Đặc điểm vùng sản xuất muối cung ứng cho trạm muối Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 50 - 52)

* Điều kiện thời tiết, khí hậu

Sản xuất muối là đặc thù phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết, đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và sản lượng muối. Có thể khái quát điều kiện khí hậu, thời tiết theo từng vùng như sau:

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng nguyên liệu cho sản xuất muối, có khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tương đối lớn. Nhiệt độ: trung bình 22,5 - 24oC; mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ trung bình là 28 - 29oC. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình nhiều năm là 110 - 118Kcal/cm2; số giờ nắng 1630 - 1740 giờ/năm. Tổng số ngày nắng bình quân 200 ngày/năm. Số ngày có nắng có thể sản xuất muối khoảng 120 -150 ngày/năm. Mưa: Lượng mưa trong 3 tháng (tháng 6, 7 và 8) chiếm tới 70% của cả năm. Đây cũng là thời điểm xuất hiện nhiều cơn bão lớn kèm theo mưa, lũ kết hợp với triều cường gây bất lợi cho sản xuất muối.

Độ mặn của nước biển: Vào mùa khô nước biển có độ mặn tương đối cao từ 1,5-3,1 Be’. Về mùa mưa do ảnh hưởng của lũ sông nội địa, nên độ mặn bị giảm đi đáng kể.

* Tình hình lao động làm muối ở các tỉnh nằm trong vùng cung ứng nguyên liệu muối đầu vào cho Trạm muối Hòa Bình được thể hiện qua bảng số liệu 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Tổng số lao động làm muối ở vùng cung ứng muối cho Trạm Hòa Bình giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Người TT Tỉnh 2016 2017 2018 17/16 (%) 18/17 (%) BQ (%) 1 Hải Phòng 2.877 2.877 2.000 100,0 143,9 119,9 2 Thái Bình 927 925 925 99,8 100,0 99,9 3 Nam Định 19.168 11.040 10.400 57,6 106,2 78,2 4 Thanh Hóa 7.499 8.941 8.941 119,2 100,0 109,2 5 Nghệ An 9.307 17.240 16.908 185,2 102,0 137,4 6 Hà Tĩnh 4.013 5.343 5.343 133,1 100,0 115,4 Cộng 43.791 46.366 44.517 105,9 104,2 105,0

Qua bảng số liệu cho thấy bình quân số lượng lao động làm muối tăng qua 3 năm số lượng tăng bình quân là 5%, tuy lượng tăng không lớn nhưng đây vẫn là một tín hiệu đáng mừng vì việc sản xuất và kinh doanh muối là một ngành không đơn giản và mang lại thu nhập không cao. Đối với Trạm muối Hòa Bình không tự sản xuất ra muối nguyên liệu để chủ động nguồn cung, vì vậy phải phụ thuộc rất nhiều vào việc cung ứng của các tỉnh lân cận đặc biệt là 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, số người tham gia sản xuất muối tăng Thanh Hóa tăng 9,2%; Nghệ An tăng 15,4%.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu này áp dụng hai phương pháp tiếp cận, một là theo chuỗi cung ứng và theo vùng miền.

Tiếp cận theo chuỗi cung ứng: phù hợp với lý thuyết về kinh doanh muối, yêu cầu xem xét dòng lưu chuyển của sản phẩm muối từ nơi sản xuất, qua công ty, các đại lý và đến tay người tiêu dùng như thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3.1. Chuỗi cung ứng muối tại trạm muối Hòa Bình

Nguồn: Hà Văn Tiến (2009)

Tiếp cận theo vùng nông thôn và thành thị: Đòi hỏi việc phát triển kinh

Đầu vào (Nơi sản xuất muối)

Trạm muối Hòa Bình

(Trực thuộc công ty muối Việt Nam)

Đại lý cấp 2

Đại lý cấp 3

doanh muối phải tính đến sự sai khác giữa nông thôn và thành thị về hệ thống đường xá, khoảng cách cung đường, và chi phí vận chuyển. Khi đưa muối đến đây, chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn, vì thế giữa các vùng miền khác nhau, cũng có các khoảng cách khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh muối tại công ty TNHH một thành viên muối việt nam trường hợp nghiên cứu ở tỉnh hòa bình (Trang 50 - 52)