Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý đất đai các cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 98)

- Đất đai là có hạn, không gian sử dụng đất đai cũng có hạn, nên quy hoạch,

kế hoạchsử dụng đất đai là biện pháp quản lý không thể thiếu được trong việc tổ chức sử dụng đất của các ngành KT-XH tại thành phố Hòa Bình, là công cụ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng quyết định để cân đối giữa nhiệm vụ an toàn lương thực với nhiệm vụ CNH-HĐH đất nước nói chung và tại thành

phố Hòa Bình nói riêng. Tuy nhiên nội dung nội dung một số đồ án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại thành phố Hòa Bình chưa sát với thực tế, chưa đáp ứng được yêu dẫn đến chất lượng và tỷ lệ thực hiện quy hoạch, kế hoạch thấp, nhiều điểm tỷ lệ quy hoạch treo lớn và kéo dài gây bức xúc trong nhân dân.

- Thông qua việc lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất là căn cứ để thực hiện công tác giao đất, thu hồi đất mà các cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố đóng vai trò là người tổ chức, là một trong những căn cứ quan trọng nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mà theo quy định của Luật đất đai, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi có quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất; từ đó tác động tới giá đất tính bồi thường trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên chất lượng quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý,

tính khả thi thấp, đặc biệt là thiếu tính bền vững. Phương án quy hoạch chưa dự báo sát tình hình, quy hoạch còn mang nặng tính chủ quan duy ý chí, áp đặt, nhiều trườnghợp quy hoạch theo phong trào. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”, quy hoạch cắm mốc lộ giới giao thông nhưng không bồi thường GPMBlàm cho nhân dân bức xúc.

Đơn vị tính: ha TT Chỉ tiêu sử dụng đất Hiện trạng năm 2016 Kế hoạch năm 2017 Số lượng QH Đã thực hiện, phù hợp Chưa thực hiện, chưa hợp lý Tổng diện tích 14.373,35 14.373,35 52 41 11 1 Đất Nông nghiệp 10.667,12 10.185,96 8 6 2 2 Đất phi Nông nghiệp 3.435,82 3.917,00 41 32 9 3 Đất chưa sử dụng 270,40 270,39 3 3 0 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường (2017)

- Hàng năm có rất nhiều hoạt động đo đạc lập bản đồ vẫn tiếp tục được thực hiện theo các chương trình, mục tiêu, dự án của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp được hình thành, tuy nhiên các loại bản đồ này lại không đồng bộ,

thiếu thống nhất, không tuân theo quy định hiện hành về hệ tọa độ, múi chiếu theo tiêu chuẩn VN-2000, không lập hệ thống lưới khống chế tọa độ nên sản phẩm cuối cùng là bản đồ chi tiết bị sai về hệ tọa độ, không thể lồng nghép với nhau gây khó khăn cho côngtác quản lý và sử dụng. Năng lực của cán bộ chuyên

môn yếu trong công tác xử lý, thẩm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoặc là có thẩm định, kiểm tra nhưng chưa đúng quy trình dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu nhưng vẫn đưa vào sử dụng.

4.4.3. Công tác lập, quản lý hồsơ đất đai, cấp GCN-QSD đất

- Lập và quản lý chặt chẽ hệ thống HSĐC có vai trò quan trọng hàng đầu để “quản lý chặt chẽ đất đai”, là cơ sở xác định tính pháp lý của đất đai. Đến nay công tác lập hồ sơ địa chính đất đai tại địa bàn thành phố Hòa Bình còn thiếu nhiều, chất lượng hồ sơ địa chính đất đai không cao.

- Công tác đăng ký đất đai, đăng ký tài sản gắn liền với đất còn thấp và chất lượng chưa cao. Người sử dụng đất chưa hiểu luật, chưa đăng ký đất đai, tài sản đầy đủ.

