Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.5. Các giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất của các tổ
4.5.6. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực
4.5.6.1. Đối với cơ quan quản lý.
- Huy động mọi nguồn lực và quan tâm thỏa đáng việc đầu tư kinh phí trong công tác quản lý đất đai; nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; quản lý nhà nước về đất đai thực hiện đúng theo quy hoạch, kếhoạch được phê duyệt.
- Tuyển dụng những cán bộ công chức, viên chức có đủ trình độ chuyên môn, đúng chuyên ngành để triển khai thực hiện công tác quản lý lý nhà nước về đất đaiở các cấp.
- Đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ đang công tác chưa có đủ bằng cấp về chuyên môn nhưng đã có kinh nghiệm trong thực tiễn quá trình công tác để triển khai thực hiện công tác quản lý lý nhà nước về đất đaiở các cấp.
- Xây dựng phương án sắp xếp, bố trí cán bộ đúng chuyên ngành đào tạo và đúng sở trường.
- Tổ chức bộ máy thực hiện cần được xây dựng theo hệ thống xuyên suốt từ trung ương đến địa phương, từ cấp bộ, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
- Bộ máy phải mang tính gọn nhẹ, chuyên sâu, chuyên môn hóa cao mới đáp ứng được các yêu cầu trong công tác quản lý lý nhà nước về đất đai.
- Bộ máy phải được quy định rõ ràng về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, đảm bảo thực thi công vụ đúng quy định, đúng pháp luật.
- Bộ máy quản lý là sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chuyên môn và sự phối hợp với các bộ phận khác hoặc các cơ quan khác và các chủ thể quản lý, sử dụng đất đai để thực thi nhiệm vụ.
4.5.6.2. Đối với các tổ chức sử dụng quản lý đất đai.
- Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức của tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng đất (nhất là người đứng đầu) về pháp luật và các quy định về sử dụng, quản lý đất đai trên diện tích đất được giao sử dụng và quản lý của
đơn vị mình, tránh tình trạng đất đai bị buông lỏng quản lý, dễ bị xâm lấn, xây dựng trái phép. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn những vi phạm xảy ra và xử lý dứt điểmnhững vi phạm đó.
- Bố trí nhân sự theo dõi,kinh phí thực hiện lập đầy đủ hồ sơ đất đai, mốc giới, nhất là diện tích đất được giao quản lý lớn và phức tạp (BQL rừng đặc dụng, phòng hộ, BQL các khu di tích lịch sử, công viên, các hạt giao thông được giao quản lý và bản vệ hành lang đường bộ, hành lang đê..v.v). Lập hồ sơ đề nghị cấp GCN-QSD đất đối với diện tích được giao quản lý sử dụng.