Nhận thức về nhiệm vụ giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 73 - 82)

STT Chỉ tiêu Số lượng

(n=40)

Tỷ lệ (%)

1 Bản thân người nghèo 9 22,50

2 Cộng đồng 4 10,00

3 Chính quyền các cấp 3 7,50

4 Nhiệm vụ chung 23 57,50

5 Các hội, đoàn thể 1 2,50

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Qua khảo sát có 57,5% cán bộ nhận thức rằng giảm nghèo là nhiệm vụ chung của cả chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp và người dân. Mức độ quan tâm tới công tác giảm nghèo của địa phương: 72,5% coi công việc này như công việc được giao khác. Trong định hướng cho chính sách giảm nghèo có 52,5% cán bộ cho rằng nên nâng cao năng lực của người dân, thúc đẩy ý chí

tự vươn lên nâng cao kỹ năng sản xuất, khả năng quản lý kinh tế hộ gia đình là quan trọng nhất; 32,5% ý kiến tạo môi trường thuận lợi thông tin cơ hội việc làm, cơ hội kinh doanh, kêu gọi đầu tư vào địa phương; 10% ý kiến cải thiện dịch vụ xã hội cơ bản tăng chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, hạ tầng cơ sở; 7,5% ý kiến hỗ trợ trực tiếp mang tính cho không, hỗ trợ bằng tiền mặt, thẻ bảo hiểm miễn phí, cấp giống, ưu đãi vốn. Như vậy giải pháp giảm nghèo bền vững được quan tâm hàng đầu là nâng cao năng lực cho người dân.

b. Hoạt động truyền thông về giảm nghèo

Hộp 4.1. Công tác tập huấn và tài liệu truyền thông về giảm nghèo

“Mỗi năm chúng tôi thường được tập huấn 1 đến 2 lần, nội dung chủ yếu là về công tác rà soát hộ nghèo và tổng kết công tác giảm nghèo trong năm. Thỉnh thoảng công tác tuyên truyền về giảm nghèo cũng được lồng ghép vào một số hội nghị. Ngoài ra, nếu UBND huyện phối hợp với trung tâm dạy nghề mở các lớp học nghề và đơn vị xuất khẩu lao động thì chúng tôi cũng được tham gia. Còn về tài liệu truyền thông giảm nghèo thì thật sự là không nhiều và chưa phong phú, chúng tôi chỉ nhận được kế hoạch, hướng dẫn triển khai rà soát hộ nghèo của UBND huyện, và một số tài liệu truyền thông về giảm nghèo do UBND tỉnh Phú Thọ xuất bản.”

(Nguồn: Phỏng vấn ông Đào Văn Hòa, Cán bộ Lao động thương binh và xã hội xã Phong Phú, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ lúc 10h ngày 17 tháng 3 năm 2017 tại trụ sở UBND xã)

Đã xây dựng các nội dung tuyên truyền, với các hình thức như hội nghị, cuộc họp, phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân và hộ nghèo hiểu rõ tầm quan trọng của việc giảm nghèo bền vững. Thông qua công tác tuyên truyền giúp cho người nghèo, hộ nghèo có ý thức vươn lên thoát nghèo khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ nại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Đồng thời đây cũng là trách nhiệm của toàn cộng đồng trong việc chung tay giúp đỡ người nghèo trong công cuộc xây dựng đất nước, coi đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội để người nghèo vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên công tác tuyên truyền đến người dân còn nhiều khó khăn, do trình độ học vấn của người nghèo còn thấp, tài liệu truyền thông chưa thực sự sinh động do hỗ trợ công tác tuyên truyền về chương trình giảm nghèo bền vững còn hạn chế.

c. Nguồn lực để triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững

Tổng kinh phí đã bố trí để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn từ năm 2011 đến nay là trên 128,287 tỷ đồng.

Trong đó Ngân sách Trung ương vốn đầu tư phát triển khoảng 44,386 tỷ đồng; ngân sách địa phương: vốn đầu tư phát triển 76 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 8,901 tỷ đồng; hỗ trợ khác (vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ): 27,038 tỷ đồng.

d. Dự án xây dựng mô hình giảm nghèo

Hàng năm phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ huyện tổ chức tốt cuộc vận động hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Cụ thể đã xây dựng được các mô hình: mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học có xử lý chất thải bằng men vi sinh với quy mô 600 con tại xã Đại Nghĩa, mô hình trồng bưởi diễn – mô hình phát triển kinh tế cấp huyện tại xã Chân Mộng, Vụ Quang có 15 hộ tham gia với tổng diện tích 2ha, nhân rộng 01 hộ tại xã Minh Phú. Xây dựng 01 mô hình ươm keo tại xã Ngọc Quan với diện tích 1.080 m2. Sau khi triển khai chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, hiện đã có 7 dự án được phê duyệt và đang triển khai. Nhiều dự án đã phát huy hiệu quả, giúp các địa phương phát triển các sản phẩm hàng hóa lợi thế, hình thành doanh nghiệp ứng dụng côn nghệ cao ở địa phương.

