Tỷ lệ độ bao phủ của các hình thức bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 83 - 84)

STT Đối tượng

BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế

Đang tham gia Có nguyện vọng Không trả lời Đang tham gia Có nguyện vọng SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1 Hộ nghèo (n=74) 6 8,1 51 68,92 17 22,97 74 100 - 2 Hộ cận nghèo (n=76) 11 14,47 60 78,95 5 6,58 76 100 - Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Bên cạnh đó các hộ gia đình nghẻo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra với cá nhân, gia đình và cộng đồng. Do nguồn thu nhập của họ thấp bấp bênh khả năng tích lũy kém nên người nghèo khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm nhưng chưa vững chắc vẫn còn một bộ phận cư dân có khả năng tái nghèo.

4.1.6. Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản

Theo tiêu chuẩn đánh giá nghèo đa chiều hiện hành áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, ngoài việc phân định rõ mức thu nhập để làm căn cứ đánh giá còn gắn với 5 tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận với dịch vụ xã hội cơ bản. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm 10 chỉ số. Bên cạnh giảm nghèo thu nhập, nghèo chi tiêu, các khía cạnh khác của nghèo đói cũng được cải thiện đáng kể. Điều kiện tiếp cận với các phương tiện sinh hoạt cơ bản và quyền sở hữu tài sản phản ánh toàn diện về điều kiện sống. Khả năng tiếp cận tất cả các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, tiếp cận dịch vụ y tế cũng như, sử dụng điện lưới và nguồn nước hợp vệ sinh ngày càng tăng, đồng nghĩa với một sự cải thiện đa chiều về mọi khía cạnh của đời sống. Tuy nhiên tỷ lệ thiếu hụt về nhà vệ sinh hợp vệ sinh còn ở mức cao 54,08% đối với hộ nghèo. Các điều kiện vệ sinh đúng quy cách là điều kiện quan trọng để phòng bệnh, ngừa các bệnh đường ruột và suy dinh dưỡng. Việc thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh đã ảnh

hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân ở nông thôn trong huyện. Vì vậy cần được quan tâm để đảm bảo sức khỏe cho người dân, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Từ mức độ thiếu hụt có thể đưa ra các giải pháp cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020; từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong việc hưởng thụ dịch vụ công và phúc lợi xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 83 - 84)