Đặc điểm điều kiện tự nhiên và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 47 - 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và môi trường

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hoà Bình được thành lập theo Nghị định số 126/2006/N Đ-CP

ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Hoà Bình, thành phố là

trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh Hoà Bình và là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế của vùng Tây Bắc; cách Thủ đô Hà Nội 76 km về phía Tây nằm trên tuyến QL6 từ Hà Nội đi Sơn La.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình

Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hòa Bình (2017) Ngày 14 tháng 7 năm 2009, Chính phủ có Nghị quyết số 31/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện và thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, theo đó sẽ chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Trung Minh thuộc huyện Kỳ Sơn về thành phố Hòa Bình quản lý.

Vị trí địa lý của thành phố xác định, như sau:

- Phía Tây giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

- Phía Nam giáp huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình.

- Phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Thành phố Hòa Bình có diện tích tự nhiên là 14.373,35 ha với 15 đơn vị hành chính cấp xã (08 phường và 07 xã). Thành phố nằm trên trục hệ thống giao thông quan trọng Quốc lộ 6, nối liền tỉnh Hoà Bình với các tỉnh vùng Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội. Đây là những điều kiện thuận lợi cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và của tỉnh Hoà

Bình nói chung trong những năm tới (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017).

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo.

Thành phố Hoà Bình có địa hình vùng đồng bằng thung lũng sông và vùng

núi. Sông Đà chảy giữa chia thành phố Hoà Bình thành hai khu vực bên bờ sông.

- Địa hình khu bờ phải:

+ Vùng thung lũng sông: nằm sát sông có địa hình bằng phẳng, thấp, cao độ nền từ 20 – 23 m. Khu vực phía Đông bờ phải có cao độ nền trung bình từ 17 – 18 m.

+ Vùng núi: nằm phía Tây bờ phải, có địa hình là các dãy đồi kế tiếp nhau; cao độ thấp nhất từ 30 m – 60 m, lớn nhất là 500 m. Địa hình có hướng dốc từ Đông sang Tây và Nam lên Bắc với độ dốc khoảng 0,4% - 10%.

Khu vực Trung Minh (sát nhập vào thành phố theo Nghị quyết số 31/NQ-

CP ngày 14 tháng 07 năm 2009 của Chính phủ) có địa hình là 1 thung lũng thấp hẹp, bên phải là dãy núi cao độ từ 50 m - 150 m, bên trái là đường QL6 có cao độ

>= 23 m. Ở giữa có cao độ từ 18 – 24 m.

- Địa hình khu bờ trái:

+ Vùng thung lũng sông: nằm sát sông có địa hình bằng phẳng, thấp, cao độ nền từ 22 m – 27 m. Khu vực ao, ruộng, hồ có cao độ từ 18 m – 22 m.

- Vùng núi: nằm phía Đông bờ trái có địa hình là các dãy đồi kế tiếp nhau; cao độ thấp nhất là 30 m, lớn nhất là 320 m. Địa hình có hướng dốc từ Tây sang Đông với độ dốc khoảng 0,8% - 10%.

Khu vực Yên Mông có địa hình phần lớn là đồi núi, hướng dốc từ Tây sang Đông. Khu vực phía Tây có cao độ nền từ 18 m – 20 m, đường liên tỉnh 434 chạy qua có cao độ ≥ 21,5 m (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017).

3.1.1.3. Khí hậu thời tiết

Thành phố Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mang đặc điểm chung của vùng, mùa Đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm là 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là

28,80C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,20C (tháng 1).

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.860 mm, nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 8, chiếm 75% tổng lượng mưa. Các tháng còn lại mưa ít chỉ chiếm 25% tổng lượng mưa. Vào các tháng mùa khô mưa rất ít đặc biệt là tháng 11 và tháng 12.

Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.636 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 263 giờ. Tháng ít nhất là tháng 3 với số giờ nắng là 70 - 90 giờ.

Hướng gió chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng thịnh hành là gió Đông Nam, mùa khô hướng gióthịnh hành là gió mùa Đông Bắc.

Độ ẩm không khí trung bình 83%, độ ẩm không khí thấp nhất là 77% vào tháng 12, độ ẩm không khí cao nhất là 88% vào tháng 3 và tháng 4.

- Số ngày sương muối 19,8 ngày/năm; số ngày mưa phùn 32,5 ngày/năm. Do nằm trong vùng Bắc Bộ nên hàng năm thành phố Hoà Bình chịu ảnh hưởng của gió lốc kèm theo là mưa lớn tập trung gây úng lụt ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017).

