Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng và quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 29 - 32)

Phần 1 Đặt vấn đề

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng và quản lý nhà nước về đất đai

2.1.8.1. Cơ chế, chính sách của nhà nước và qui định của địa phương

- Việc ban hành các chính sách, văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất đaicòn chậm, vẫn còn có những kẽ hở, và có lúc chưa phù hợp.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai chưa được quan tâm thường xuyênvà chưa đi sâu đi sát đến các chủ sử dụng đất.

- Việc thực thi pháp luật về đất đaicủa các cấp quản lý vẫn còn yếu, nhất là ở cấp cơ sở, tại nhiều địa phương, đang tồn tại tình trạng nể nang, trọngtình hơn chấp hành quy định pháp luật trong giải quyết các mối quan hệ về đất đaivẫn còn tồn tại.

- Công tác phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bànchưa triệt để (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017).

2.1.8.2. Năng lực quản lý, thực thi công vụ của các cơ quan quản lý đất đai

- Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai còn bị hạn chế. Có nhiều cán bộ công chức không làm đúng chuyên môn đào tạo, chưa tận tâm với công việc.

- Công tác lập và ban hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm.

- Nội dung các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sát với thực tế, chưa đáp ứng được yêu dẫn đến chất lượngvà tỷ lệ thực hiệnquy hoạch, kế hoạch thấp,

nhiều vùng tỷ lệ quy hoạch treo lớn và kéo dài gây bức xúc trong nhân dân.

- Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch còn yếu, nhiều vị trí sử dụng đất chưa tuân theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

- Do nguồn kinh phí ít nên chưa thể đo đạc lập đầy đủ các loại bản đồ về đất đai, nhất là hệ thống bản đồ địa chính chính quy có chất lượng cao. Việc áp

đo đạc lập bản đồ, chỉnh lý bản đồ chưa được thực hiệnđồng bộ hóa giữa bản đồ địa chính với việc lập hồ sơ đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, khai thác thông tin đất đai (Sở Tài nguyên và

Môi trường, 2017).

2.1.8.3. Công tác lập hồ sơ địa chính và cấp GCN-QSD đất

- Công tác lập hồ sơ địa chính đất đai còn thiếu nhiều, chất lượng hồ sơ địa chính đất đai còn thấp.

- Công tác đăng ký đất đai, đăng ký tài sản gắn liền với đất còn thấp và chất lượng chưa cao. Người sử dụng đất chưa hiểu luật, chưa đăng ký đất đai, tài sản đầy đủ.

- Việc cấp giấy chứng nhận QSD đất còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu, công tác cấp giấy còn nhiều vướng mắc, bất cập chưa được xử lý gây ra

bức xúc cho nhân dân (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017).

2.1.8.4. Năng lực của các tổ chức được giao sử dụng đất đai

người đứng đầu) còn nhiều hạn chế, chưa thông hiểu pháp luật và các quy định về sử dụng, quản lý đất đai .

- Các tổ chức này còn bị hạn chế bởi họ chủ yếu chỉ tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn chuyên ngành, không quan tâm nhiều đến việc kê khai đăng ký, bảo vệranh giới, mốc giới, lập hồ sơ theo dõi về đất đai.

- Do không thông hiểu chính sách, pháp luật dẫn đến việc vi phạm trong xây dựng, sử dụng đất đai trên mảnh đất được giaonhư:

+ Xây dựng các công trình không tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, gấy phép xây dựng.

+ Sử dụng đất không đúng mục đích, tình trạng cho thuê, cho mượn đất đai để kinh doanh và làm những việc không đúng mục đích.

+ Xây ki ốt, nhà tập thể sau đó thanh lý bán đấu giá tài sản gắn liền với đất

không đúng quy định của pháp luật (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017).

2.1.8.5. Nhận thức của người dân

Nhận thức của người dân về pháp luật đất đai còn yếu kém dẫn đến tình trạng vì lợi ích trước mắt của bản thân mình và gia đình nên khi thấy đất công chưa ai sử dụng có hành vi lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình kiên cố trái phép trên đất công nhất là đất hành lang giao thông, hành lang bảo vệ đê điều, đất các công trình công cộng…. Khi nhà nước thu hồi để xây dựng các công trình lại yêu cầu bồi thường gây mất an ninh trật tự và làm xáo trộn quy định về pháp luậtđất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017).

2.1.8.6. Công tác thanh, kiểm tra, chế tài xử phạt

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên và liên tục, quá trình thanh tra, kiểm tra do quan niệm đây là đất do các cơ quan

nhà nước nên còn có sự e dè nể nang chưa quyết liệt.

- Chế tài xử phạt đối với những trường hợp vi phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe và chưa kiên quyết trong việc yêu cầu xử lý những diện tích đất hoặc công trình xây dựng vi phạm (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017).

2.1.8.7. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý

- Việc áp dụng khoa học, công nghệ vào công tác quản lý đất đai còn ít và chất lượng chưa cao..

và chưa rộng rãi (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017).

2.1.8.8. Phát triển của kinh tế xã hội và nguồn tài chính

- Các tổ chức được giao sử dụng đất không thu tiền tại thành phố Hòa Bình chủ yếu nằm ở những vị trí đắc địa, có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế,

kinh doanh hàng hóa và thuận lợi về giao thông. Do vậy đất đai ở những vị trí

này là hàng hóa, tài sản có giá trị, có lợi thế sinh lời cao nên đất đai dễ bị xâm lấn và sử dụng sai mục đích.

- Do kinh phí hạn hẹp nên việc đầu tư kinh phí cho việc đo đạc lập bản đồ,

hoàn thiện hồ sơ cấp GCN-QSD đất, áp dụng khoa học công nghệ vào việc quản lý cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

- Các tổ chức sử dụng đất chưa có đủ kinh phí để tiến hành phân mốc, cắm mốc, xây dựng hàng rào, tường bao để bảo vệ diện tích đất đai (Sở Tài nguyên và

Môi trường, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)