Tình hình xây dựng trái phép, lấn chiếm, tranh chấp đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 81 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý sử dụng đất đai của các tổ chức được giao đất không

4.2.5. Tình hình xây dựng trái phép, lấn chiếm, tranh chấp đất đai

Theo số liệu tổng hợp từ kết quả kiểm tra trên địa bànthành phố Hòa Bình đến tháng 6 năm 2017, tình hình xây dựng trái phép, lấn chiếm tranh chấp đất đai của 227 tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền với tổng diện tích đất

3.737,43 ha cụ thể như sau:

- Có 26/227 tổ chức chiếm 11% thực hiện xây dựng các công trình chưa đúng với quy hoạch với diện tích 4,76 ha chiếm 0,39% diện tích đất.

- Có 12/227 tổ chức chiếm 5.3% xây dựng hoặc cho xây dựng các công trình trái phép, trái quy hoạch, trái mục đích sử dụng đất với diện tích 2,8 ha chiếm 0,07% diện tích đất.

- Có 8/227 tổ chức chiếm 3.5% đang có tranh chấp đất đai với các chủ sử dụng đất liền kề và người dân với diện tích 24,7 ha chiếm 0,67% diện tích đất.

- Có 20/227 tổ chức chiếm 8.8% đang bị các chủ sử dụng đất liền kề, các tổ chức kinh tế và người dân lấn chiếm đất đai nhất là đất nông lâm nghiệp và đất xây

dựng các công trình sự nghiệp với diện tích 89,01 ha chiếm 2,38% diện tích đất. Diện tích đất tranh chấp, bị lấn, bị lấn chiếm của các tổ chức sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền trên địa bàn chủ yếu do các nguyên nhân

như sau:

+ Do tình trạng quản lý và sử dụng đất của tổ chức còn bị buông lỏng, nguồn nhân lực quản lý thiếu trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của

người đứng đầu cơ quan ít quan tâm đến diện tích đất do mình quản lý sử dụng và họ cho rằng đất của cơ quan là tài sản của chung.

+ Chưa quan tâm đến việc lập hồ sơ và lưu giữ đầy đủ các giấy tờ để theo dõi, quản lý, không quản lý được mốc ranh khu đất đã được giao, chưa xây dựng tường rào hoặc cắm mốc giới để phân định với đất của dân.

+ Thay đổi thủ trưởng đơn vị nhiều lần (thủ trưởng theo nhiệm kỳ nhà

nước. và không bàn giao đầy đủ hồsơ đất đai do mình quản lý sử dụng cho người sau để tiếp tục quản lý, không coi trọng hồ sơ đất đai mà chỉ quan tâm đến các yếu tốtrên đất. Cho nên trong quá trình sử dụng đã để cho người dân lấn, chiếm. Đặc biệt nhiều tổ chức không biết ranh giới đất của đơn vị mình sử dụng đến đâu, nên khi kiểm kê hiện trạng rất khó khăn, phải mất rất nhiều thời gian mới xác định được diện tích đất được giao.

Bảng 4.11. Xây dựng trái phép, tranh chấp, lấn chiếm đất đai của các tổ chức của các tổ chức STT Loại hình tổ chức Tổng Số tổ chức Tổng Diện tích QL sử dụng (ha. Tình hình sử dụng đất đai(ha. Xây dựng không đúng QH Xây dựng trái phép Tranh chấp chiếmLấn 1 Cơ quan H.chính NN 41 40,48 1,06 0,4 0,28 2 Tổ chức chính trị 11 9,6 0,4 0,15 0,1 3 Tổ chức Xã hội 7 2,4 0,2 4 Tổ chức chính trị-XH 5 2,05 0,3 0,15 5 Tổ chức CT-XH-NN 3 1,25 0,4 0,1 6 Tổ chức SN công 136 3.561,97 12,2 2,15 24 86,81 7 Đơn vị quốc phòng 8 99,08 0,1 0,3 1,67 8 Đơn vị an ninh 16 20,6 0,1 0,2 Tổng số 227 3737,43 14,76 2,8 24,5 89,01 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, (2017)

+ Khi thực hiện giao đất cho các tổ chức, hồ sơ lập chưa đầy đủ, không chặt chẽ, mô tả ranh giới, mốc giới không rõ ràng, chủ yếu giao đất trên bản đồ, thiếu hẳn công tác giao ngoài thực địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)