Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số của thành phố tính đến thời điểm hiện tại là 95.638 người, mật độ dân số là 665 người/km2 với 29.785 hộ (trong đó khu vực thành thị chiếm 74,24%; khu vực nông thôn chiếm 25,76%). Dân cư trên địa bàn chủ yếu là dân tộc Mường chiếm 63,3% và Kinh chiếm 27,7%; ngoài ra còn có dân tộc Thái chiếm 3,99%; Tày chiếm 2,71%; Dao chiếm 1,71%; H’Mông và dân tộc khác

0,57%. Cơ cấu trạng thái việc làm của nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng chiếm 51,24%, nông lâm nghiệp chiếm 25,75% và thương mại, dịch vụ chiếm 23,01%.

Lực lượng lao động trên địa bàn thành phố chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp và có sự chênh lệch lớn về mức độ tập trung dân cư giữa các phường nội thị và các xã nông thôn. Lực lượng lao động của thành phố còn tương đối trẻ, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 69.071 người, trong đó lao động nữ 33.796 người, chiếm 49%. Tuy nhiên trình độ lao động cũng như khả năng tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.

Công tác giải quyết việc làm được quan tâm, hiện trên địa bàn thành phố đã giải quyết cho hơn 6.000 lao động/năm, trong đó xuất khẩu lao động 105 người/năm. Tỷ lệ thất nghiệp là 4,15%. Hiện thành phố không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,98% năm 2010 xuống còn 0,65% năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 24 triệu đồng, tăng lên trên 40 triệu đồng năm 2016

(UBND thành phố Hòa Bình, 2017).

3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế của thành phố có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, trong giai đoạn 2010 - 2015 đạt 12,03%/năm, đến năm 2016 đạt 14,08%/năm.

Trong 3 khu vực của nền kinh tế là công nghiệp - xây dựng; nông nghiệp (nông, lâm nghiệp, thủy sản) và thương mại dịch vụ thì ngành thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định nhất đạt trung bình 16,5%, ngành công nghiệp xây dựng đạt 12,8% và nông nghiệp thủy sản đạt 11,2% (UBND thành

phố Hòa Bình, 2017).

3.1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng

ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, cụ thể:

- Khu vực Thương mại - dịch vụ tăng từ 52,2% năm 2010 lên 55,1% năm 2016. Thương mại dịch vụ được khuyến khích phát triển với nhiều hình thức, thu hút các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động đa dạng.

- Khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 35,25% năm 2010 lên 38,7% năm 2016, tăng 3,45% so với năm 2010.

- Khu vực Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm từ 12,55% năm 2010 xuống còn 6,2% năm 2016; do tốc độ đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, tuy nhiên về giá trị sản xuất Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản vẫn tăng

(UBND thành phố Hòa Bình, 2017).

3.1.2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản

* Nông nghiệp

- Cây lương thực: Tính đến năm 2016 diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 1.632 ha, tăng 285 ha so với năm 2010, trongđó diện tích trồng lúa đạt 1.048 ha, ngô đạt 584 ha. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 53,51 tạ/ha, ngô đạt 33 tạ/ha. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt cả năm đạt 7.536,52 tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 5.609,3 tấn, sản lượng ngô đạt 1.927,20 tấn.

- Cây công nghiệp hàng năm: Chủ yếu là mía, lạc, đậu tương. Tổng diện tích gieo trồng đạt 206,2 ha.

- Một số các loại rau khác: Diện tích trồng rau các loại là 280 ha với năng suất bình quân đạt 180 tạ/ha và sản lượng đạt 5.040 tấn, đáp ứng 50% nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.

- Chăn nuôi

Theo số liệu thống kê năm 2016 thực trạng phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn thành phố như sau:

Tổng đàn trâu, bò có 3.806 con (tăng 1% so với năm 2010). Tổng đàn lợn có 16.938 con, tăng 8,27% so với năm 2010. Tổng đàn gia cầm 97.120 con.

