Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai đối với các tổ chức được nhà
4.3.6. Đánh giá việc quản lý nhà nước về đất đai
4.3.6.1. Những mặt đã đạt được
- Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước đã có sự quan tâm sát sao đến công tác quản lý đất đai của các tổ chức sử dụng đất không thu tiền. Mặc dù không mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ loại đất này nhưng Nhà nước đã có chỉ thị số 31/2007/CT-TTg để kiểm kê đất này và đã được TP Hòa Bình thực hiện tốt. Qua số liệu thống kê lại theo chỉ thị 31/2007/CT-TTg đã đánh giá được những
ưu điểm và tồn tại trong công tác quản lý sử dung đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, kịp thời chấn chỉnh và điều tiết quan hệ đất đai theo hướng đổi mới theo luật đất đai. Chính vì vậy mà đất của các tổ chức
được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất được quản lý chặt chẽhơn và phát huy được mọi tiềm năng của đất.
- Hầu hết đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đến thời điểm hiện tại đã có hồ sơ kỹ thuật của từng thửa đất và được
lưu tại các cơ quan quản lý đất đai thuộc cấp phường, cấp thành phố và cấp tỉnh quản lý. Hệ thống các loại hồsơ này rất đồng bộ và đáp ứng tốt công tác quản lý.
- Về phía các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đều nhận thức được trách nhiệm của mình với các mảnh đất mình quản lý, vì vậy mà các ô đất của các tổ chức đều có mốc giới rõ ràng, nhiều tổ chức đã xây tường rào nhằm hạn chế mọi tình trang chanh chấp và lấn chiếm đất đai.
- Đối với các loại đất như đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ lực lượng Kiểm lâm, các Ban quản lý đã thực hiện xây dựng bản đồ, hồ sơ đất đai, đầu tư máy định vị JPS để đo đếm kiểm tra xác định thường xuyên, thực hiện quản lý trên ảnh vệ tinh để kiểm tra, kiểm soát.
- Đối với các loại đất như hành lang giao thông, hành lang các công trình giao thông đã được cắm mốc xác định rõ ràng, Ngành Tài nguyên và Môi trường phối hợp với ngành Giao thông cắm và xác định hành lang giao thông đưa lên bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch đất đai để làm cơ sở thực hiện công tác quản lý, quy hoạch, giao, cho thuê đất.
4.3.6.2. Hạn chế cần khắc phục
- Vẫn còn tình trạng diện tích trên hồ sơ giao đất, trên GCNQSD đất khác với diện tích thực tế sử dụng. Thông qua kết quả kiểm kê hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn TP đã phát hiện nhiều trường hợp các tổ chức được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng hiện đang có sự chênh lệch diện tích giữa quyết định giao, diện tích trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với hiện trạng đang sử dụng đất, đây cũng là một trong những khó khăn cần phải có biện pháp xử lý nhằm hoàn thiện hồ sơ của các tổ chức phục vụ quản lý đất đai ngày một tốt hơn.
- Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước cũng còn những điều bất cập như: Diện tích đất trong quyết định giao đất không trùng với diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho tổ chức, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn khá thấp, khả năng chuẩn hóa dữ liệu để quản lý bằng phần mềm chuyên ngành còn gặp rất nhiều khó khăn.
- Việc giao cho một số tổ chức quản lý và sử dụng quỹ đất này chưa phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch đất đai, nhiều vị trí đất của các tổ chức sử dụng không đúng, không hết công năng, không đúng mục đích, không phát huy hết lợi thế nên hiệu quả không cao đã gây lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên đất, thất thu cho ngân sách nhà nước, tạo nhiều tiêu cực trong quản lý sử dụng đất và gây khiếu kiện trong nhân dân.
- Vẫn còn có nhiều tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đấtđóng ở những vị trí đắc địa của thành phố còn có hiện tượng tự xây kiôt
để cho người dân thuê bán hàng và kinh doanh buôn bán trái pháp luật. Mặc dù không nhiều những đã gây bức xúc cho người quản lý và cán bộ công chức, viên chức thuộc cơ quan của mình.
- Mặc dù tỉnh đã có chỉ đạo về việc cấp GCNQSD đất trên phạm vi toàn tỉnh Hòa Bình, nhưng công tác cấp GCNQSD đất ở TP Hòa Bình đối với đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền làm chưa triệt để, tỷ lệ cấp
GCNQSD đất cho loại đất này còn chiếm tỷ lệ thấp, thời gian kéo dài và trong thời gian tới đây cần giải quyết dứt điểm để ổn định công tác quản lý nhà nước vềđất đai trên mọi phương diện.