Nâng cao năng lực kinh doanh của trạm muối Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 94)

4.4.5.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Sản phẩm đến với tay người tiêu dùng nhiều hay không là phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm có tốt hay không. Đối với doanh nghiệp mới để có được chỗ đứng trên thị trường cần tạo dựng được uy tín cho đơn vị, chất lượng sản phẩm chính là uy tín để khách hàng đón nhận.

Bên cạnh đó việc đa dạng hóa sản phẩm rất quan trọng trong việc khai thác tất cả các nhu cầu của thị trường, còn hạn chết được sự cạnh tranh từ các đại lý của công ty trong cùng một thị trường với nhau. Bất kì một công ty nào muốn mở rộng thị trường và tăng thị phần hàng hóa của mình trên thị trường không chỉ đảm bảo chất lượng tốt mà còn phải tăng thêm thương hiệu và chủng loại sản phẩm hàng hóa. Đây chính là mục tiêu của chiến lược sản phẩm, đồng thời đây cũng là yếu tố để khẳng khả năng cạnh tranh trên thị trường được tăng thêm.

Trạm muối Hòa Bình trong những năm qua đã có những sản phẩm tốt được khách hàng đánh giá khá cao. Bên cạnh đó thì cũng có một số khách hàng chưa thực sự hài lòng về sản phẩm. Trong thời gian tới Trạm cần nỗ lực hơn nữa

để nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra các sản phẩm mới, làm đa dạng hóa sản phẩm, đem tới nhiều lựa chọn cho khách hàng.

Để thực hiện tốt những điều trên Trạm muối Hòa Bình cần thực hiện các nội dung sau: Luôn sát sao theo dõi, giám sát, phân tích chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra. Tăng cường và theo dõi sát sao công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Công tác nghiên cứu thị trường được thực hiện thường xuyên để có sản phẩm mới có sự khác biệt hẳn so với sản phẩm cũ. Trạm cần đảm bảo cơ sở hạ tầng và hệ thống nhà xưởng trong sản xuất, đảm bảo đúng quy trình khi sản xuất, khoa học kĩ thuật được đầu tư. Tổ chức các cuộc thanh tra đánh giá sản phẩm hàng tháng để từ chất lượng sản phẩm thực tế, cần có quy chế thưởng phạt rõ ràng đối với các bộ phận trong nhà máy. Có thể thu hồi thậm chí hủy bỏ tất cả các sản phẩm có lỗi, tuyệt đối không để sản phẩm đó có mặt trên thị trường. Tiến hành đa dạng hóa sản phẩm. Từ công tác nghiên cứu thị trường, thường xuyên bổ sung những sản phẩm mới, có nhiều sự khác biệt. Đưa ra các loại mẫu mã bao bì sản phẩm bắt mắt dễ nhìn, thường xuyên đổi mới mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, lập tức loại bỏ và sửa đổi những mẫu mã bao bì kém chất lượng.

Điều kiện tiên quyết dẫn đến sự thành công hay thất bại của Trạm chính là chất lượng của sản phẩm. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm không chỉ tạo dựng được uy tín cho đơn vị mà còn giúp đơn vị có chỗ đứng vững chắc hơn.

4.4.5.2. Giải pháp về nhân lực

Đầu tư thêm nhân lực cho bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm với tiêu chí nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm mới. Có chính sách khen thưởng hợp lý dựa trên kết quả nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh nhằm kích thích sức sáng tạo.

Trong giai đoan 2018-2023 tiếp tục rà soát chất lượng lao động trong toàn đơn vị để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả trực tiếp và gián tiếp. Rà soát mô hình tổ chức các phòng ban cơ quan theo hướng tinh giảm nhân lực gián tiếp tăng chất lượng và hiệu quả công việc. Tiếp tục tuyển dụng thêm kỹ sư có tay nghề và trình độ cao.

