Tổng hợp nguyên nhân nghèo của hộ dân trên địa bàn huyện Đoan Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 66)

nhóm hoặc nhiều nguyên nhân trên đây gây ra. Vì vậy để thực hiện các giải pháp bền vững trong giảm nghèo cần xem xét giải quyết đồng bộ các nguyên nhân cho phù hợp với từng hộ gia đình, từng nhóm đối tượng và từng xã, thị trấn với một hệ thống các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn để giải quyết tình trạng nghèo của huyện. Đối với những hộ nghèo, cận nghèo không phải do một nguyên nhân mà do 2 đến 3 nguyên nhân, để giải quyết vấn đề giảm nghèo một cách bền vững thì phải điều tra, tìm hiểu rõ đâu là nguyên nhân chính, từ đó mới có chương trình hỗ trợ cho phù hợp, đảm bảo giải quyết tận gốc của vấn đề.

Bảng 4.6. Tổng hợp nguyên nhân nghèo của hộ dân trên địa bàn huyện Đoan Hùng Đoan Hùng TT Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Thiếu vốn sản xuất 568 14,92 860 24,50 2 Thiếu đất sản xuất 461 12,11 513 14,62

3 Thiếu phương tiện sản xuất 415 10,90 381 10,85

4 Có lao động nhưng thiếu việc làm 155 4,07 234 6,67

5 Không biết cách làm ăn 289 7,59 264 7,52

6 Thiếu lao động đông người ăn theo 363 9,53 318 9,06

7 Trong gia đình có người tàn tật nặng, ốm

đau thường xuyên 600 15,76 340 9,69

8 Trong gia đình có người cao tuổi 708 18,59 373 10,63

9 Trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội 19 0,50 7 0,20

10 Gia đình chây lười lao động 23 0,60 13 0,37

11 Gặp tai nạn rủi ro 84 2,21 64 1,82

12 Có nợ nần nhiều kéo dài 18 0,47 36 1,03

13 Nguyên nhân khác 105 2,76 107 3,05

Tổng số 3.808 100,00 3.510 100,00

Nguồn: Phòng Lao động Thương bình & xã hội (2016)

4.1.2. Tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo

4.1.2.1. Công tác thực hiện chính sách BHYT

Chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm xã hội hoá công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, giúp người dân được bình đẳng trong việc hưởng lợi từ

các dịch vụ y tế. Trong những năm qua, với mục tiêu an sinh xã hội, đối tượng người nghèo luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, bằng việc đã có nhiều chính sách trợ giúp người nghèo, trong đó có việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Một trong những điểm ưu việt của chính sách BHYT là việc quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để mua thẻ BHYT cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội, trong đó đối tượng thuộc hộ nghèo được hỗ trợ 100% số tiền mua thẻ BHYT.

Tổng số thẻ BHYT được cấp phát cho người nghèo giai đoạn từ 2011- 2016 là 60.599 thẻ. Hộ cận nghèo từ năm 2014-2016 là 24.860 thẻ. Bên cạnh việc cấp thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo thì việc tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo, người cận nghèo cũng được Bệnh viện đa khoa Đoan Hùng và các cơ sở y tế nghiêm túc thực hiện. Tổng số người nghèo được khám điều trị nội trú miễn phí từ năm 2011-2015 là 952 người, số tiền là 221.810.000 đồng.

4.1.2.2. Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo

Hỗ trợ về tín dụng đối với hộ nghèo là một trong những chính sách phân phối các nguồn lực đầu vào trợ giúp cho người nghèo có vốn phát triển sản xuất kinh doanh để tự vươn lên thoát nghèo. Các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã góp phần không nhỏ cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiện. Ngân hàng CSXH huyện thực hiện các chương trình cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo cụ thể là: hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh cho 5.591 hộ với tổng số tiền trên 122 tỷ đồng; hỗ trợ cho 3.303 học sinh, sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để hỗ trợ học tập với số tiền 67,174 tỷ đồng; hỗ trợ hộ nghèo vay vốn theo chương trình cho vay xuất khẩu lao động là 370 hộ với tổng số tiền là 11,05 tỷ đồng. Riêng năm 2016, Ngân hàng CSXH huyện giải ngân 300 triệu đồng cho chương trình vay vốn để xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

4.1.2.3. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo

Hỗ trợ về nhà ở và đất ở cho người nghèo là một trong những chính sách lớn của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho người nghèo tiếp cận được với các dịch vụ xã

hội cơ bản. Thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ

2011-2015 đã hỗ trợ xóa nhà tạm cho 128 hộ nghèo với số tiền trên 2 tỷ đồng. Năm 2016 xóa được 25 nhà tạm trong đó 540 triệu từ nguồn của Nhà nước. Chương trình giúp cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng ổn định chỗ ở, tập trung phát triển kinh tế gia đình và vươn lên thoát nghèo bền vững.

4.1.2.4. Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Để giúp người nghèo, hộ gia đình chính sách bớt khó khăn, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ tiền điện cho đối tượng này. Mặc dù số tiền chỉ vài chục nghìn đồng/tháng nhưng với những hộ nghèo huyện Đoan Hùng thì đây là chính sách mang lại nhiều ý nghĩa. Thực hiện Quyết định 268/QĐ-TTg ngày 23/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 190/2014/TT-BTC ngày 11/12/2014 về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho họ nghèo, hộ chính sách xã hội, tổng số hộ được hỗ trợ tiền điện giai đoạn 2011-2016 là 23.559 hộ, với số tiền là 9,977 tỷ đồng. Cùng với các chính sách ưu đãi khác, chính sách hỗ trợ tiền điện cho các hộ gia đình nghèo đã giúp người nghèo có thêm động lực để vươn lên cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

4.1.2.5. Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo

Phòng Tư pháp phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh, UBND các xã, thị trấn tổ chức trợ giúp pháp lý cho người dân trên địa bàn huyện, từ năm 2011-2015 đã tổ chức tư vấn 544 vụ việc cho 2.275 lượt người nghèo, dân tộc thiểu số và hộ chính sách tham dự. Nhờ đó đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân và việc chấp hành pháp luật của nhân dân, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn huyện.