3.1.1.4. Chế độ thuỷ văn

Trên địa bàn thành phố Hoà Bình có sông Đà chảy qua. Sông Đà bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy về Việt Nam theo hướng Tây Bắc sang Đông Bắc, qua các tỉnh Lai Châu, Sơn La và Hoà Bình, và đổ vào sông Hồng tại Việt Trì Phú Thọ.

Sông có chiều dài 1.010 km; diện tích lưu vực là 52.950 km2. Phần qua lãnh thổ Việt Nam dài 570 km, qua tỉnh Hoà Bình khoảng 130 km.

Vào mùa lũ, lưu lượng nước sông Đà trong các tháng từ 3.300 m3/giây

đến 20.000 m3/giây. Tháng 8-9 là tháng có lưu lượng nước lớn nhất.

Vào mùa cạn (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) lưu lượng nước sông Đà trong các tháng này thường từ 700 - 900 m3/giây.

Trên sông Đà đã xây dựng đập thủy điện Hoà Bình với dung tích hồ

9,4x109m3; diện tích mặt nước ở cao trình 115 m là 19.200 ha. Mực nước cao nhất là 115 m, mực nước chết là80 m, chiều cao đập 128 m, chiều dài đập 640 m, chiều cao đập tràn 82 m. Mực nước hạ lưu lớn nhất khi xả lũ 23,61 m.

Ngoài sông Đà và hồ Hoà Bình; thành phố Hoà Bình còn có một số hồ nhỏ như: Đầm Quỳnh Lâm (Hmax = 19,5 m; Hmin= 17,5 m); Hồ Dè (Hmax =

20,5 m; Hmin = 18,5 m); Hồ Thịnh Lang (Hmax = 20,5 m; Hmin = 18,5 m); Hồ và đập suối Đúng (chiều dài đập 5 m, cao độ đường tràn 46,5 m) và các suối, có tác dụng thoát nước vào mùa mưa như: Suối Đúng, suối Trì, suối Khang, suối Sủ Ngòi, đập Thống Nhất (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017).

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 14.373,35 ha. Trong đó đã đưa vào sử dụng là 13.972,41ha, chiếm 96,74% diện tích tự nhiên (đất nông nghiệp 10.696,29 ha, chiếm 74,06% và đất phi nông nghiệp 3.276,47 ha, chiếm 22,69% diện tích tự nhiên). Đất chưa sử dụng là 470,57 ha, chiếm 3,26% diện tích tự

nhiên. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy trên địa bàn thành phố có các loại đất theo nguồn gốc phát sinh như sau:

- Đất Feralit, đất đỏ vàng trên núi: Loại đất này có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, thịt nhẹ, đất không chua, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số và kali dễ tiêu nghèo. Các chất dinh dưỡng khác tương đối thấp, phân bố tại các vùng núi của thành phố. Loại đất này phù hợp cho phát triển cây lâm nghiệp và một số ít cây trồng ăn quả.

- Đất phù sa của hệ thống sông suối:

+ Đất phù sa được bồi đắp hàng năm: Diện tích tập trung ven các sông suối, chất lượng tốt có thành phần cơ giới nặng. Loại đất này thích hợp cho trồng cây hàng năm đặc biệt là lúa.

+ Đất phù sa không được bồi đắp: Được hình thành do sản phẩm bồi tụ của phù sa sông nhưng không bị ảnh hưởng của bồi tụ hàng năm. Loại đất này hình thành tầng canh tác, phẫu diện đất phân hoá rõ ràng (có tầng chuyển tiếp như glây, kết von, lớp cát xen). Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, đất chua, nghèo lân dễ tiêu, đạm tổng số thấp. Hiện nay loại đất này được sử dụng để trồng lúa nước.

có địa hình lượn sóng hoặc dạng đồi thấp. Đặc điểm của loại đất này là tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ, ít chua, dinh dưỡng tương đối khá. Hiện nay loại đất này được sử dụng để trồng màu, mía, cây lâu năm (Sở Tài nguyên và

Môi trường, 2017).