e. Hoạt động trạm khuyến nông

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giúp bà con nông dân giảm bớt công lao động trong gieo cấy, Trạm Khuyến nông huyện Đoan Hùng tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cơ giới hóa vào sản xuất cho hộ dân sử dụng máy cấy cầm tay không động cơ ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm nhân công lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị canh tác. Ngoài ra, trạm còn tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi, hỗ trợ giống cho người dân trên địa bàn…

Phối hợp với Xí nghiệp Thủy nông sửa chữa, nạo vét kênh mương và sửa chữa, gia cố các trạm bơm ven sông Lô, sông Chảy phục vụ gieo cấy. Xí nghiệp Thủy nông Đoan Hùng hiện đang quản lý 36 trạm bơm điện, 232 hồ đập, phai, 624 km kênh mương nội đồng, phục vụ nước tưới cho trên 3 nghìn ha đất sản xuất của người dân trong huyện.

g. Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn

Về Phát triển giao thông nông thôn: Thực hiện phát triển đường giao thông nông thôn đã trở thành phong trào rộng khắp ở các địa phương, trong điều

kiện nguồn lực hạn chế, nhiều địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động, có giải pháp linh hoạt nên đã huy động được nhiều sự tham gia của người dân và cộng đồng. Năm 2011-2015 đã làm mới, cải tạo 117 km đường bê tông nhựa, đá dăm láng nhựa (trục xã,liên xã); đưa tỷ lệ đường trục xã liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 44,67%. Nâng cấp cải tạo, làm mới 224 km đường bê tông xi măng trục thôn xóm, đưa tỷ lệ đường trục thôn xóm, đường ngõ xóm trên địa bàn huyện được cứng hóa đạt 41%; làm mới nâng cấp cứng hóa 14,77 km đường trục chính nội đồng. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa đạt 5,57%. Năm 2016, hoàn thiện thêm 64,71km đường giao thông các loại. Làm mới 2 cầu bằng nguồn vốn xã hội hóa (Tây Cốc). Tổng vốn đầu tư cho chương trình giao thông trên 942 tỷ đồng. Nhiều đơn vị đã làm tốt công tác huy động, vận động người dân tham gia đóng góp xây dựng đường giao thông điển hình là các đơn vị Chân Mộng, Bằng Luân, Chí Đám, Vân Du, Tiêu Sơn, Đông Khê.

Về thủy lợi: Thời gian qua các địa phương đã tập trung chỉ đạo cải tạo và nâng cấp, kiên cố hóa, nạo vét kênh mương, xây dựng tu bổ sửa chữa, nâng cấp công trình hồ đập, cống, trạm bơm đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất; ngành nông nghiệp đã triển khai trên công trình, dự án phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh. Nâng cấp cải tạo 37 công trình hồ đập, trạm bơm, nạo vét 3.000 km kênh mương. Tổng kinh phí đầu tư trên 72,3 tỷ đồng. Toàn huyện có 71 km/630,9 km kênh mương đã được cứng hóa, chiếm tỷ lệ 12%. Hầu hết các xã đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho diện tích lúa và hoa màu.

Về Điện nông thôn: Điện nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng

cấp và mở rộng. Các dự án Aivo, REN II, Tái thiết Đức đã đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo 46 trạm BA với tổng công suất 9690 KVA, 29 Km đường dây cao thế, 273 Km đường dây hạ thế Với tổng số tiền đầu tư trên 66 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 98%.

Về Trường học: Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng

trường đạt chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, từng bước được xã hội hóa; giai đoạn 2011 - 2015 đã đầu tư xây mới 173 phòng học, nâng cấp 60 phòng học các cấp. Xây mới 41 phòng, cải tạo 21 phòng chức năng phục vụ công tác dạy và học. Nưm 2016 đầu tư thêm 4 công trình trường học, các công trình phụ trợ khác. Trong giai đoạn đã công nhận thêm 31 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia đến thời điểm hiện tại lên 54trường/ tổng số 84 trường.

Về Cơ sở vật chất văn hóa: Được chú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp có 6 nhà văn hóa kiêm trung tâm học tập cộng đồng đạt chuẩn, 86 nhà văn hóa khu dân cư đạt chuẩn.

Về Thông tin truyền thông: Trong những năm qua hầu hết các điểm bưu

điện văn hóa xã đã được nâng cấp với số kinh phí trên 1tỷ 200 triệu đồng, số trạm phát sóng (TBS) trên địa bàn có gần 100 trạm phân bố hầu hết địa bàn nông thôn, đến các xã vùng sâu, vùng xa. Internet đã đến được hầu hết các điểm bưu điện văn hóa xã, 30% số xã có điểm truy cập Internet công cộng, tỷ lệ xã có điện thoại công cộng là 100%. Hầu hết người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập.