- Việc cấp giấy chứng nhận QSD đất còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu, công tác cấp giấy còn nhiều vướng mắc, bất cập chưa được xử lý, chậm tiến độ cấp giấy gây ra bức xúc cho nhân dân. Hồ sơ đề nghị cấp giấy còn nhiều thủ tục rườm rà, khó thực hiện (ví dụ như quyết định thành lập tổ chức gốc) do tổ chức thành lập đã lâu, bản gốc bị thất lạc nay không còn.

Bảng 4.17. Tình hình cấp GCN-QSD đất các loại đất tai TP Hòa Bình STT Loại đất Diện tích cần STT Loại đất Diện tích cần cấp (ha). Diện tích đã cấp (ha). Số giấy đã cấp (giấy) 1 Đất ở nông thôn 285.27 280.24 22125 2 Đất ở đô thị 365.79 302.05 37852 3 Đất nông nghiệp 1976.24 1795.49 35120 4 Đất lâm nghiệp 4367.80 4358.85 6852 5 Đất chuyên dùng 584.1 314.13 116 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường (2017)

4.4.4. Năng lực, nhận thức của các tổ chức sử dụng đất đai

- Theo kết quả điều tra, tại thành phố Hòa Bình nhận thức của tổ chức, đơn vị được giao quản lý và sử dụng đất (nhất là người đứng đầu) còn nhiều hạn chế, chưa thông hiểu pháp luật và các quy định về sử dụng, quản lý đất đai nên quá trình quản lý và sử dụng chưa chưa chấp hành đầy đủ các quy định. Một số tổ chức do không thông hiểu chính sách, pháp luật dẫn đến việc vi phạm trong xây dựng, cho thuê, cho mượn….

- Ảnh hưởng do tập trung chủ yếu vào để hoạt động theo chức năng nhiệm

vụ được giao nên ít có thời gian quan tâm chú trọng đến diện tích đất được giao sử dụng và quản lý của đơn vị mình, dẫn đến tình trạng đất đai bị buông lỏng quản lý, dễ bị xâm lấn, xây dựng trái phép, đến khi phát hiện ra thì sự việc đã gây hậu quả cho xử lý và rất khó xử lý dứt điểm.

- Ảnh hưởng do lực lượng mỏng, diện tích đất được giao quản lý lớn và phức tạp (BQL rừng đặc dụng, phòng hộ, BQL các khu di tích lịch sử, công viên, các hạt giao thông được giao quản lý và bản vệ hành lang đường bộ, hành lang

đê..v.v) sẽ dẫn đến tình trạng không quản lý hết được.

4.4.5. Công tác thanh tra, kiểm tra và chế tài xử phạt

- Công tác thanh tra, kiểm đối với các tổ chức được nhà nước giao đất trên địa bàn thành phố Hòa Bình chưa được thực hiện thường xuyên và liên tục, do quan niệm đây là các cơ quan nhà nước, là đối tượng được giao đất không thu tiền nên hầu hết các cuộc thanh tra, kiểm tra chủ yếu tập trung vào công tác tổ chức, công tác tài chính, công tác chuyên môn, chưa chú ý tập trung vào thành tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai.

6/227 tổ chức, kiểm tra được 22/227 tổ chức trong đó chủ yếu là những tổ chức bị người dân lấn chiếm trái phép đất đai. Như vậy việc thanh tra, kiểm tra tổ chức sử dụng loại đất này còn rất hạn chế.

- Khi phát hiện vi phạm xảy ra chế tài xử phạt tổ chức vi phạm vẫn còn rất nhẹ nguyên nhân do quy định về xử phạt còn nhẹ chưa đủ sức răn đe và có sự nể nang trong quá trình thi hành công vụ do đây toàn là đối tượng cơ quannhà nước, tài sản vi phạm, xây dựng sai quy hoạch là tài sản do ngân sách nhà nước cấp.

4.4.6. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý

- Hiện nay việc áp dụng khoa học, công nghệ vào quản lý cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố Hòa Bình chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ, các phần mềm chuyên ngành do bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp đã được đưa vào sử dụng, tuy nhiên đa số các cán bộ địa chính chưa thông thạo phần mềm, phần mềm còn nhiều lỗidẫn đến công tác quản lý hồ sơ, dữ liệu đất đai và bản đồ chưa được truy xuất gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý đất đai. Các cơ quan và người dân chưa thể tiếp cận được hồ sơ đất đai một cách nhanh chóng và thuận tiện.