* Lâm Nghiệp

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016, diện tích đất lâm nghiệp của thành phố Hoà Bình là 8.298,67 ha. Công tác trồng rừng mới được tăng cường, bình quân từ năm 2010 - 2016 mỗi năm trồng khoảng 200 ha; diện tích rừng

khoanh nuôi bình quân mỗi năm 1.800 ha. Độ che phủ rừng năm 2016 đạt 37%.

Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính

TT Cây trồng Năm 2010 Năm 2016 Diện tích (ha. Năng suất (tạ/ha. Sản lượng (tấn) Diện tích (ha. Năng suất (tạ/ha. Sản lượng (tấn) 1 Lúa 920,68 55,11 5.074,54 1.048,27 53,51 5.609,3 2 Ngô 426.55 27.25 1.162,30 584,00 33 1.927,2 3 Mía 251 627,46 15.749,3 200,00 705,3 14.106 4 Lạc 2,2 12,06 2,65 5,00 11,4 5,7 5 Đậu tương 2,03 12,03 2,44 1,20 12 1,4 6 Rau 266,1 168,7 4.491,6 280,00 180 5.040

Nguồn: UBND TP.Hoà Bình năm (2010,2016) * Nuôi trồng thuỷ sản

Diện tích nuôi cá ao hồ trên địa bàn thành phố tính đến năm 2016 là 211,7 ha, ngoài ra còn có diện tích nuôi trồng trên lòng hồ thủy điện Sông Đà và hạ lưu đập thủy điện với 307 lồng bè, sản lượng hàng năm đạt từ 650-700 tấn các loại. Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá hiện hành) là khoảng 20 tỷ đồng.

b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

nhiều chuyển biến rõ rệt, thành phố luôn tạo mọi điều kiện để duy trì và phát triển sản xuất, chỉ đạo các cơ sở chủ động trong kế hoạch sản xuất nên sản xuất nên giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất năm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp 2010 đạt 1.140,30 tỷ đồng, năm 2015 đạt 2.521,34 tỷ đồng, năm 2016 đạt 2.708,32 tỷ đồng.

Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có 05 doanh nghiệp Nhà nước, 109 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 08 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trên 1.500 cơ sở sản xuất hộ gia đình. Sản phẩm tập trung vào các ngành sản xuất có tiềm năng và thị trường tiêu thụ ổn định, chủ yếu là: Công nghiệp chế biến, may mặc, cơ khí, sản xuất linh kiện điện tử, vật liệu xây dựng, thấu kính quang học. Các cơ sở sản xuất đã được quy hoạch trong các khu, cụm công nghiệp như: Khu công nghiệp bờ trái sông Đà thuộc phường Hữu Nghị với diện tích

86 ha (tại khu công nghiệp có 26 cơ sở sản xuất đang hoạt động, trong đó có 03 cơ sở có 100% vốn đầu tư nước ngoài);một số cụm công nghệp như cụm công nghiệp Thái Bình, Yên Mông đang thực hiện triển khai đầu tư.

c. Xây dựng.

Trong những năm gần đây, nhu cầu xây dựng ngày càng cao nên vốn đầu tư phát triển tăng lên đáng kể. Tổng số vốn đầu tư phát triển năm 2010 là trên 2.100 tỷ đồng, năm 2016 tăng lên trên 3.900 tỷ đồng. Những công trình trọng điểm đã được xây dựng như Quảng trường Hòa Bình, đường Chi Lăng kéo dài, đường Trương Hán Siêu, đường Thịnh Lang, Kè và cứng hóa đê Đà Giang, đê Quỳnh Lâm, trường dạy nghề tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh,....

d. Thương mại - dịch vụ

- Hoạt động thương mại - dịch vụ có nhiều chuyển biến về tốc độ tăng trưởng và mở rộng mạng lưới, ngành nghề kinh doanh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2010 là 2.535 tỷ đồng, năm 2016 đạt 5.220 tỷ đồng. Các loại hàng hoá - dịch vụ ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

- Hệ thống trung tâm thương mại và chợ được quy hoạch tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của dân cư. Cơ sở kinh doanh thương mại và

chợ trên địa bàn thành phố gồm có:

Trung tâm thương mại có 04 cơ sở: Trung tâm thương mại Hoàng Sơn, Định nhuận, Phú Gia và trung tâm thương mại AP Plaza. Siêu thị có 06 cơ sở

quy mô hạng II, gồm siêu thị AP Plaza, siêu thị Vì Hòa Bình, Hoàng Sơn...

