Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.4.1 Chỉ tiêu định lượng
Tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo là tỷ lệ phần trăm số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên tổng số hộ dân trên địa bàn trong năm.
Tỷ lệ hộ nghèo (hộ cận nghèo) mới phát sinh/hộ nghèo (cận nghèo)
Số lao động: là số người trong độ tuổi lao động tạo ra nguồn thu nhập cho hộ. Số lao động bình quân/hộ: là tỷ lệ số lao động trên số hộ điều tra.
Thu nhập bình quân/hộ/năm: là tổng thu nhập của tất cả các hộ và các thành viên trong hộ nhận được trong một năm trên số hộ điều tra.
Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng: là tổng thu nhập của các hộ trong năm chia cho tổng số nhân khẩu, chia cho 12 tháng.
Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: là số hộ có vay vốn trên số hộ điều tra. Chỉ số này càng cao thể hiện mức độ tiếp cận về tín dụng của hộ nghèo, hộ cận nghèo càng lớn.
Diện tích đất bình quân/hộ
Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: thể hiện số hộ thiếu hụt các chỉ số tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người, nguồn nước sinh hoạt, hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin
3.2.4.2 Chỉ tiêu định tính
Mức độ tiếp cận các chính sách, dịch vụ giảm nghèo: là tỷ lệ số hộ đánh giá mức độ tiếp cận dễ, bình thường, khó trên tổng số hộ điều tra.
Tỷ lệ hộ tham gia BHXH, BHTN, BHYT: là số hộ có người tham gia các hình thức bảo hiểm trên tổng số hộ được điều tra. Tỷ lệ này càng cao mức độ tham gia càng lớn.
Thái độ vươn lên thoát nghèo: thể hiện ở 3 mức độ rất mong muốn, mong muốn và bằng lòng với cuộc sống hiện tại.