Khả năng tiếp cận thị trường của người nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

4.1.7. Khả năng tiếp cận thị trường của người nghèo

a, Thị trường lao động

Tiếp cận thị trường lao động là việc xem xét, xác định thông tin về cung cầu lao động của xã hội từ đó người lao động tìm được cho mình một công việc phù hợp năng lực, trình độ của bản thân. Người sử dụng lao động tìm được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Người nghèo có thể tiếp cận thị trường lao động qua các kênh thông tin khác nhau như: hệ thống thông tin đại chúng, người thân, bạn bè, hàng xóm; qua trung tâm giới thiệu việc làm, thông qua các tổ chức tuyển dụng, chợ lao động, cơ quan xuất khẩu lao động. Thu nhập từ các việc làm phi nông nghiệp như tiền công đi làm thuê là những nguồn thu nhập đáng kể của người nghèo.

Bảng 4.19. Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ lao động làm thuê

STT Chỉ tiêu Số hộ Hộ nghèo Hộ cận nghèo (n=74) Tỷ lệ (%)

Số hộ

(n=76) Tỷ lệ (%)

1 Đi làm thuê gần nhà 29 39,19 37 50,00

2 Đi làm ăn xa 13 17,57 19 25,68

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Qua số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ hộ có người đi làm thuê gần nhà cao hơn cả nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo. Ở những địa bàn chỉ làm được lúa một vụ, thời gian nông nhàn đến 6-7 tháng nên tỷ lệ người đi làm thuê gần nhà rất cao. Làm thuê gần nhà thường làm thuê trong nông nghiệp, làm thuê trong các công trình xây dựng, làm thuê tại các trung tâm thương mại, khu công nghiệp. Làm ăn xa bao gồm lao động tự do, công nhân các xí nghiệp, xuất khẩu lao động. Tuy nhiên số lượng xuất khẩu lao động của người nghèo rất ít vì chi phí cao.

b, Thị trường tài chính, tín dụng

Người nghèo thường có thu nhập thấp, thu nhập không cố định nên gặp khó khăn trong tiết kiệm, mua bảo hiểm hoặc đảm bảo tiền vay. Các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, đi vay tạo cho người nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính. Thị trường tài chính, tín dụng ở nông thôn đã có những đóng góp đáng kể trong việc cung cấp vốn cho việc phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, nhiều hộ nông dân đặc biệt là hộ nghèo vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với các nguồn vốn để phát triển sản xuất. Riêng đối với Ngân hàng CSXH, hộ nghèo chỉ có thể giao dịch thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội CCB, Đoàn thanh niên. Như vậy, có thể khẳng định vai trò của các đoàn thể xã hội là rất quan trong trong quá trình tiếp cận thị trường tài chính tín dụng của người nghèo. Theo số liệu điều tra như ở phần trước đã trình bày thì tỷ lệ hộ nghèo điều tra vay vốn là 41,9%; còn lại 58,1% hộ không vay do tâm lý sợ mắc nợ ngân hàng, sợ không trả được nợ và nhiều hộ do trình độ học vấn thấp nên họ không biết vay để làm gì.

Hộp 4.3. Người nghèo sợ vay vốn ưu đãi

“Vẫn biết Ngân hàng chính sách xã hội có cho vay vốn ưu đãi nhưng muốn vay thì không trả được lãi là một, không trả được gốc là hai, nên không dám vay. Hơn nữa có vay thì mình cũng không biết đầu tư làm cái gì.”

(Nguồn: Phỏng vấn bà Nguyễn Thúy Hằng, hộ nghèo xã Đại Nghĩa, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ lúc 15h ngày 19 tháng 3 năm 2017 tại gia đình bà)

c, Thị trường đất đai (đất nông nghiệp)

Sự tham gia vào thị trường đất đai của hộ nghèo chưa nhiều chủ yếu là hoạt động thuê mượn đất nông nghiệp để sản xuất. Hoạt động đấu thầu, mua, bán chuyển nhượng hầu như là không có. Có một số hộ có hoạt động mua và chuyển nhượng nhưng chủ yếu là đứng tên cho người nhà mua đất để được giảm thuế sau đó thì chuyển nhượng lại. Thị trường thuê, mượn đất bắt đầu có sự tham gia của hộ nghèo tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp, dưới 10% đối với hộ nghèo, trên 19% đối với hộ cận nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu thuê, mượn đất nông nghiệp nhưng chưa tiếp cận được với thị trường này. Cụ thể:

Bảng 4.20. Sự tham gia của người nghèo vào thị trường đất đai và nhu cầu mở rộng diện tích đất nông nghiệp 2016

TT Chỉ tiêu

Hộ nghèo Hộ cận nghèo SL

(n=74) (%) CC (n=76) SL (%) CC

1 Sự tham gia vào thị trường đất đai 74 100,0 76 100,0

- Tham gia vào thị trường đất đai 7 9,46 15 19,74

+ Số hộ thuê, mượn đất 5 71,43 9 60,00

+ Số hộ cho thuê mượn đất 2 28,57 6 40,00

- Không tham gia vào thị trường đất đai 67 90,54 61 80,26

2 Nhu cầu mở rộng diện tích đất NN 74 100,0 76 100,0

- Số hộ có nhu cầu 16 21,62 24 31,58

- Số hộ không có nhu cầu 58 78,38 52 68,42

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Khi tiền công lao động tăng lên thì hộ sẽ có xu hướng cho thuê đất nhiều hơn bởi vì lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp sẽ thấp hơn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp. Nếu giá tiền công và cơ hội tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp tăng lên đáng kể thì một số nông dân có thể cho thuê hết đất hoặc rời bỏ nông nghiệp.

