Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.4. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
Trong quá trình thu thập tài liệu tôi được biết đã có công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết liên quan đến giảm nghèo bền vững, như bài viết của các tác giả:
Luận văn, chuyên ngành Quản lý Kinh tế "Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” của Hà Ngọc Tùng, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, năm 2014.
Luận án “Marketing xã hội với giảm nghèo bền vững” của Bùi Xuân Dự,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2010.
Luận văn, chuyên ngành Quản lý Kinh tế "Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” của Đinh Mạnh Hùng, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, năm 2014.
Luận án “Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam”
của Thái Phúc Thành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, năm (2014). Mỗi đề tài luận văn đều đề cập đến một số nội dung liên quan đến giảm nghèo bền vững mà chưa có đề tài nào giải quyết toàn diện các nội dung của giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đoan Hùng. Vì vậy đề tài nghiên cứu này vừa có tính kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có vừa phát triển những vấn đề vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn về giảm nghèo bền vững tại một số huyện nói riêng và giảm nghèo ở Việt Nam nói chung làm căn cứ khoa học cho mục tiêu giảm nghèo bền vững cũng như các chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở huyện Đoan Hùng phù hợp với thực tế của địa phương và những thay đổi trong sự phát triển chung của cả nước.