Về Nhà ở dân cư: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động ủng hộ các phong trào, các cuộc vận động tương thân tương ái trong nông thôn. Đã phối hợp huy động số tiền 8,2 tỷ đồng để xây dựng 818 nhà đại đoàn kết.Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát được chú trọng, đã xóa được 153 nhà tạm. Các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ dân chỉnh trang, xây dựng nhà cửa khang trang, sạch đẹp, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng.

Về Môi trường nông thôn: Công tác quy hoạch bảo vệ môi trường đã được

quan tâm đầu tư; tất cả các xã đều bố trí quỹ đất để xây dựng điểm thu gom rác thải, có 3 HTX vệ sinh môi trường được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả, có 57 khu dân cư có hoạt động thu gom rác thải, tỷ lệ hộ được dùng nước hợp vệ sinh trên địa bàn đạt trên 90%, số hộ đầu tư xây dựng hầm Bioga xử lí chất thải trong chăn nuôi ngày một nhiều góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nông thôn.

h. Hạn chế của năng lực chính quyền

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về giảm nghèo còn hạn chế, còn một số cấp uỷ, chính quyền chưa thật sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với Chương trình giảm nghèo còn ít.

Hiện nay, người nghèo đang được hưởng thụ nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách hỗ trực tiếp (chính sách BHTY, chính sách hỗ trợ giáo dục, chính sách hỗ trợ về nhà ở,....), dẫn đến tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, nên công tác rà soát, bình xét hộ nghèo hằng năm ở cở sở gặp nhiều khó khăn.

cao, nhất là khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra; tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa tiểu vùng trong huyện; vùng khó khăn, vùng nghèo chưa có điều kiện để giảm nghèo bền vững.

Nguồn lực để thực hiện các mục tiêu thuộc Chương trình giảm nghèo còn hạn chế và việc huy động nguồn lực xã hội hoá đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa tương xứng với tiềm năng ở địa phương.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Kết cấu hạ tầng ở nông thôn đã được quan tâm và đầu tư nhưng chưa đồng bộ. Một số công trình như giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt cho chương trình giảm nghèo.

Chưa có sự phối hợp lồng ghép giữa công tác cho vay vốn với công tác khuyến nông, lâm, ngư và tập huấn hướng dẫn cách làm ăn nên việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo còn kém hiệu quả...

Việc chuyển giao khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất vẫn còn hạn chế nguyên nhân là do ruộng đất manh mún, không tập trung, không đủ điều kiện để phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. Việc mở các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản vẫn còn ít, chưa thu hút được đông đảo người dân tham gia đặc biệt là các hộ nghèo.

Hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã, thị trấn hoạt động chưa hiệu quả. Ban chỉ đạo chỉ hoạt động trong thời gian rà soát hộ nghèo cuối năm mà chưa xây dựng một chương trình giảm nghèo cụ thể cho người dân trên địa bàn, chỉ chú trọng về giảm nghèo theo hướng giảm về số lượng mà chưa quan tâm tới giảm nghèo theo chiều sâu, theo hướng đa chiều, giảm nghèo một cách bền vững và nâng cao năng lực, ý chí thoát nghèo cho người nghèo.

4.1.4.2. Năng lực của cộng đồng

Các tổ chức chính trị- xã hội là một bộ phận quan trọng, với tính chất tự nguyện, phi lợi nhuận, là hình thức tổ chức phù hợp và cần thiết trong việc tập hợp, liên kết người dân, nhất là người dân ở nông thôn tham gia giảm nghèo. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội trong tham gia giảm nghèo, các loại hình hoạt động giảm nghèo của các tổ chức chính trị- xã hội ở nông thôn ngày càng được khẳng định trong việc góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo của địa phương.

Những năm qua, công tác xây dựng nhà "Đại đoàn kết" đã khơi dậy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và được đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Đoan Hùng nhiệt tình hưởng ứng. Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đoan Hùng đã tích cực vận động các đơn vị, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tham gia đóng góp xây dựng quỹ “Vì người nghèo” nhằm giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thông qua cuộc vận động, nhiều mái ấm “Đại đoàn kết” được xây dựng để sẻ chia khó khăn với người nghèo, giúp gia đình họ an cư, tập trung lập nghiệp, vươn lên thoát nghèo. Đồng thời phát huy được khối đại đoàn kết toàn dân; thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm an sinh xã hội, chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ xây dựng “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, những năm qua, Hội LHPN huyện Đoan Hùng đã tích cực triển khai thực hiện phong trào tới tất cả các cấp hội, thu hút đông đảo chị em hội viên, các nhà hảo tâm, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... tham gia ủng hộ. Từ nguồn quỹ này đã giúp nhiều gia đình phụ nữ nghèo được hỗ trợ làm nhà kiên cố, yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống. Phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh Phú Thọ và Liên đoàn lao động huyện Đoan Hùng, Hội phụ nữ huyện Đoan Hùng đã trao tiền hỗ trợ xây dựng nhà “Mái ấm công đoàn” cho phụ nữ nghèo. Những “Mái ấm tình thương”, “Mái ấm công đoàn” được xây dựng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đã và đang giúp những phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, họ được sống trong những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 73 - 82)