Nhóm giải pháp quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 105 - 108)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5. Các giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất của các tổ

4.5.3. Nhóm giải pháp quản lý nhà nước về đất đai

4.5.3.1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Tăng cường công tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 10 năm, kế hoạch phân kỳ 5 năm đối với tất cả các loại đất, chi tiết đến từng cơ quan,đơn vị, tổ chức sử dụng đất trên địa bàn thành phố theo định hướng phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành, chuyên đề.

- Giải phápcăn cứ Quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt, hàng năm thực hiện xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết để thực hiện.

- Giải pháp Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố để người dân, các tổ chức sử dụng đất nắm rõ chính sách, chủtrương và cùng thực hiện.

- Giải pháp, biện pháp tổ chức quản lý tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, thường xuyên kiểm tra việc chấp hành phạm vi quy hoạch của các cơ quan, tổ chức sử dụng đất trên địa bàn.

4.5.3.2. Hoàn thiện, chuẩn hóa tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất cho các tổ chức sử dụng đất

- Giải pháp xây dựng vàban hành khung tiêu chuẩn định mức sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc, công trình hoạt động sự nghiệp cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

- Giải pháp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, căn cứ vào số lượng biên chế, côn người để xây dựng định mức sử dụng đất, định mức sử dụng nhà để làm căn cứ giao đất cho các tổ chức xây dựng trụ sở làm việc cho phù hợp tránh lãng phí đất đai, tài nguyên.

- Giải pháp trên cơ sở định mức nêu trên, tiến hành rà soát những cơ quan, đơn vị, tổ chức đang sử dụng đất vượt tiêu chuẩn, định mức, những cơ quan, đơn vị, tổ chức trước đây đã được giao đất nhưng không sử dụng hết đang để không, cho thuê, cho mượn thì tiến hành sắp xếp lại để giao cho tổ chức khác đang có nhu cầu phù hợp.

4.5.3.3. Hoàn thiện, chuẩn hóa hồ sơ đất đai và cấp giấy chứng nhận QSD đất cho các tổ chức sử dụng đất

- Đầu tư thực hiện đo đạc, chỉnh lý lại toàn bộ hệ thống bản đồ địa chính chính quy trên địa bàn thành phố, từ đó xác định lại chính xác diện tích sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất đai do các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp đang sử dụng và quản lý.

- Giải pháp tiến hành thống kê, kiểm kê lại đất đai, xác định ranh giới, mốc giới sử dụng quản lý đất đai của từng cơ quan, tổ chức. Tiến hành bàn giao đất cho các tổ chức để quản lý và sử dụng.

- Giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn toàn thành phố.

- Lập và hoàn thiện toàn bộ hồ sơ đất đai của các cơ quan, tổ chức để hoàn thiện bổ xung những hồ sơ còn thiếu theo quyđịnh hiện hành.

- Giải pháp lập hồ sơ diện tích đất các công trình, đất giao thông, thủy lợi cho các tổ chức để quản lý theo quy định.

- Thực hiện xây dựng dữ liệu đất đai dạng số, bản đồ đất đai dạng số để mọi cơ quan, tổ chức và người dân có thể cập nhật thường xuyên để quản lý và chỉnh lý biến động.

4.5.3.4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai

Các cấp, các ngành phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai để khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, các trường hợp tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai, đồng thời làm tốt việc công khai các vi phạm đất đai; tổ chức tốt việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về vi phạm pháp luật đất đai của tổ chức, cá nhân.

Tăng cường các đợt thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai theo chuyên đề, cần chú trọng thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, tài chính đất đai và giá đất; xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai, việc thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, công khai vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai, việc khắc phục các tồn tại, hạn chế, vi phạm đã phát hiệnqua công tác thanh tra, kiểm tra ở các cấp.

Đối với các đối tượng sử dụng đất cần tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát thường xuyên tình hình sử dụng đất sau khi được giao đất, công nhận quyển sử dụng đất để phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp không đưa đất vào sử dụng gây lãng phí đất đai, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng trái phép; không thực hiện nghĩa vụ tài chính, không đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật. Kiên quyết thu hồi đất đã giao, đã cho thuê không đúng đối tượng, không sử dụng đúng thời gian quy định hoặc sử dụng không hiệu quả, sử dụng sai mục đích; chậm hoặc chưa đưa đất vào sử dụng; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Tuân thủ trình tự, thủ tục khi tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật về thanh tra, đổi mới nội dung, phương pháp chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đất đai. Tổ chức thi hành các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra có hiệu lực pháp luật và tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong công tác thanh tra. Theo dõi, nắm bắt kịp thời những hạn chế, khó khăn vướng mắc tại địa phương để có chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời; kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong cơ chế chính sách về đất đai.

Hoàn thiện thể chế về theo dõi, đánh giá việc thi hành Luật Đất đai, khẩn trương xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát về đất đai từ Trung ương đến địa

phương; sớm xây dựng các tiêu chí theo dõi, giám sát và đánh giá việc quản lý và sử dụng đất đai, cụ thể.

Ban hành hướng dẫn và tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện nội dung quản lý, sử dụng đất đai của các tổ chức được giao đất không thu tiền,đồng thời phân công đơn vị, cán bộ cụ thể chịu trách nhiệm thường xuyên cập nhật thông tin quản lý, sử dụng đất đai theo qui định tại Điều 200 Luật Đất đai và các Điều 92, 93, 94, 95 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.

Tổ chức triển khai và xây dựng báo cáo đánh giá hàng năm về tình hình quản lý và sử dụng đấtđai của các tổ chức,đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng đất và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường của các tổ chức được giao đất không thu tiền trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)