Hệ thống chợ có 09 chợ được phân bố đều trên địa bàn để phục vụ nhu cầu dân sinh; trong đó có 7 chợ kiên cố như Chợ Phương Lâm, Chợ Thái Bình, Chợ Đồng Tiến, Chợ Tân Thịnh, chợ Hữu Nghị, Tân Thành, Chợ Nghĩa Phương. Mật độ 0,64 chợ/xã; 14,77 km2/chợ; bán kính phục vụ 2,16 km/chợ; khả năng phục vụ 9.887 người/chợ. Ngoài ra còn có một số các chợ tạm, chợ cóc và các hộ kinh

doanh cá thể trên địa bàn (UBND thành phố Hòa Bình, 2017).

3.1.2.5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

- Công tác quy hoạch: Thành phố đã lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hòa Bình đến năm 2025, lập và công bố quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 được trên 1.800 ha, lập, điều chỉnh, phê duyệt và công bố quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được 838 ha.

- Công tác quản lý đô thị: Công tác Quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị đạt một số kết quả tích cực, các khu đô thị mới đang hình thành với cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại. Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm, góp phần đưa công tác quản lý đô thị dần từng bước đi vào nề nếp.

Hình 3.2. Sơ đồ phân bốđiểm đô thị tỉnh Hòa Bình

- Phát triển đô thị: Năm 2016 thành phố đã cấp gần 1.500 giấy phép xây dựng và ban hành, phổ biến Quy chế quản lý đô thị đến các cơ quan, đơn vị và các hộ dân trên địa bàn, nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực quản lý bộ máy chính quyền đô thị. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và chính quyền

cơ sở trong việc quản lý, sử dụng các công trình xây dựng.Tập trung giải tỏa các trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vi phạm hành lang an toàn giao thông bước đầu đã giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông do họp chợ, đỗ đậu xe sai quy định tạicác trục đường nội thành.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Đến nay cơ sở hạ tầng kỹ thuật như mạng lưới giao thông khu vực nội thành đã được nhựa hóa, mạng lưới chiếu sáng đô thị được mở rộng. Hệ thống đèn tín hiệu giao thông được đầu tư hoàn thiện. Cơ sở làm việc của các cơ quan, cơ sở trường học, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ, trạm y tế đạt chuẩn; hoa viên, cây xanh, bến xe... với kiến trúc đa dạng phong phú, tạo nên cảnh quan đô thị ngày càng đổi mới, khang trang, hiện đại góp phần vào sự phát triển kết cấu hạ tầng của thành phố.

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Trong những năm vừa qua cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển, có 100% số xã có đường ô tô đến được trung tâm xã, đường trục xã đã trải nhựa

và bê tông hoá, 100% đường giao thông liên thôn, ngõ xóm đã được nâng cấp, cải tạo bê tông hóa khang trang, sạch đẹp; có 100% số xã đã được sử dụng điện; 97% số xã được sử dụng nước sạch và 100% số xã đã có trạm y tế, trường tiểu học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo (UBND thành phố Hòa Bình, 2017).

3.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

* Giao thông đường bộ

Hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Hòa Bình bao gồm các tuyến đường chính, như sau:

- Tuyến Quốc lộ 6: Đoạn chạy qua thành phố Hòa Bình dài 17,5 km với bề rộng nền đường 12 m và mặt đường 7 m được trải bê tông nhựa.

- Tuyến tỉnh lộ 433 dài 90 km, nối trung tâm thành phố Hòa Bình với huyện Đà Bắc, đoạn chạy qua TP.Hòa Bình dài 7 km đã được trải bê tông láng nhựa.

- Tuyến tỉnh lộ 434: Tuyến có chiều dài 14 km chạy dọc theo bờ Tây sông Đà nối xã Yên Mông với khu vực trung tâm thành phố Hòa Bình. Toàn tuyến

đường đềuđược đổ đá dăm láng nhựa.

