thấy được sự sai khác giữa vùng nông thôn và thành thị, nghiên cứu này chọn địa bàn TP. Hoà Bình và hai huyện, huyện Mai Châu và huyện Đà Bắc đại diện cho vùng thành thị và nông thôn trong kinh doanh muối. Dưới đây là đặc điểm của các điểm nghiên cứu này:

Đề tài chọn điểm nghiên cứu tại 2 huyện, 1 thành phố đó là: TP. Hòa Bình, Huyện Mai Châu, Huyện Đà Bắc để đại diện cho kinh tế của tất cả các huyện thị trên toàn tỉnh Hòa Bình.

Bảng 3.2 Tình hình dân số và số lượng các đại lý tiêu thụ muối của tỉnh Hòa Bình

Chỉ tiêu

Đặc trưng Đơn vị tính

TP HB Mai Châu Đà Bắc

Thành thị Nông thôn Nông thôn

(khó khăn)

Dân số Người 154.006 54.537 53.204

Số đại lý Đại lý 57 53 49

Chủ đại lý cấp 2 Đại lý 03 03 03

Chủ đại lý cấp 3 Đại lý 54 50 46

Nguồn: Số liê ̣u Công ty TNHH MTV muối Việt Nam (2018)

Đề tài lựa chọn 3 địa điểm, địa diện để thu thập thông tin để điều tra số liệu do 3 vùng trên đại diện về tình kinh tế xã hội cho cả tỉnh Hòa Bình.

Đối với Thành Phố Hòa Bình là vùng có kinh tế xã hội phát triển nhất, dân số đông đúc với 154.006 người hơn gấp 3 lần đối với các huyện khác, số lượng đại lý tiêu thụ muối cũng nhiều nhất, trong đó có 3 đại lý cấp 2, còn là 54 đại lý cấp 3 là những đại lý tạp hóa bán lẻ.

Đối với huyện Mai Châu là huyện có điều kiện kinh tế khá của tỉnh Hòa Bình. Năm 2018, tổng giá trị sản xuất đạt 1.672.700 triệu đồng (giá hiện hành), vượt 3,25% so với kế hoạch và tăng 25,11% so với cùng kỳ, trong đó: Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản đạt 604.700 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,15%; giá trị công nghiệp - xây dựng đạt 578.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34,56%; giá trị thương mại - dịch vụ đạt 490.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 29,29%; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 52.054 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 20,373 triệu đồng/người/năm.

Huyện Đà Bắc là huyện có kinh tế kém của tỉnh Hòa Bình. Xuất phát điểm của nền kinh tế của huyện vào loại thấp trong tỉnh, đời sống ở các khu vực dân cư có nhưng chênh lệch lớn. Khu vực thành thị có mức sống ổn định tương đối đồng đều nhưng tỷ lệ không cao, không có các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, khu vực nông thôn có mức sống thấp còn nhiều hộ nghèo, việc xoá đói giảm nghèo hết sức khó khăn, các hộ nghèo chủ yếu ở nông thôn sản xuất theo dạng tự cung tự cấp, chưa có thói quen tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng để trao đổi theo nhu cầu thị trường. Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 50%. Dịch vụ thương mại, du lịch chiếm 35,5%. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 14,5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,5%, thu nhập bình quân đầu người 13 triệu đồng/năm.

3.2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

3.2.3.1.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài tiến hành thu thập thông tin và số liệu về sản lượng muối qua các năm, giá muối mua vào, bán ra, lượng muối tiêu dùng, phục vụ cho công nghiệp, phục vụ cho ăn uống hàng ngày và phục vụ cho y tế. Để thu thập được những số liệu trên đề tài tiến hành thu thập tại Công ty TNHH MTV muối Việt Nam.

3.2.3.2.Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Đề tài tiến hành thu thập số liệu ở 103 đại lý và 98 người tiêu dùng các loại muối như thể hiện ở bảng 3.1. Đề tài tiến hành thu thập các số liệu về thực trạng tiêu dùng muối, nguồn cung cấp muối cho doanh nghiệp, mạng lưới phân phối muối của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để thu thập được các loại số liệu trên, đề tài tiến hành thu thập thông qua việc phát phiếu điều tra số liệu và phỏng vấn các đối tượng để thu thập số liệu và thông tin cần thiết cho việc thực hiện đề tài.

Bảng 3.3. Số mẫu được điều tra theo các địa bàn nghiên cứu

Loại mẫu TP. Hòa

Bình H. Mai Châu H. Đà Bắc Tổng số 1. Đại lý 37 33 33 103 Chủ đại lý cấp 2 02 03 03 08 Chủ đại lý cấp 3 35 30 30 95 2. Số người tiêu dùng 38 30 30 98

Người tiêu dùng muối ăn 35 30 30 95

Người tiêu dùng muối công nghiệp 02 - - 02 Người tiêu dùng muối dùng trong y tế 01 - - 01

3. Số lãnh đạo và nhân viên của

Trạm muối 30

Số lượng mẫu điều tra tại TP. Hòa Bình, Trạm có 2 đại lý cấp 2, vì số lượng đại lý ít, nên điều tra hết; Số đại lý cấp 3 và người tiêu dùng muối ăn rất nhiều, nên điều tra lấy mẫu; Người tiêu dùng công nghiệp và y tế số lượng ít và chỉ ở TP nên điều tra hết.

3.2.4. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin

3.2.4.1 Phương pháp xử lý số liệu

Các tài liệu sau khi thu thập được chúng tôi tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho phân tích đề tài. Sử dụng phương pháp tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu. Các công cụ và kỹ thuật tính toán là được xử lý trên Excel.

3.2.4.2Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp này được sử dụng để mô tả tổng quát về địa bàn nghiên cứu, thực trạng tiêu dùng muối tại địa bàn nghiên cứu. Được dùng mô tả tình hình cơ bản của doanh nghiệp, tình hình kinh doanh, phát triển thị trường,… tiêu thụ sản phẩm của công ty qua năm thông qua sử dụng chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.

thập làm cơ sở để phân tích và kết luận.

3.2.4.3 Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu để so sánh sự biến động về tài sản, nguồn vốn, về lao động, kết quả tiêu thụ của mỗi nhóm sản phẩm, kết quả ở từng vùng thị trường, biến động về doanh thu, lợi nhuận … của công ty qua các năm, từ đó thấy được xu hướng biến động, so sánh sự phát triển thị trường của công ty qua các năm; với kế hoạch và mục tiêu đề ra. Từ đó đưa ra những nhận xét, tìm hiểu nguyên nhân và là cơ sở để đưa ra các giải pháp tối ưu trong từng trường hợp. Trong phân tích, đánh giá sử dụng cả số bình quân, số tương đối và số tuyệt đối.

3.3. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

3.3.1. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng tiêu dùng muối của Trạm Hòa Bình

+ Lượng muối tiêu thụ của Trạm muối Hòa Bình, bao gồm đại lý cấp 2 và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 48)