Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Bài học cho kinh nghiệm cho huyện Đoan Hùng
giới cũng như mốt số tỉnh của Việt Nam trong những năm qua, có thể rút ra được bài học kinh nghiệm cho huyện Đoan Hùng như sau:
Thứ nhất, phải xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là mục tiêu hàng đầu của các mục tiêu thiên niên kỷ. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo phải hướng vào những vùng còn tỷ lệ hộ nghèo cao như, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tinh thần: về chủ trương, phải đúng trọng tâm, đúng trọng điểm; về chỉ đạo, phải quyết liệt, biết khối lượng công việc, lực lượng thực hiện, thời hạn hoàn thành; về chủ trì, phải gương mẫu, tận tụy, sâu sát, dân chủ, sáng tạo nhưng đúng pháp luật của Nhà nước.
Thứ hai, công nghiệp hóa và phát triển khu vực nông thôn, khai thác tiềm năng và sử dụng hợp lý các nguồn lực, thúc đẩy đổi mới ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thông qua công nghiệp hóa tạo thêm nhiều ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần cải thiện và tăng thu nhập phi nông nghiệp cho các hộ gia đình nông thôn. Hơn nữa, đại đa số người nghèo sống ở nông thôn do đó đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và nông thôn sẽ có tác dụng giảm nghèo rõ rệt.
Thứ ba, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa giảm nghèo với tiếp cận thị trường, chú trọng và phát huy vai trò của xóa đói giảm nghèo thông qua cơ chế khuyến khích, ưu đãi để người nghèo chủ động tham gia vào thị trường. Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết giữa các hộ nông dân và doanh nghiệp.
Thứ tư, để thực hiện thành công công cuộc xóa đói giảm nghèo không những chỉ dựa vào nỗ lực từ một phía là Chính phủ mà cần phải có sự nỗ lực từ nhiều phía như cộng đồng, doanh nghiệp trên địa bàn và quan trọng hơn là chính từ bản thân của người nghèo. Việc phát huy vai trò “tự giảm nghèo bền vững”, “tự an sinh” của những đối tượng thuộc hộ nghèo là một trong những vấn đề cốt lõi, quan trọng, đóng vai trò là chủ thể của chính sách giảm nghèo bền vững. Mỗi hộ nghèo phải thấy được trách nhiệm trong việc giảm nghèo; tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước và xã hội. Nâng cao ý thức tự lập vươn lên của mỗi hộ dân và cộng đồng dân cư để khẳng định mình trong xã hội, có trách nhiệm cải thiện và nâng cao đời sống của bản thân và gia đình trước sự phát triển, đi lên của xã hội.
đồng, địa phương, gắn với đào tạo, nâng cao năng lực và tăng cường theo dõi, giám sát của Trung ương. Chính phủ đóng vai trò kiến tạo, động viên và hỗ trợ mang tính dẫn dắt, địa phương chủ động thực hiện, lựa chọn, xây dựng dự án với quy mô phù hợp.