- Tuyến tỉnh lộ 435: Tuyến này xuất phát từ Chăm Mát (phường Thái Bình) đi sang phía Tây của quốc lộ 6. Chiều dài toàn tuyến là 11,4 km, đoạn chạy qua TP. Hòa Bình dài 3,3 km, mặt đường trải đá dăm láng nhựa.

Hình 3.3. Sơ đồ phân bố Giao thông tỉnh Hòa Bình

Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình (2017) * Giao thông đường sông

Trên địa bàn thành phố Hòa Bình có tuyến sông Đà và đây là tuyến đường thủy duy nhất có thể khai thác trên địa bàn thành phố. Tuyến sông Đà thuộc địa phận thành phố Hòa Bình có chiều dài 22 km/130 km chảy qua tỉnh Hòa Bình được chia thành hai khu vực. Khu vực thượng lưu có chiều dài khoảng 6 km, rộng khoảng 830 m và có mực nước rất sâu, trung bình 100m. Khu vực hạ lưu có chiều dài 16

km, Trong phạm vi 22 km chiều dài có 05 cảng lớn nhỏ; trong đó có 2 cảng kinh doanh là cảng Bích Hạ và Ba Cấp, có 03 cảng chuyên dụng do Tổng công ty Sông Đà đầu tư, khai thác và quản lý.

b. Thuỷ lợi

- Hệ thống thuỷ lợi được thành phố hết sức quan tâm sửa chữa, kiên cố hoá kênh mương được thực hiện hàng năm. Năm 2010, có 30,3 km kênh mương, thì đến năm 2016 có khoảng 42,5 km kênh mương. Tỷ lệ kiên cố hoá kênh

mương đạt trên 70%.

c. Năng lượng.

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nằm trên địa bàn của thành phố, có công suất 8x240MW, hàng năm cung cấp sản lượng điện trên 8 tỷ KWh vào hệ thống điện quốc gia qua các trạm biến áp 220KV và 500KV. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt là 100% số hộ trên địa bàn thành phố.

d. Bưu chính viễn thông

Bưu chính viễn thông, truyền thanh - truyền hình từng bước đổi mới trang thiết bị, tăng cả về thời lượng và chất lượng phát sóng, đã phủ sóng phát thanh đạt 92%, sóng truyền hình 98% trên địa bàn thành phố. Hệ thống truyền thanh cơ sở được nâng cấp hoạt động có hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng cao kiến thức và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp, có 3 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, 4 đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông. Thuê bao cố định đạt 10,2 thuê bao/100 dân; thuê bao di động đạt 81,25 thuê bao/100 dân; thuê bao internet đạt 65,5 thuê bao/100 dân; có 7 điểm bưu điện văn hóa xã, 5 bưu cục, 80 trạm thu phát sóngdi động mặt đất (BTS).

e. Cơ sở văn hóa

Rạp chiếu phim, nhà văn hóa cấp thành phố và 8 nhà văn hóa xã, phường, tuy nhiên chỉ có 4 nhà văn hóa đạt chuẩn, có 3 nhà văn hóa các phường xã (Thống Nhất, Sủ Ngòi, Trung Minh) không có trụ sở riêng phải sinh hoạt trong khuôn viên của UBND xã và nhà văn hóa xã Yên Mông sinh hoạt tại cơ sở của trường học. Ngoài ra còn có 113 nhà văn hóa tổ, xóm (kể cả nhà văn hóa liên tổ), đạt khoảng 49%.

f. Cơ sở y tế

- Mạng lưới y tế của thành phố Hòa Bình bao gồm: 01 bệnh viện đa khoa

tỉnh; 01 bệnh viện đa khoa thành phố; 02 phòng khám đa khoa khu vực; 01 trung tâm y tế dự phòng và 15 trạm y tế phường, xã.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị của các bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố tương đối đầy đủ và hiện đại. Các trạm y tế đã được trang bị các dụng cụ cơ bản để làm công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)