- Để phát triển nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của. Trạm cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2018-2023 như sau:

Bảng 4.31. Lao động dự kiến đào tạo

ĐVT: Người

STT Trình độ 2018 2019 2023

1

Nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật 05 10 12

- Trên đại học 01 01

- Đại học, cao đẳng 10 12 15

2 Đào tạo nâng cao tay nghề 15 13 15

Tổng 30 36 43

Nguồn: Công ty TNHH MTV muối Việt Nam (2018)

Bảng 4.32. Chi phí dự kiến đào tạo

ĐVT: 1.000 đồng

STT Chương trình đào tạo 2018 2019 2023

1 Nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật 30.000 50.000 70.000 2 Đào tạo nâng cao tay nghề 50.000 60.000 96.000

Tổng 80.000 110.000 166.000

Nguồn: Công ty TNHH MTV muối Việt Nam (2018)

Xây dựng chính sách đãi ngộ để người lao động có tay nghề gắn bó và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao song song với các quy chế quy phạm trong quá trình sản xuất để nâng cao ý thức người lao động. Cải cách chế độ tiền lương nhằm thu hút và giữ lao động có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật cao.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo con người để tiếp thu công nghệ mới phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất.

Tiếp tục tuyển dụng đào tạo các chức danh quản lý và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển. Thực hiện luân chuyển cán bộ để nâng cao kỹ năng quản lý.

Đầu tư thêm nhân lực và tài chính cho bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm với tiêu chí nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm mới có chất lượng cao và tiện ích. Có chính sách khen thưởng hợp lý dựa trên kết quả nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh nhằm kích thích sự sáng tạo.

Tổ chức tham gia các kỳ hội chợ triển lãm công nghệ trong và ngoài nước để tìm kiếm những công nghệ mới, máy móc thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong thời đại mới.

Hàng năm, đề ra kế hoạch cải tiến quy trình sản xuất nhằm tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu, đẩy mạnh việc sử dụng các nguyên vật liệu thay thế nhằm hạ giá thành sản phẩm. Áp dụng những công nghệ sản xuất sạch hơn, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trong thời gian tới, Công ty sẽ hoàn thiện việc nâng cấp toàn bộ hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường.

4.4.5.3. Giải pháp tài chính

Khai thác các nguồn vốn để chủ động trong mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.33. Dự kiến tình hình tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030 ĐVT: Triệu đồng STT Nguồn vốn 2020 2025 2030 Tổng số 4.000 6.000 8.000 1 - Vốn tự có 1.700 3.500 5.000 2 - Vốn vay 2.300 2.500 3.000

Nguồn: Công ty TNHH MTV muối Việt Nam (2018) Hạn chế vay vốn ngân hàng để tránh rủi ro và chi phí trả lãi. Hạn chế hàng tồn kho để tăng lưu chuyển dòng vốn.

Thực hiện khoán chi phí cho các bộ phận trước mắt là bộ hận thương mại - thị trường và dần tới là các bộ hận trong đơn vị. Có chính sách khen thưởng khi sử dụng các khoản chi phí thấp hơn định mức nhằm kích thích sức sáng tạo và tiết kiệm.

Đối với các nhà phân phối chủ lực cần có chính sách hỗ trợ tín dụng như: cho hưởng chiết khấu hợp lý dựa trên thời hạn thanh toán ngược lại trường hợp nhà phân phối gặp khó khăn về tài chính thì có thể tăng thời hạn thanh toán.

Triệt để thu hồi công nợ nhằm hạn chế sự chiếm dụng vốn của khách hàng.

4.4.5.4. Giải pháp cạnh tranh với các đối thủ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong nước và có cả những doanh nghiệp nước ngoài, để sản phẩm của Trạm muối Hòa Bình có thể cạnh tranh được thì sản phẩm cần phải có những ưu điểm hơn các đối thủ có thể về chất lượng, giá cả và mẫu mã sản phẩm.

