Yếu tố về chính sách giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. CÁc yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững của huyện Đoan Hùng,

4.2.1. Yếu tố về chính sách giảm nghèo bền vững

Các chính sách giảm nghèo chủ yếu là mang tính chất hỗ trợ, tác động đến từng nhóm đối tượng cụ thể như chính sách hỗ trợ cá nhân (chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáo dục đào tạo…), chính sách hỗ trợ gia đình (chính sách hỗ trợ nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đất sản xuất…); chính sách hỗ trợ nhóm hộ, cộng đồng (chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu thôn bản, hỗ trợ sinh kế dựa vào cộng đồng…); chính sách hỗ trợ vùng về hạ tầng, quy hoạch phát

triển sản xuất, quy hoạch dân cư…Chính sách giảm nghèo còn chồng chéo, phân tán, thiếu tính hệ thống, nhiều chính sách chưa khuyến khích người nghèo tích cực vươn lên thoát nghèo; cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành ở các cấp còn

nhiều hạn chế. Các chính sách hầu như chưa hướng vào mục tiêu nâng cao năng

lực, nhận thức cho người nghèo tiếp cận các thị trường mà chủ yếu là mang tính chất cho không dẫn đến tư tưởng ỷ nại, không muốn vươn lên thoát nghèo của một bộ phận người nghèo. Nhìn chung những chính sách hỗ trợ giảm nghèo tập trung nhiều vào việc trợ cấp tình thế khó khăn hơn là hỗ trợ nhằm đa dạng hóa sinh kế nhằm giúp người nghèo tự thoát nghèo, giảm nghèo bền vững. Hiện tượng tái nghèo và nguy cơ tái nghèo còn cao do chính sách hỗ trợ còn mang tính ngắn hạn và trình độ dân trí nhìn chung còn thấp. Tóm lại, những chính sách đó chỉ thích hợp trong ngắn hạn, về dài hạn thì sẽ thiếu bền vững.

Bên cạnh đó một số chính sách hỗ trợ chưa thật sự phù hợp với người nghèo ảnh hưởng đến hiệu quả của các chương trình. Ví dụ, như chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo là rất có ý nghĩa, song mức hỗ trợ tối đa tại trạm y tế xã là 10.000 đ/lần khám chữa bệnh là quá thấp (trong khi các chi phí đi lại, thuốc thang mà người bệnh tự chi trả có thể cao hơn nhiều). Các thủ tục rườm rà khi vay vốn kết hợp với đội ngũ cán bộ tín dụng tại cơ sở thiếu trầm trọng là những lý do khiến người nghèo khó tiếp cận được dịch vụ này. Hệ thống cơ chế, chính sách mang tính bao cấp kéo dài phần nào đã tạo ra tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng của một bộ phận người nghèo, xã nghèo cũng ảnh hưởng đến tính bền vững của công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Hộp 4.5. Thiết kế hệ thống chính sách

“Cần phải thiết kế lại hệ thống chính sách đảm bảo hướng tới khích lệ, động viên người nghèo vươn lên thoát nghèo hơn là cái cho không tạo sự ỷ nại và chính sách thiết kế phải tạo sự liên thông giữa chính sách hỗ trợ người nghèo, chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo đảm bảo công bằng. Đặc biệt nữa là phải phát huy được vai trò của cộng đồng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bởi vì: thứ nhất, nếu không phát huy được vai trò của cộng đồng tạo sự thụ động trong thực hiện; thứ hai không phát huy được nội lực của cộng đồng. Điều này đặt ra cho chúng ta khi tiếp cận đa chiều, hệ thống chính sách cần sửa đổi để đáp ứng được nhu cầu về đo lường về thu nhập, đánh giá tiếp cận các dịch vụ xã hội.”

(Nguồn: Phỏng vấn ông N.K.C, Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ lúc 10h30 ngày 20 tháng 3 năm 2017 tại Phòng LĐTB&XH)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)