Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 68 - 69)

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Hộ nghèo Hộ cận nghèo SL (n=74) CC (%) SL (n=76) CC (%) 1 Số hộ điều tra Hộ 74 - 76 -

2 Số nhân khẩu Người 246 - 261 -

3 Thu nhập bình quân của

hộ/năm 1.000đ/hộ 20.451 100,00 30.287 100,00 - Thu nhập từ rồng trọt Nghìn đồng 5.703 27,88 8.553 41,82 - Thu nhập từ chăn nuôi Nghìn đồng 4.946 24,18 7.816 38,22

- Thu nhập khác Nghìn đồng 9.802 47,93 13.919 68,06

4 Thu nhập bình quân

nhân khẩu/tháng 1.000đ/ng 513 - 735 - Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Theo kết quả điều tra cho thấy, tổng thu nhập của hộ nghèo bình quân trên địa bàn tương đối thấp trung bình 20.451.000 đồng/hộ/năm, theo đó bình quân thu nhập theo nhân khẩu là 513.000 đồng/người/tháng. Nguồn thu từ trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ lệ khá thấp. Thu từ nguồn khác chiếm tỷ tỷ trọng lớn trong thu nhập bình quân của hộ (47,93%). Điều đó cho thấy thu nhập của nhóm hộ điều tra đã bắt đầu được đa dạng hóa, chủ yếu là từ nguồn đi làm thuê, một số ít lao động thì làm việc trong khu công nghiệp. Từ khi trên địa bàn có khu công nghiệp giày đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn trong đó có cả lao động của hộ nghèo. Mặc dù hộ cận nghèo có mức thu nhập cao

hơn hộ nghèo nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung. Vì vậy cần có những giải pháp thiết thực để cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đa dạng hóa và nâng cao thu nhập, thoát ra khỏi ngưỡng nghèo.

Đa dạng hóa nghề nghiệp có những ảnh hưởng nhất định đến tình trạng giảm nghèo của người dân. Vì nghề nghiệp chính là nguồn tạo ra thu nhập cho hộ gia đình. Tính chất của nghề nghiệp quyết định mức thu nhập và tính ổn định của thu nhập. Người nghèo họ chủ yếu làm trong lĩnh vực nông lâm nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên dẫn đến thu nhập thấp, không ổn định, chứa đựng nhiều rủi ro. Để giảm nghèo bền vững thì người nghèo phải biết cách đa dạng hóa các nguồn thu nhập của mình, tạo điều kiện để có thể vươn lên thoát nghèo.

b. Sử dụng vốn và nhu cầu vay vốn

Việc tiếp cận được các nguồn vốn vay sẽ giúp cho hộ nghèo vượt qua các cú sốc (sức khỏe, thiên tai), vay để mua giống, phân bón, đầu vào nông nghiệp, làm vườn, nuôi gia cầm, giải quyết được việc thiếu vốn trong sản xuất hay tiêu dùng. Tuy nhiên, tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện của từng hộ mà nguồn vốn trên có tác động tích cực hay tiêu cực đến bản thân của hộ nghèo. Đa số hộ nghèo đều gặp khó khăn về nguồn vốn, do đó đồng vốn vay rất quan trọng, nó là chất xúc tác không thể thiếu được cho mọi hoạt động sản xuất của họ. Tuy nhiên, cũng cần có kế hoạch sử dụng vốn vay để có thể tăng tính hiệu quả của đồng vốn hợp lý. Qua kết quả điều tra cho thấy tỷ hộ lệ tiếp cận đến nguồn vốn của Ngân hàng chính sách chỉ vào khoảng hơn 40% đối vợi hộ nghèo và trên 60% đối với hộ cận nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)