3.1.1.6. Tài nguyên nước

a. Nguồn nước mặt:

Chủ yếu là nước sông Đà, đoạn sông Đà chảy qua thành phố Hoà Bình dài 23 km, có hồ Hoà Bình; Nhiệm vụ của hồ chứa ngoài mục đích cung cấp nước cho nhà máy thủy điện còn có vai trò quan trọng là điều tiết nước chống lũ cho đồng bằng sông Hồng vào mùa mưa, và cung cấp nước cho sản xuất vào mùa khô. Đây là nguồn nước quan trọng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Nhìn chung chất lượng nguồn nước còn khá tốt, do có sự điều tiết của hồ Hòa Bình nên lưu lượng nước ở đây thường ổn định và cao hơn các nơi khác. Tuy nhiên do rừng ở thượng nguồn bị tàn phá nên chất lượng nguồn nước và lưu lượng nước cũng bị ảnh hưởng nhiều.

b. Nguồn nước ngầm:

Hai bên bờ sông Đà, mực nước ngầm khá sâu khoảng 40 - 50 m, có một số nơi nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 5 - 6 m, chất lượng nước tốt, không bị ô nhiễm. Lưu lượng nước ngầm đạt 150 - 200 m3/giờ. Hiện nay nguồn nước này đang được người dân khai thác sử dụng.

Tài nguyên nước của thành phố Hoà Bình tương đối dồi dào, đáp ứng

nhu cầu phát triển nông, lâm, ngư nghiệp công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và phục vụ đời sống của cư dân trên địa bàn (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017).

3.1.1.7. Tài nguyên rừng

Diện tích đất rừng của thành phố là 8.345,20 ha, chiếm 78,02% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó:

Diện tích đất rừng sản xuất: 5.140,39 ha, chiếm 61,60% đất rừng Diện tích đất rừng phòng hộ: 3.204,81 ha, chiếm 38,40% đất rừng

Trong những năm gần đây công tác quản lý rừng được tăng cường nên diện tích rừng ngày càngtăng lên, tỷ lệ che phủ của rừng là 50%.

những động vật quý hiếm như: gấu, trăn, gà rừng, cầy hương... Nguyên nhân chủ yếu là do nạn săn bắt thú rừng trái phép, mặt khác do tốc độ đô thị hóa đã tác động đến môi trường sống của động thực vật rừng (Sở Tài nguyên và Môi

trường, 2017).

3.1.1.8. Tài nguyên nhân văn

Thành phố Hòa Bình là đô thị lớn của tỉnh, dân số sinh sống trong thành phố chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Được hình thành từ lâu và còn có nhiều dân tộc cùng sinh sống như Kinh, Mường, Thái, Tày, Dao, H’Mông... Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa và bản sắc riêng tạo ra giá trị truyền thống văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắccủa đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Trên địa bàn thành phố có 04 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng và quản lý, trong đó có 02 di tích được xếp hạng cấp quốc gia là Động Tiên Phi và nhà tù Hòa Bình; 02 di tích được tỉnh xếp hạng là đình Ngòi xã Sủ Ngòi và di tích Bác Hồ về thăm trường thanh niên lao động XHCN ở xóm Trường Yên xã

Yên Mông.

Cùng với sự bảo tồn giá trị văn hóa của mỗi dân tộc, nhân dân trong thành phố đã phát huy giá trị lịch sử truyền thống của thành phố trong phong trào xây dựng thành phố văn minh, hiện đại và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017).

3.1.1.9. Thực trạng về môi trường

Là vùng đô thị có cảnh quan đẹp, đặc trưng của vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Môi trường thiên nhiên tốt, thảm thực vật đa dạng và không gần nguồn gây ô nhiễm lớn.

Những năm trước đây diện tích rừng giảm nhanh làm ảnh hưởng tới môi trường đặc biệt là môi trường đất, nước. Do tác động của dòng chảy mà diện tích đất đai cũng bị xói mòn nhiều.

Tuy nhiên trải qua những biến cố của thời gian, thành phố Hòa bình vẫn giữ được những địa điểm du lịch hấp dẫn. Điển hình là quần thể thắng cảnh khu vực nhà máy thủy điện Hòa Bình và lòng hồ sông Đà.

Thành phố Hòa Bình là đô thị của tỉnh miền núi nhưng mật độ dân số khá cao (609 người/km2) do vậy trong quá trình đô thị hóa, sản xuất và sinh hoạt đã làm cho cảnh quan môi trường bị biến đổi.

- Hệ thống thoát nước còn ít, tiết diện cống nhỏ, chưa đồng bộ, hệ thống thoát nước còn chung cho cả nước thải và nước mưa. Do đó khi mùa mưa đến tình trạng ngập úng cục bộ xảy ra và gây ô nhiễm môi trường.

- Một số nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện như: Nhà máy chế biến rau quả, nhà máy đường, khu vực bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải, lượng chất thải này được đổ thẳng ra đồng, sông gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và khu vực nhân dân sống quanh đó.

Trước thực trạng trên, trong thời gian tới cùng với việc khai thác các nguồn lợi để phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái tạo lại cảnh quan, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững là cần thiết (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)