Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất đai đối vớ
4.4.2. Năng lực quản lý, trách nhiệm thực thi công vụ của cơ quan quản lý đất
đất đai các cấp
a. Trách nhiệm thực thi công vụ.
- Việc thực thi Pháp Luật về đất đai củacác cấp quản lý vẫn còn yếu, nhất là ở cấp cơ sở tại nhiều địa phương đang tồn tại tình trạng nể nang trong việc chấp hành quy định pháp luật trong giải quyết các mối quan hệ về đất đai vẫn còn tồn tại.
- Công tác phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn chưa triệt để. Kết quả kiểm tra thi hành Luật Đất đai cho thấy ý thức quán triệt việc thực thi pháp luật về đất đai, các quy định còn yếu, nhất là ở cấp cơ sở. Từ đó dẫn tới tình trạng có nhầm lẫn việc áp dụng pháp luật trong giải quyết giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, TĐC, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
Hình 4.4. Xây dựng kiot bán hàng trong khuôn viên trụ sởcơ quan
Nguồn: Ảnh chụp tại phường Phương Lâm, TPHB (2017)
- Cán bộ địa chính, chủ tịch UBND xã chưa làm tốt nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn,
đó là nguyên nhân làm giảm hiệu lực thi hành pháp luật, gây bức xúc trong dư luận, gây mất lòng tin trong nhân dân cũng như các nhà đầu tư và đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ GPMBcác dự án.
- Các cán bộ địa chính bị luân chuyển thường xuyên 2 năm 1 lần dẫn đến tình trạng không am hiểu địa bàn, không nắmvững địa bàn, hệ thống hồ sơ đất đai bị đảo lộn và gián đoạn cũng là nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến việc quản lý đất đai.
b. Năng lực quản lý.
- Công tác lập và ban hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại thành phố Hòa Bình còn chậm và còn có những bất cập nảy sinh, đến năm 2013 mới phê duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, đến năm 2017 mới phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020.
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Các vụ, các viện Các Tổng cục Các cục Sở Tài nguyên và Môi trường
Các phòng CM Các chi cục Các đơn vị trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường
Bộ phận QLĐĐ Bộ phậnbản đồ Bộ phận Môi trường
Công chức địa chính xã, phường
Hình 4.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý đất đai các cấp
- Đất đai là có hạn, không gian sử dụng đất đai cũng có hạn, nên quy hoạch,
kế hoạchsử dụng đất đai là biện pháp quản lý không thể thiếu được trong việc tổ chức sử dụng đất của các ngành KT-XH tại thành phố Hòa Bình, là công cụ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng quyết định để cân đối giữa nhiệm vụ an toàn lương thực với nhiệm vụ CNH-HĐH đất nước nói chung và tại thành
phố Hòa Bình nói riêng. Tuy nhiên nội dung nội dung một số đồ án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại thành phố Hòa Bình chưa sát với thực tế, chưa đáp ứng được yêu dẫn đến chất lượng và tỷ lệ thực hiện quy hoạch, kế hoạch thấp, nhiều điểm tỷ lệ quy hoạch treo lớn và kéo dài gây bức xúc trong nhân dân.
- Thông qua việc lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất là căn cứ để thực hiện công tác giao đất, thu hồi đất mà các cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố đóng vai trò là người tổ chức, là một trong những căn cứ quan trọng nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mà theo quy định của Luật đất đai, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi có quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất; từ đó tác động tới giá đất tính bồi thường trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên chất lượng quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý,
tính khả thi thấp, đặc biệt là thiếu tính bền vững. Phương án quy hoạch chưa dự báo sát tình hình, quy hoạch còn mang nặng tính chủ quan duy ý chí, áp đặt, nhiều trườnghợp quy hoạch theo phong trào. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”, quy hoạch cắm mốc lộ giới giao thông nhưng không bồi thường GPMBlàm cho nhân dân bức xúc.
Đơn vị tính: ha TT Chỉ tiêu sử dụng đất Hiện trạng năm 2016 Kế hoạch năm 2017 Số lượng QH Đã thực hiện, phù hợp Chưa thực hiện, chưa hợp lý Tổng diện tích 14.373,35 14.373,35 52 41 11 1 Đất Nông nghiệp 10.667,12 10.185,96 8 6 2 2 Đất phi Nông nghiệp 3.435,82 3.917,00 41 32 9 3 Đất chưa sử dụng 270,40 270,39 3 3 0 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường (2017)
- Hàng năm có rất nhiều hoạt động đo đạc lập bản đồ vẫn tiếp tục được thực hiện theo các chương trình, mục tiêu, dự án của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp được hình thành, tuy nhiên các loại bản đồ này lại không đồng bộ,
thiếu thống nhất, không tuân theo quy định hiện hành về hệ tọa độ, múi chiếu theo tiêu chuẩn VN-2000, không lập hệ thống lưới khống chế tọa độ nên sản phẩm cuối cùng là bản đồ chi tiết bị sai về hệ tọa độ, không thể lồng nghép với nhau gây khó khăn cho côngtác quản lý và sử dụng. Năng lực của cán bộ chuyên
môn yếu trong công tác xử lý, thẩm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoặc là có thẩm định, kiểm tra nhưng chưa đúng quy trình dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu nhưng vẫn đưa vào sử dụng.