Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích thông tin

3.2.3.1. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin

Với các thông tin thứ cấp: chọn lọc trên sách báo, báo cáo, văn kiện, tạp chí, internet sao chép, trích dẫn các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Với số liệu sơ cấp: sau khi điều tra thu thập thông tin qua phiếu điều tra tiến hành tổng hợp và xử lý bằng công cụ excel.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích những thông tin đã tổng hợp, sắp xếp, phân loại, đối chiếu, so sánh giữa các năm, các nhóm hộ, tìm ra những chính sách đã làm tốt hoặc chưa tốt, tìm ra nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Bao gồm 5 phương pháp:

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả tổng quát về tình hình cơ bản về địa bàn nghiên cứu, thực trạng giảm nghèo, tình hình thực hiện các chính giảm nghèo bền vững. Sử dụng các chỉ tiêu thống kê phân tích khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội, tính an toàn và phòng ngừa rủi ro, ý chí vươn lên thoát nghèo của hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Phương pháp thống kê so sánh: được sử dụng rất nhiều trong đề tài nghiên cứu. Thực chất, dưới dạng thứ nhất là dãy số theo thời gian, sử dụng phương pháp so sánh, người ta có được nhận định về xu hướng của sự vật, hiện tượng, đồng thời, tính quy luật của loại số liệu này sẽ cung cấp những dự đoán về kết quả có thể có trong tương lai. So sánh các chỉ tiêu về lao động, thu nhập, vốn vay, đất đai, phương tiện sản xuất, nhà ở, tỷ lệ tham gia các hình thức bảo hiểm, ý chí vươn lên thoát nghèo của hai nhóm hộ hộ nghèo và hộ cận nghèo. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững.

Phương pháp phân tích thể chế: phân tích tình hình thực hiện một số chính sách giảm nghèo bền vững đang được áp dụng trên địa bàn huyện Đoan Hùng bao gồm 8 chính sách: chính sách BHYT, chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ nhà ở, chính sách trợ giúp pháp lý, chính sách hỗ trợ tiền điện, chính sách hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, chính sách hỗ trợ về giáo dục, chính sách đào tạo nghề giải quyết việc làm.

Phương pháp phân tích SWOT

Môi trường bên ngoài

Môi trường bên trong Cơ hội (O) Thách thức (T)

Điểm mạnh (S) Kết hợp S-O Kết hợp S-T

Điểm yếu (W) Kết hợp W-O Kết hợp W-T

Ma trận SWOT được sử dụng để phẩn tích đánh giá tình hình giảm nghèo bền vững trên điah bàn thị trấn Đoan Hùng nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu; các yếu tố ảnh hưởng theo hướng gồm cơ hội (O) và thách thức (T), tức là phân tích các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo bền vững, để từ

đó đưa ra các giải phápgóp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đoan

Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 53)