Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển kinh doanh muối tại trạm muối Hòa Bình thuộc
4.1.5. Kết quả phát triển kinh doanh muối ở tỉnh Hòa Bình
Kết quả phát triển kinh doanh sản phẩm tại Trạm muối Hòa Bình được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau về số lượng sản phẩm tiêu thụ, các loại sản phẩm được tiêu thụ và doanh thu cũng như lợi nhuận mang lại, cụ thể được thể hiện qua các bảng số liệu sau:
Bảng 4.18. Lượng muối tiêu thụ của Trạm muối Hòa Bình qua các năm Lượng muối tiêu thụ của Lượng muối tiêu thụ của
Trạm muối Hòa Bình Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Muối ăn (kg) Thị phần (%) 920.000 22,7 1.100.000 25,9 1.200.000 28,6 Muối công nghiệp (kg)
Thị phần (%) 330.000 78,5 350.000 70,0 400.000 60,0 Muối dùng trong y tế (kg) Thị phần (%) 27.000 100,0 27.000 100,0 30.000 100,0 Nguồn: Công ty TNHH một thành viên muối Việt Nam (2018)
Tình hình biến động về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Trạm muối Hòa Bình qua 3 năm 2016-2018.
Các mặt hàng về lương thực thực phẩm được sản xuất tập trung tại Trạm muối Hòa Bình. Sản phẩm chủ yếu là muối ăn, muối công nghiệp và muối y tế được xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cụ thể làm căn cứ triển khai thực hiện.
Bảng 4.19. Khối lượng sản phẩm được tiêu thụ qua các năm
ĐVT: Tấn Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017 /2016 2018 /2017 BQ 1. Muối ăn 660 920 1.100 139,4 119,6 129,1 2. Muối công nghiệp 300 330 350 110,0 106,1 108,0 3. Muối y tế 20 27 27 135,0 100,0 116,2
Tổng sản phẩm 980 1.277 1.477 130,3 115,7 122,8
Nguồn: Công ty TNHH một thành viên muối Việt Nam (2018)
Bảng 4.19 cho thấy tổng khối lượng sản phẩm của Trạm tăng qua 3 năm, bình quân tăng 22,8% mỗi năm, mặt hàng tăng chủ yếu đó là sản phẩm, sản phẩm muối ăn tăng 29,1%, sản phẩm muối công nghiệp tăng 8%, sản phẩm muối y tế tăng 116,2%. Đây là dấu hiệu tích cực vì thực tế hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với nhiều sản phẩm muối khác nhau, có cả những sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc với mẫu mã đẹp và giá rẻ hơn nhiều so với sản phẩm của Trạm.
Sản phẩm của Trạm muối Hòa Bình mang tính đặc thù, những sản phẩm này rất khó phát triển thị trường tiêu thụ do tính cạnh tranh của thị trượng hiện nay rất mạnh nên doanh nghiệp chuyển hướng tiêu thụ sang các thị trường miền núi và kết quả đã được cải thiện đáng kể qua 3 năm gần đây.
Bảng 4.20. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường quan 3 năm ĐVT: Tấn ĐVT: Tấn Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017 /2016 2018 /2017 BQ Tổng số 980 1.277 1.477 130,3 115,7 122,8 1. Huyện Đà Bắc 215 335 340 155,8 101,5 125,8 2. Huyện Mai Châu 210 248 326 118,1 131,5 124,6 3. Huyện Tân Lạc 195 237 244 121,5 103,0 111,9 4. Huyện Lạc Sơn 188 222 232 118,1 104,5 111,1 5. Huyện Kỳ Sơn 115 135 177 117,4 131,1 124,1 6. Các huyện và thành phố còn lại 57 100 158 175,4 158,0 166,5
Nguồn: Công ty TNHH một thành viên muối Việt Nam (2018)
Bảng 4.20 cho thấy được sự thay đổi qua các năm về khối lượng sản phẩm tăng lên rõ rệt. Khu vực luôn đem lại doanh thu lớn nhất cho Trạm đó là khu vực huyện Đà Bắc. Đối với khu vực Vùng núi phía Bắc, đây là thị trường truyền thống của Trạm nên khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên chậm nhưng đều qua các năm, mỗi năm đều là 22,8%.
