Trình độ học vấn của chủ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 67 - 68)

STT Diễn giải Hộ nghèo Hộ cận nghèo SL (n=74) CC (%) SL (n=76) CC (%) 1 Tiểu học 32 43,24 23 31,08 2 Trung học cơ sở 31 41,89 26 35,14 3 Trung học phổ thông 10 13,51 24 32,43 4 Trung cấp 0 0,00 1 1,35 5 Cao đẳng 0 0,00 2 2,70 6 Đại học 1 1,35 0 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Việc đảm bảo sinh kế bền vững của lao động nông thôn, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động trẻ tuổi, những nhóm lao động dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thị trường lao động còn khó khăn và vẫn là một thách thức trong chính sách giảm nghèo. Chất lượng lao động gắn với việc nâng cao trình độ dân trí và chiến lược phát triển giáo dục. Hầu hết những người nghèo, vùng nghèo là những nơi có trình độ dân trí thấp. Cùng với tác động của thu nhập thấp nên việc đầu tư cho con cái học hành của những hộ nghèo, vùng nghèo ít được quan tâm. Do học hành thấp, ít được đào tạo nghề nên con cái người nghèo ít có cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao. Nguy cơ nghèo về trí thức và vật chất sẽ gia tăng.

4.1.3.2. Vốn tài chính

a. Thu nhập của hộ

Thu nhập của người lao động được xem xét dưới 2 tiêu chí: mức thu nhập/ kỳ hạn và số kỳ hạn được hưởng mức thu nhập đó. Đối với hộ dân, mức thu nhập bình quân đầu người được coi là bền vững nếu thỏa mãn được các điều kiện sống tối thiểu. Cụ thể tối thiểu phải lớn hơn mức chuẩn nghèo theo quy định hiện hành. Thu nhập được coi là bền vững nếu có mức thu nhập ổn định từ 12 tháng trở lên, được phòng ngừa rủi ro bằng các hình thức bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy mức độ bền vững trong giảm nghèo có nghĩa là thu nhập thực tế của người nghèo, hộ nghèo được cải thiện, vượt qua chuẩn nghèo, hạn chế tối đa tình trạng tái nghèo về thu nhập nếu gặp rủi ro hoặc sự thay đổi của chuẩn nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 67 - 68)