Tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 40 - 47)

Phần 1 Đặt vấn đề

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.4. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

2.2.4.1. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai

a. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tập huấn, tuyên truyền pháp luật đất đai

* Văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình đã ban hành 07 Quyết định thuộc thẩm quyền liên quan đến việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013, như sau:

- Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2014 ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2014 ban hành “Bộ đơn giá bồi thường đối với tài sản khi Nhà nước thu hồi đất” trên địa bàn

tỉnh Hòa Bình.

- Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2014 ban hành quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở, hạn mức đất ở được bố trí tái định cư tại chỗ, suất tái định cư tối thiểu.

- Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2014 ban hành quy định hạn mức giao đất ở mới, hạn mức công nhận đất ở cho hộ gia đình, hạn mức giao đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

- Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2014 ban hành quy định bảng giá các loại đất năm 2015-2019 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2015 về việc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp đối tượng thu hồi đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 66 Luật Đất đai năm 2013.

- Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2016 ban hành

đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. * Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai

- Ở cấp tỉnh:

+ UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 14- 4-2014 về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013; ngày 27-5-2014,

UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai phổ biến, giới thiệu Luật Đất đai năm 2013 đến các Sở, Ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố. Tại hội nghị, báo cáo viên của Tổng cục Quản lý đất đai đã tập trung giới thiệu tóm tắt Luật Đất đai năm 2013 và những điểm mới đã sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn.

+ Các nội dung phổ biến: Triển khai phổ biến, giới thiệu Luật Đất đai năm 2013 và giải đáp các vướng mắc liên quan đến việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013. Đối tượng được phổ biến: Lãnh đạo các Sở, Ngành tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội nông dân tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội; Cán bộ, công chức, viên chức Sở Tài nguyên và Môi trường; Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố; Lãnh đạo các Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các huyện, thành phố; Trung tâm phát triển quỹ đất các huyện, thành phố; Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư các huyện (đối với huyện chưa thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất).

- Ở cấp huyện: UBND các huyện, thành phố đã tổ chức Hội nghị phổ biến, triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành để

nâng cao nhận thức chính sách, pháp luật vềđất đai cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư; thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả Luật Đất đai năm 2013.

- Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đất đai được tuyên truyền trên thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Hoà Bình, Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình, Cổng thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình.

- Công tác tập huấn: Trên địa bàn tỉnh đã diễn ra 42 cuộc tập huấn (2.200 người tham dự), bao gồm cấp tỉnh 2 cuộc (270 người tham dự), cấp huyện 15 cuộc (1.167 người tham dự) và cấp xã 25 cuộc (763 người tham dự).

- Công tác tuyên truyền: Phát trên truyền hình, phát thanh 39 lượt (cấp tỉnh 15 lượt, cấp huyện 24 lượt); phát hành tờ rơi, sổ tay hỏi đáp 500 tờ; làm

Panô, áp phích 141 chiếc (cấp tỉnh 30 chiếc, cấp huyện 65 chiếc, cấp xã 46 chiếc.

truyền hình trực tiếp 87 cuộc (cấp huyện 15 cuộc, cấp xã 72 cuộc (Sở Tài nguyên

và Môi trườngtỉnh Hòa Bình, 2017).

b. Về lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp của tỉnh đến hết năm 2016 đạt chất lượng, tiến độ theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật:

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của cấp tỉnh và cấp huyện được lập, thẩm định và trình duyệt theo quy định của Luật Đất đai năm 2003.

- Danh mục dự án công trình đã thực hiện trong năm 2016 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp huyện trên địa bàn tỉnh được lập, thẩm định và trình duyệt theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016-2020) cấp tỉnh; Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện trên địa bàn tỉnh đang xây dựng, hoàn chỉnh để trình duyệt theo quy.

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2016 trên địa bàn tỉnh:

+ Chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện: Đất nông nghiệp chỉ tiêu giảm 2.352,5 ha, thực hiện giảm 448,2 ha, đạt 19,05%; đất phi nông nghiệp chỉtiêu tăng 2.562

ha, thực hiện tăng 506,6 ha, đạt 19,77%; đất chưa sử dụng chỉ tiêu giảm 209,5 ha, thực hiện giảm 58,4 ha, đạt 27,88%.

+ Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng mục đích phi nông nghiệp 100,56 ha, thực hiện 58,4 ha, đạt 58,07%.

- Kết quả thực hiện các nội dung quản lý quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của cấp tỉnh và cấp huyện trên địa bàn tỉnh được phê duyệt năm 2013, việc rà soát, điều chỉnh, hủy bỏ các dự án, công trình đã quá 3 năm nhưng chưa thực hiện ở địa phương đang được triển khai để xây dựng phương án sử dụng đất trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các cấp và kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của cấp huyện; sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh và cấp huyện được cấp thẩm quyền phê duyệt, các cơ quan chức năng tại địa phương đã tổ chức công bố, công khai để

thực hiện.

- Tồn tại, hạn chế: Thiếu nguồn vốn đầu tư, đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016; công tác dự báo nhu cầu sử dụng đất của một số ngành chưa phù hợp với thực tiễn của địa phương làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất; một số công trình, dự án có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất nhưng cơ quan chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai nên phải lùi tiến độ thực hiện (Sở Tài

nguyên và Môi trườngtỉnh Hòa Bình 2017).

c. Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, như sau:

- Giao đất không thu tiền sử dụng đất 398,04 ha (gồm đất nông nghiệp 120,11 ha và đất phi nông nghiệp 277,93 ha., trong đó thẩm quyền cấp tỉnh giao 277,93 ha đất phi nông nghiệp và thẩm quyền cấp huyện giao 120,11 ha đất nông nghiệp.

- Giao đất có thu tiền sử dụng đất cho mục đích phi nông nghiệp 68,37 ha, trong đó thẩm quyền cấp tỉnh giao 15,37 ha và thẩm quyền cấp huyện giao 53 ha.

- Cho thuê 387,07 ha đất (gồm đất nông nghiệp 146,56 ha và đất phi nông nghiệp 240,51 ha., trong đó thẩm quyền cấp tỉnh cho thuê 295,7 ha đất và thẩm quyền cấp huyện cho thuê 91,37 ha đất.

- Cho phép chuyển mục đích sử dụng 559,83 ha đất, trong đó thẩm quyền cấp tỉnh cho phép 478,79 ha và thẩm quyền cấp huyện cho phép 81,04 ha.

d. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 382,92 ha đất, trong đó đất nông nghiệp 304,55 ha, đất phi nông nghiệp 20,31 ha và đất chưa sử dụng 58,07 ha.

Số tổ chức bị thu hồi đất59 (diện tích 76,82 ha.; số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất 5.492 (diện tích 306,1 ha.; số hộ phải bố trí tái định cư 20; số hộ đã bố trí tái định cư 19; số tiền đã chi trả bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi 276.453,1 triệu đồng (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017).

e. Việc đo đạc, đăng ký đất đai, lập và quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền

với đất (GCN) và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Kết quả đạt được của việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập và quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp GCN; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đến 31-12-2016 trên địa bàn tỉnh, như sau:

- Đo đạc, lập bản đồ địa chính cho 130 đơn vị cấp xã, diện tích 246.302,48

ha đất, số thửa đã được đo đạc lập bản đồ địa chính theo từng hệ toạ độ 1.517.294 thửa.

- Đăng ký, cấp GCN: 1.105.887 thửa đất, diện tích 159.621,89 ha đã đăng ký đất đai lần đầu; 461.675 thửa đất, diện tích 66.372,57 ha đã đăng ký biến động đất đai; 1.010.810 thửa đất, diện tích 151.604,40 ha đã cấp GCN lần đầu; 461.675 thửa, diện tích 66.293,51 ha đã cấp đổi GCN; 393.609 thửa đất, diện tích 128.917,7 đã cấp GCN lần đầu theo tài liệu khác.