Nếu các yếu tố trên mà ngang hoặc là không hơn được các đối thủ thì doanh nghiệp phải có những nghiên cứu về sản phẩm mới khác biệt mà các doanh nghiệp khác không có thì việc tiêu thụ sản phẩm mới cạnh tranh được các đơn vị khác.

Hiện tại Công ty mẹ là Công ty TNHH một thành viên muối Việt Nam, đang là đơn vị có nhà máy liên doanh sản xuất muối xuất khẩu đi Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trạm cần nắm bắt thế mạnh đó của Công ty mẹ, mạnh dạn xin chủ trương, đăng ký chất lượng, xây dựng kế hoạch đưa các mặt hàng xuất khẩu đó tiêu thụ trên thị trường trong nước, mở rộng thị phần ở phân khúc khác, tìm hướng đi mới cho đơn vị, cũng như người lao động

Cho rà soát lại tất cả các mặt hàng, hiện có của Trạm, mạnh tay loại bỏ những sản phẩm bán chậm, hết chu kỳ vòng đời sản phẩm, thay thế bằng những mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

Mặt khác, Trạm cần tìm ra một số giải pháp kinh doanh khác, ngoài muối, có hiệu quả kinh tế cao hơn, song hành để cùng phát triển, kinh doanh với muối, tạo nguồn thu ổn định, hiệu quả.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu về chiến lược phát triển kinh doanh để tìm ra hướng đi đúng đắn phù hợp là điều vô cùng cần thiết đối với các công ty, nó quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, đối với Trạm muối Hòa Bình thuộc công ty TNHH muối Việt Nam những năm gần đây cũng đã chú trong đến vấn đề này, tuy nhiên về phương thức làm cũng như việc đầu tư còn hạn chế Từ thực tế đó việc nghiên cứu đề tài “Phát triển kinh doanh muối tại Công ty TNHH Một Thành Viên Muối Việt Nam: trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Hòa Bình” là vô cùng cần thiết và đã đạt được những kết quả như sau:

Thứ nhất: Nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh doanh gồm có phát triển thị trường tiêu thụ, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm để ứng dụng vào việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Trạm muối Hòa Bình thuộc công ty TNHH muối một thành viên Việt Nam.

Thứ hai: Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng việc phát triển kinh doanh của Trạm muối Hòa Bình, số liệu được thể hiện qua 3 năm 2016-2018 và số liệu điều tra tình hình thực tế. Đến nay việc phát triển thị trường tiêu thụ vẫn đang được Trạm quan tâm rất tốt và được đưa lên làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Cho đến nay Trạm đã mở rộng được nhiều các đại lý thuộc các huyện, thành phố như: 8 đại lý cấp 2 và 168 đại lý cấp 3 và các hộ kinh doanh buôn bán sản phẩm của doanh nghiệp gồm các sản phẩm muối ăn, muối công nghiệp và muối phục vụ cho y tế được khách hàng đánh giá cao, phù hợp với các đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình đến thu nhập thấp. Tuy nghiên sản phẩm của Trạm còn ít, chưa đa đạng, hoạt động xúc tiến thương mại còn hạn chế cần đẩy mạnh và phát huy hơn nữa.

Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có tác yếu tổ chủ quan như: Chất lượng sản phẩm, các hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, đội ngũ nhân viên phát triển thị trường; các yếu tố khách quan như đối thủ cạnh tranh hiện nay rất mạnh, đặc biệt là những công ty sản xuất và kinh doanh muối.

Thứ ba: Nghiên cứu đã đưa ra được các giải pháp phù hợp để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm như: xây dựng mục tiêu phát triển thị trường, đẩy mạnh

các hoạt dông nghiên cứu thị trường, tích cực quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, các hoạt động phân phối sản phẩm, các giải pháp về nhân lực, cơ sở vật chất… Trong các giải pháp trên thì doanh nghiệp chú trọng hàng đầu tới chất lượng sản phẩm sau đó là hoạt động xây dựng thương hiệu về sản phẩm của đơn vị đề người tiêu dùng tin dùng.