Trong bối cảnh hoạt động sự cạnh tranh hết sức gay gắt trên thị trường và tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Các mặt hàng sản xuất của Trạm có xu hướng giảm về số lượng do khó cạnh tranh với các đối thủ, cụ thể như sau:
Từ việc khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Trạm được tăng dần qua các năm, đồng nghĩa với việc doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng được tăng lên đáng kể, cụ thể được thể hiện qua hình 4.1 như sau:
ĐVT: Triệu đồng
Đồ thị 4.1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm muối qua các năm
Nguồn: Công ty TNHH một thành viên muối Việt Nam (2018)
Đồ thị 4.1 cho thấy doanh thu có sự tăng lên qua các năm, năm 2016 là 43.598 triệu đồng, đến năm 2017 tăng lên 46.096 triệu đồng, tăng lên 2.498 triệu đồng. Mặc dù, doanh thu có sự biến động tăng lên hàng năm nhưng đây là do tác động của cả yếu tố giá, chứ không chỉ của sản lượng được tiêu thụ. Việc tăng giá thành sản phẩm làm doanh thu tăng lên, tuy nhiên, đây cũng là một yếu tố khiến sản lượng tiêu thụ tăng chậm lại. Việc nâng giá bán để phù hợp hơn với tình hình sản xuất kinh doanh là khách quan nhưng nâng giá bán cũng cần có mục tiêu và chiến lược cụ thể bởi yếu tố giá bán là rất nhạy cảm, nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số của Trạm cũng như của Công ty, ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ sản phẩm. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm giảm đồng nghĩa với việc giảm quy mô sản xuất, giảm việc làm của người lao động, giảm thị phần trên thị trường và giảm vòng đời của sản phẩm. Giá tăng khiến sản lượng tiêu thụ giảm làm cho việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu thực trên thị trường về các sản phẩm của chúng ta chưa thực sự khách quan và chính xác.
Hiện nay đối với sản phẩm của Trạm có 3 loại chính đó là sản phẩm muối ăn, sản phẩm muối công nghiệp và sản phẩm muối dùng cho ý tế Với kết quả tiêu thụ được thể hiện qua bảng 4.21 như sau:
Bảng 4.21. Kết quả tiêu thụ sản phẩm muối của Trạm muối Hòa Bình Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017 /2016 2018 /2017 BQ 1. Khối lượng sản phẩm (tấn) 980 1.277 1.477 105,3 103,7 104,5
2. Doanh thu (triệu đồng) 4.359 4.609 4.864 105,7 105,5 105,6
3. Lợi nhuận (triệu đồng) 872 921 972 105,7 105,5 105,6
Nguồn: Công ty TNHH một thành viên muối Việt Nam (2018)
Bảng 4.21 cho thấy khối lượng sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đều tăng qua các năm, tuy nhiên xét cụ thể thì lượng tăng chủ yếu là mặt hàng muối công nghiệp và muối phục vụ cho y tế khối lượng năm 2017 tăng so với 2016 là 6,9%, về lợi nhuận cũng tăng qua các năm còn lại mặt hàng muối ăn có tăng nhưng không tăng bằng muối công nghiệp và muối y tế, năm 2017 còn bị giảm so với năm 2016 là 0,4%.
Điều này cho thấy chiến lược phát triển của Trạm muối Hòa Bình, tập trung phát triển mặt hàng muối y tế và muối công nghiệp là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch.
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH DOANH MUỐI CỦA CÔNG TY TNHH MTV MUỐI VIỆT NAM Ở ĐỊA