- Lập sổ địa chính: 130 xã đang sử dụng, cập nhật vào sổ địa chính dạng giấy từ trước đến nay và 1.517.294 thửa đất đã đăng ký vào sổ.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: 24 đơn vị cấp xã; 345.367 thửa đất và 945.655 trang A4 đã nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu địa chính.

g. Về tài chính đất đai và giá đất

Việc xây dựng và ban hành, điều chỉnh bảng giá đất; việc ban hành hệ số điều chỉnh giá hàng năm được kịp thời khi thị trường có biến động về giá đất.

h. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Tình hình thực hiện và kết quả đạt được của hoạt động thanh tra, kiểm tra, theo dõi, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai đã thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013 (tính từ 01/07/2013 đến 31/12/2016). Cụ thể như sau:

- Kết quả thanh tra: 44 cuộc thanh tra đã thực hiện; 38 tổ chức và 6 hộ gia đình bị thanh tra tình hình sử dụng đất.

- Kết quả kiểm tra: 117 cuộc kiểm tra đã thực hiện; 504 đối tượng bị kiểm tra (gồm 39 tổ chức và 28 hộ gia đình, cá nhân) về tình hình sử dụng đất.

- Kết quả thanh tra, kiểm tra: Có 32 tổ chức sử dụng 21,0 ha đất vi phạm pháp luật đất đai; 78 hộ gia đình, cá nhân sử dụng 195,2 ha đất vi phạm pháp luật đất đai.

- Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai: Tiếp nhận 222

đơn thư về tranh chấp, có 152 đơn thư đã được giải quyết và 70 đơn thư đã chuyển cơ quan khác giải quyết; tiếp nhận 108 đơn thư về khiếu nại đất đai, có 78 đơn thư đã được giải quyết, 28 đơn đã chuyển cơ quan khác giải quyết và 2 đơn thư không phải giải quyết; tiếp nhận 19 đơn thư tố cáo về đất đai, có 12 đơn thư đã được giải quyết và 7 đơn thư đã chuyển cơ quan khác giải quyết (Sở Tài

nguyên và Môi trườngtỉnh Hòa Bình 2017).

2.2.4.2. Đánh giá hiệu quả, tác động và ảnh hưởng của chính sách pháp luật đất đai đến kinh tế xã hội và môi trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

a. Hiệu quả, tác động và ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách, pháp luật đất đai đến phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình.

Việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã tác động tích cực đến kinh tế của địa phương. Góp phần ổn định kinh tế và có bước chuyển biến, trong năm 2016, với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,62%/năm; kết quả đến ngày 31-12-2016, toàn tỉnh đã cấp được 280.522,1 ha đất các loại trên tổng diện tích cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo chỉ tiêu do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao) đạt 93,9 % diện tích các loại đất cần cấp; công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh được xây dựng kế hoạch triển khai thường xuyên hằng năm; triển khai điều tra thoái hóa đất kỳ đầu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; công tác cải cách hành chính, đào tạo, tổ chức cán bộ lĩnh vực quản lý đất đai luôn được quan tâm thực hiện.

b. Hiệu quả, tác động và ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách, pháp luật đất đai đến đời sống xã hội.

Thực hiện chính sách Pháp Luật đất đai góp phần chỉnh trang đô thị và các khu dân cư nông thôn, góp phần phát triển hạ tầng xã hội và xây dựng quy hoạch nông thôn mới.

Luật Đất đai năm 2013 đã tác động tích cực đến các tầng lớp nhân dân đối với quy định việc: nâng thời hạn giao đất đối với các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân lên 50 năm; mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình,

cá nhân.

người dân, trách nhiệm giải trình của Nhà nước trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trong việc bố trí tái định cư, đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm; quan tâm hơn đến việc đảm bảo quyền sử dụng đất của nhóm người dễ tổn thương trong xã hội như phụ nữ, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

c. Hiệu quả, tác động và ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách, pháp luật đất đai đến môi trường.

Luật Đất đai năm 2013 quy định, phân cấp cụ thể UBND tỉnh ban hành quy định (Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2016) về diện tích đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa. Từ đó góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và góp phần đảm bảo mỹ quan cả khu vực đô thị và

nông thôn.

Đảm bảo giữ vững độ che phủ rừng năm 2016 đạt tỷ lệ 51,2% (bằng tỷ lệ năm 2015); kịp thời ngăn chặnthoái hoá và ô nhiễm đất trong quá trình sử dụng đất đai; kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)