5.2. KIẾN NGHỊ 5.2.1. Đối với nhà nước 5.2.1. Đối với nhà nước

Nhà nước thực hiện chính sách quản lý giá muối, đồng thời cũng sẽ có các chính sách quản lý lưu thông, điều tiết hợp lý khi thị trường biến động; vừa hạn chế bất lợi cho diêm dân, nắm chắc nguồn hàng xã hội để cân đối cung cầu; vừa quản lý các chủng loại muối lưu thông đến từng đối tượng, phục vụ và quản lý nguồn thu cho ngân sách theo từng chủng loại muối.

Nhà nước cần tăng vốn dự trữ lưu thông cho sản xuất muối, thu mua tạm trữ muối khi được mùa, để điều tiết thị trường. Có chính sách bình ổn giá muối cho người dân, không để giá muối xuống thấp hơn so với giá sàn.

Nhà nước tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia, khi cần thiết có thể dùng lực lượng này để hoà giá: Trường hợp giá muối xuống quá thấp (ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống diêm dân), nhà nước sẽ tăng lượng dự trữ quốc gia; trường hợp giá muối tăng cao quá mức do mất mùa muối, có tình trạng đầu tư tích trữ làm thị trường bất ổn, nhà nước sẽ xuất kho dự trữ để bán ra.

Đầu tư các dây chuyền rửa muối tại các vùng sản xuất muối công nghiệp để nâng cao chất lượng muối; tận dụng, chế biến phụ phẩm của muối (thạch cao, nước ót), đa dạng hoá sản phẩm; Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vay trong hai năm đầu, 50% trong năm thứ ba, mức vay tối đa 100% giá trị đầu tư thiết bị sản xuất muối sạch; hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất vay thương mại đối với các khoản vay trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị chế biến muối, mức vay tối đa bằng 70% giá trị của dự án; thời hạn cho vay không quá 12 năm theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Căn cứ tình hình sản xuất, tiêu thụ muối trong nước hàng năm, các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại, Công nghiệp đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch xuất, nhập khẩu muối đáp ứng nhu cầu muối nguyên liệu cho sản xuất muối ăn, công nghiệp hoá chất và bảo vệ phát triển thị trường muối trong nước;

5.2.2. Đối với UBND tỉnh Hòa Bình

Cần hoàn thiện các biện pháp và chính sách đồng bộ để quản lý chất lượng sản phẩm các công ty trên thị trường, tránh hàng giả hàng nhái, hàng không đúng chất lượng với tiêu chuẩn đăng ký kinh doanh tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Hệ thống thông tin và dự báo về thị trường cần được hoàn thiện nhanh chóng để các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các thông tin và xu hướng phát triển thị trường trong nước và ngoài nước, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời đúng đắn cho hoạt động sản xuất đáp ứng tốt nhất đầy đủ nhất nhu cầu thị trường.

Cần đưa ra những chính sách hỗ trợ về nguyên liệu đầu vào, máy móc, khoa học kỹ thuật cho các doanh nghiệp, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm.

Hỗ trợ vốn cho các công ty đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất, có các hình thức bảo hiểm cho toàn bộ các doanh nghiệp, khi găp rủi ro họ có thể hạn chế được tổn thất và yên tâm vào đầu tư sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001). Kỹ thuật sản xuất muối phơi cát, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ công thương, 2017. Báo cáo Công nghiệp và Thương mại Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Truy cập tại http://moit.gov.vn/web/guest/co-cau- tochuc?p_p_id=ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J 27zzcekf5hy&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=c 1&p_p_col_count=1&_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTA NCE_J27zzcekf5hy_lichSuId=3&_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSupor tlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy_mvcPath=%2Fhtml%2Fshow%2FviewDetailLichSu PhatTrien.jsp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 94)