- Việc áp dụng công nghệ mới vào đo đạc lập bản đồ, chỉnh lý bản đồ chưa được thực hiện đồng bộ hóa giữa bản đồ địa chính với việc lập hồ sơ đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, khai thác thông tin đất đai.

Bảng 4.18. Khái toán các khoản thu tiền sử dụng đất trong năm 2017

TT Hạng mục Diện tích(m2) Đơn giá (nghìn đồng/m2) Thành tiền (tỷ đồng) Tổng 131,68

1 Khu Sudico (Lô CC1) 5.835 10.000 58,35 2 Trụ sở phường Phương Lâm (cũ) 210 25.000 5,25 3 Quỹ tín dụng nhân dân liên phường

Phương Lâm - Đồng Tiến 571,7 30.000 17,15 4 Khu tổ 15 phường Hữu Nghị 1.700 5.500 9,35 5 Khu tổ 9,10,11,12 Thịnh Lang 9.200 3.500 32,2 6 Khu đất xã Hòa Bình. Trong đó:

- UBND xã + Trạm y tế xã 1.634 600 0,98

TT Hạng mục Diện tích(m2) Đơn giá (nghìn đồng/m2) Thành tiền (tỷ đồng)

7 Khu đấu giá xã Thống Nhất 2.200 700 1,54 8 Khu tái định cư QL6 – phường Thái Bình 350 3.000 1,05 9 Thu tiền sử dụng đất (Khu Trường dân tộc

nội trú, Khu bệnh xã Công an tỉnh, …) 5,0 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, (2017)

4.4.7. Phát triển kinh tế xã hội và nguồn tài chính

- Phát triển kinh tế xã hội

Các khu đất của các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền đa số nằm ở những vị trí đắc địa ngay tại các trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của thành phố Hòa Bình nên có giá trị, lợi thế rất lớn về mặt kinh tế, do vậy có nhiều người muốn tận dụng cơ hội này để kinh doanh buôn bán kiếm lời hoặc tìm mọi cách thuê mượn, lấn chiếm hoặc có một số cơ quan dùng một số hình thức như xây dựng kiot để kinh doanh hoặc xây nhà ở tập thể để chia cho cán bộ. Tất cả những việc làm này đều vi phạm pháp luật đất đai và làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất của các tổ chức.

- Nguồn tài chính

Do Ngân sách Nhà nước hạn hẹp nên việc đầu tư kinh phí cho việc đo đạc lập bản đồ, hoàn thiện hồ sơ cấp GCN-QSD đất, chưa đầu tư được kinh phí để áp dụng khoa học công nghệ vào việc quản lý cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Các tổ chức chưa có đủ kinh phí để tiến hành phân mốc, cắm mốc, xây dựng hàng rào, tường bao để bảo vệ đất đai do mình được giao sử dụng nên dễ bị lợi dụng lấn chiếm cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai.

Bảng 4.19. Ý kiến trả lời phỏng vấn về tình hình quản lý và sử dụng đất TT Đối tượng TT Đối tượng phỏng vấn Chức vụ, nơi công tác Ý kiến trả lời 1 Trần Đức Thắng Phó Giám đốc Sở TNMT

- Hiện nay còn nhiều tổ chức vi phạm công tác QL và SD đất đai do chưa nắm chắc các quy định.

- Công tác hoàn thiện hồ sơ, cấp GCN còn chậm.

để. 2 Trần Anh Khôi Trưởng phòng.

TNMT TP Hòa Bình

- Việc bảo quản mốc giới đất đai của một số tổ chức chưa được quan tâm để bị lấn chiếm, tranh chấp, cho thuê, cho mượn, xây dựng trái quy hoạch.