4.1.2.6. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn

Theo quyết định số 102/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn: Hỗ trợ bằng tiền mặt cho hộ nghèo với mức quy định 100.000đ/khẩu/tháng/năm ở vùng II. 80.000đ/khẩu/tháng/năm ở vùng II. Tổng số hộ nghèo được hỗ trợ từ 2011-2016 là 23.481 khẩu, số tiền là 5,612 tỷ đồng. Chính sách nhằm hỗ trợ đời sống của người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội ở vùng khó khăn.

4.1.2.7. Chính sách hỗ trợ về giáo dục

Hàng năm, phòng giáo dục – Đào tạo huyện luôn phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện chính sách về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các học sinh thuộc diện con em hộ nghèo. Thực hiện chính sách hỗ trợ gạo

cho học sinh các trường theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ năm học 2013-2014 tổng số học sinh nghèo được hỗ trợ là 38 học sinh với 2.580 kg gạo, năm 2015-2016 hỗ trợ 23 học sinh với 1.707kg gạo. Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2012-2015 tổng số học sinh được hỗ trợ là 10.412 học sinh tương ứng với trên 2,463 tỷ đồng.

4.1.2.8. Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Có thể nói, vấn đề đào tạo nghề, dạy nghề, học nghề cho người nghèo, phát triển các cơ sở dạy nghề cho người nghèo, tạo việc làm và tạo thu nhập cho người nghèo sau khi thành nghề là một trong những chính sách rất thiết thực trong chương trình giảm nghèo. Quyết định số 1956/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2020 đã được triển khai và thực hiện nghiêm túc. Từ năm 2011-2016 đã có 910 lao động nông thôn là người nghèo được đào tạo nghề sơ cấp. Thông qua chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã có nhiều lao động thuộc hộ nghèo sau khi học nghề có việc làm và thu nhập ổn định đã vươn lên thoát nghèo.

4.1.2.9. Đánh giá của người nghèo về mức độ tiếp cận một số chính sách và dịch vụ giảm nghèo

Như vậy đa số người nghèo đánh giá mức độ tiếp cận các chính sách ở mức bình thường. Riêng chính sách đào tạo nghề cho lao động và chính sách tín dụng ưu đãi mức độ khó tiếp cận vẫn cao hơn các chính sách khác. Nhiều khi chính sách hỗ trợ về tín dụng của nhà nước chưa đến đúng được với đối tượng cần hỗ trợ, nguồn vốn ưu đãi còn hạn chế so với nhu cầu cần được hỗ trợ. Chính sách đào tạo nghề còn hạn chế chưa thu hút được đối tượng người nghèo tham gia.

Người dân đánh giá cao các tác động của nguồn vốn tín dụng đối với phát triển sản xuất cho dù vẫn còn nhiều hạn chế như định mức cho vay thấp, thời gian cho vay ngắn hay thiếu các dịch vụ hỗ trợ. Tuy nhiên, cũng như các khoản tài chính vi mô của các tổ chức khác, vốn vay mới chỉ tạo ra tác động về tổng mức thu nhập chứ chưa thể tạo ra sự thay đổi về cơ cấu thu nhập. Điều này có nguyên nhân quan trọng từ việc tách biệt các hỗ trợ về tín dụng với các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực, tư duy sản xuất cho người nghèo, thiếu gắn kết giữa khuyến nông và tín dụng.

Bảng 4.7. Đánh giá của người nghèo về mức độ tiếp cận một số chính sách và dịch vụ giảm nghèo

STT Chỉ tiêu Dễ Bình thường Khó tiếp cận SL (n=150) CC (%) SL (n=150) CC (%) SL (n=150) CC (%) 1 Chính sách hỗ trợ y tế 27 18,00 118 78,67 5 3,33 2 Chính sách hỗ trợ giáo dục 39 26,00 106 70,67 5 3,33 3 Chính sách tín dụng ưu đãi 34 22,67 87 58,00 29 19,33 4 Dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ sản xuất 13 8,67 125 83,33 12 8,00

5 Đào tạo nghề cho lao động 21 14,00 104 69,33 25 16,67

6 Hạ tầng cơ sở 9 6,00 129 86,00 12 8,00

Nguồn: Số liệu điều tra, (2016)

4.1.3. Tài sản sinh kế của người dân trong giảm nghèo bền vững

4.1.3.1. Vốn nhân lực

Khi đề cập tới yếu tố lao động phải đề cập đến hai khía cạnh của lao động đó là số lượng và chất lượng lao động, số lượng lao động của hộ bao gồm các thành viên trong gia đình có khả năng lao động. Chất lượng lao động thể hiện trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, nhận thức về chính trị, xã hội thông qua các kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất được tích luỹ lâu đời của hộ nông dân.

a. Thực trạng lao động hộ điều tra

Trong nhóm hộ nghèo, số lao động bình quân/hộ gia đình là 1,49 người thấp hơn so với nhóm hộ cận nghèo 1,7 người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 66)