d, Thị trường công nghệ, thông tin

Không có thông tin là rào cản lớn nhất trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, tạo cơ hội việc làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người nghèo. Thông tin cũng là cầu nối để người nghèo tiếp cận với các thị trường khác. Thiếu khả năng tiếp cận thông tin đang đẩy người nghèo vào thế chịu thêm những thua thiệt không đáng có. Người nghèo họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin, người làm công tác xã hội phải là người hỗ trợ họ tiếp cận các thông tin, từ đó tư vấn cho họ những thông tin chính thống để họ có nhận thức đúng đắn, không để các thông tin bịa đặt làm ảnh hưởng đến lòng tin của họ đối với Đảng và

Nhà nước. Bên cạnh đó, qua các kênh thông tin, người làm công tác xã hội còn giúp người nghèo xác định được kế hoạch làm ăn của gia đình, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi, biết cách làm kinh tế, biết cách tích lũy và làm giàu, không cam chịu nghèo đói, lạc hậu.

e, Thị trường hàng hóa

Năng lực tiếp cận thị trường góp phần quyết định việc sử dụng các nguồn vốn sinh kế và lựa chọn chiến lược sinh kế của người nghèo. Người nghèo chưa tham gia vào các hình thức canh tác theo hợp đồng vì hình thức canh tác này đòi hỏi qui mô lớn, trình độ thâm canh cao hoặc cần nhiều lao động trong khi hộ nghèo có ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trên địa bàn cũng chưa hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất lớn, cũng chưa có các công ty, doanh nghiệp thu mua sản phẩm nông nghiệp.

Với diện tích đất đai hiện có ở các hộ nghèo thiếu đất, thì nếu tính riêng sản xuất nông nghiệp (không tính chăn nuôi), nếu tăng năng suất lên gấp rưỡi hiện tại cũng chỉ vừa đủ an ninh lương thực và không thể thoát nghèo, và việc phát triển kinh tế hàng hóa theo định hướng thị trường với các hộ nghèo này là điều không thể làm được. Vấn đề “thiếu thị trường bán sản phẩm” hầu như không được nhắc đến trong các khó khăn mà người nghèo đề cập đến. Vì các hộ nghèo sản phẩm sản xuất được chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ, an ninh lương thực của gia đình, khi thừa họ mới đem ra chợ bán, chứ không phải là mục đích kinh doanh.

Phát triển sản xuất theo định hướng thị trường chỉ áp dụng được đối với các hộ khá, các hộ có tiềm lực đất đai và tư liệu sản xuất. Và dù là hộ gia đình cận nghèo hay khá (hoặc các hộ nghèo được giao thêm đất nếu giải quyết được vấn đề đất đai trong thời gian tới), thì vấn đề thị trường cho sản phẩm nông nghiệp vẫn là bài toán không dễ gì giải được, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia các thị trường khu vực và toàn cầu và các sản phẩm nông nghiệp phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Vấn đề thị trường chỉ có thể nên đặt ra trong các chương trình giảm nghèo nếu người dân nghèo có nhiều đất sản xuất hơn.

Bảng 4.21. Tỷ lệ hộ có bán sản phẩm và mua vật tư nông nghiệp

STT Chỉ tiêu SL Hộ nghèo Hộ cận nghèo

(n=74) CC (%)

SL

(n=76) CC (%)

1 Hộ có bán sản phẩm 47 63,51 56 73,68

2 Hộ có mua vật tư nông nghiệp 64 86,49 69 90,79

Sản phẩm nông nghiệp của người nghèo chủ yếu tiêu thụ ở các chợ trong địa phương, sản phẩm chăn nuôi có bán tại nhà do các thương lái trực tiếp đến mua. Phương thức thanh toán mà các hộ sử dụng trong tiêu thụ sản phẩm là thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán ngay sau khi bán. Do không có sẵn tiền mặt nên hộ nghèo thường mua nợ thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên năm 2016, đầu năm 2017 giá sản phẩm chăn nuôi đặc biệt là giá lợn giảm mạnh nên người chăn nuôi bán sản phẩm không đủ trả tiền cám. Người chăn nuôi đặc biệt nhất là người nghèo gặp nhiều rủi ro trước những biến động thị trường.

Hộp 4.4. Sản phẩm phụ thuộc vào giá cả thị trường

“Giá thức ăn chăn nuôi lại cao, giá thành khoảng 3.800.000đ/con rồi, mình bán ra thì chỉ có 3.000.000đ/con thôi, còn hao hụt các thứ nữa, khoảng lỗ mỗi con 1.000.000đ, cũng định mở rộng sản xuất đấy nhưng thấy tình hình này mình không dám, dừng lại vì lỗ, lỗ quá lớn.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 88)