- Cần phải xử lý giải quyết dứt điểm. 3 Trần Hiếu CB Địa chính

phường Đồng Tiến TPHB

- Lập hồ sơ, cắm mốc đầy đủ, cấp GCN giảm thiểu tình trạng vi phạm.

- Luân chuyển cán bộ địa chính cơ sở thường xuyên gây ảnh hưởng không nắm chắc địa bàn quản lý.

4 Phạm Thắng PCT-UBND TP - Năng lực của các tổ chức sử dụng đất còn hạn chế, chưa quan tâm.

- Vị trí đất của các tổ chứccó giá trị về mặt kinh tế cao nên dễ bị vi phạm.

5 Lê Văn Mạnh Chủ tịch UBND phường Đồng Tiến

- Nhiều cơ quan xây dựng không tuân thủ các quy hoạch đất đai, XD

- Tăng cường QL quy hoạch đất đai, QH xây dựng.

6 Vũ Thu Huyền PCCT Chi cục BVTV (tổ chức SD đất)

- Cơ quan sử dụng từ lâu. Chưa rõ các quy định, không biết hồ sơ đất đai của cơ quan gồm những gì.

- Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng tường bao, mốc giới hạn chế.

- Chủ yếu dành thời gian, vật chất cho hoạt động chuyên môn.

7 Vũ Tuấn Long Hộ sử dụng đất liền kề, giáp ranh

- Không thấy có mốc giới, tường bao cụ thể của cơ quan. Chưa được ký giáp ranh hồ sơ đất đai với cơ quan giáp ranh.

- Chỉ sử dụng tạm, khi nào lấy thì gia đình trả lại.

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

4.5. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ

DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT

KHÔNG THU TIỀN TẠI THÀNH PHỐ HÒA BÌNH

4.5.1. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật vềđất đai pháp luật vềđất đai

Có thể nói các chính sách của nhà nước về vấn đề đất đai, từ các luật đất

phương về quản lý đất đai rất đầy đủ, rất cụ thể và cũng rất chi tiết nhưng những chính sách này mới chỉ có những người trực tiếp quản lý được biết một cách thấu

đáo mà chưa đến được người sử dụng đất là đối tượng trực tiếp sử dụng, vì vậy

chúng ta cần tập trung một số vấn đề sau:

-Tăng cường phổ biến các văn bản pháp luật đất đai có liên quan đến người sử dụng đất để nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và và người dân. Có trách nhiệm bồi dưỡng, đào tạo, cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật, chủ trương, đường lối, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về các chính sách đất đai.

- Các cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như: mở các chuyên mục, chuyên đề, phổ biến kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo và cả những tồn tại, hạn chế để rút kinh nghiệm. Tổ chức quán triệt, học tập và thảo luận sâu sắc nội dung quyền và nghĩa vụ của

người sử dụng đất góp phần phát triển và ổn định tình hình quản lý sử dụng đất. - Thông tin, tuyên truyền phổ biến về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu, lợi ích của việc cần thiết phải hoàn thành hồ sơ đất đai, mốc giới sử dụng và quản lý đất đai, đo đạc lập bản đồ địa chính chi tiết đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất và phân loại đất, thực hiện kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê kiểm kê, quy hoạch đất đai, đánh giá tiềm năng đất đai nhằm mục đích làm cho tổ chức và người dân hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc quản lý, sử dụng và chấp hành pháp luật đất đai.

4.5.2. Giải pháp vềcơ chế, thể chế.

Hiện nay nhiều văn bản về các chính sách của nhà nước về đất đai được thực hiện bởi nhiều bộ, dẫn đến việc cùng một việc vềđất đai nhưng lại có những

hướng dẫn khác nhau giữa các bộ ban ngành dẫn đến khó thực hiện cho người giải quyết trực tiếp, vì vậy cần:

-Sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với nhau, tránh chồng chéo, ban hành không kịp thời giữa văn bản của UBND tỉnh ban hành, Ủy ban nhân dân thành phố, huyện thị với pháp Luật đất đai hiện hành của Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)