Số lượng và cỡ mẫu nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 51)

STT Tiêu chí Xã Hộ nghèo Hộ cận nghèo Tổng số hộ Cỡ mẫu điều tra Tổng số hộ Cỡ mẫu điều tra

1 Xã đại diện tiểu vùng 1 Minh Lương 95 16 83 11

2 Xã đại diện tiểu vùng 2 Phong Phú 67 11 82 11

Đại nghĩa 114 19 162 22

3 Xã đại diện tiểu vùng 3 Minh Phú 173 28 235 32

Tổng số 449 74 562 76

Điều trực tiếp cán bộ lãnh đạo huyện, các xã: những đánh giá về tình hình triển khai, thực hiện các giải pháp giảm nghèo trên địa bàn, mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững trong thời gian tới. Cụ thể tiến hành điều tra 40 cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo (Gồm 12 cán bộ làm công tác giảm nghèo tại các phòng, ban huyện, trạm khyến nông, trung tâm dạy nghề và doanh nghiệp và các đoàn thể; 28 cán bộ làm công tác

giảm nghèo tại các 4 xã lựa chọn). Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Điều tra các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn.

Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn KIP: phỏng vấn để kiểm chứng và thu thập thêm thông tin. Ghi lại ý kiến của người dân cũng như cán bộ cơ sở, cán bộ huyện về những vấn đề nghiên cứu cụ thể là yếu tố chính sách, yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững, thiết kế lại các chính sách, người dân phải là chủ thể của giảm nghèo và phát huy được tính chủ động của người dân và cộng đồng từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích thông tin

3.2.3.1. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin

Với các thông tin thứ cấp: chọn lọc trên sách báo, báo cáo, văn kiện, tạp chí, internet sao chép, trích dẫn các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Với số liệu sơ cấp: sau khi điều tra thu thập thông tin qua phiếu điều tra tiến hành tổng hợp và xử lý bằng công cụ excel.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích những thông tin đã tổng hợp, sắp xếp, phân loại, đối chiếu, so sánh giữa các năm, các nhóm hộ, tìm ra những chính sách đã làm tốt hoặc chưa tốt, tìm ra nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Bao gồm 5 phương pháp:

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả tổng quát về tình hình cơ bản về địa bàn nghiên cứu, thực trạng giảm nghèo, tình hình thực hiện các chính giảm nghèo bền vững. Sử dụng các chỉ tiêu thống kê phân tích khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội, tính an toàn và phòng ngừa rủi ro, ý chí vươn lên thoát nghèo của hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Phương pháp thống kê so sánh: được sử dụng rất nhiều trong đề tài nghiên cứu. Thực chất, dưới dạng thứ nhất là dãy số theo thời gian, sử dụng phương pháp so sánh, người ta có được nhận định về xu hướng của sự vật, hiện tượng, đồng thời, tính quy luật của loại số liệu này sẽ cung cấp những dự đoán về kết quả có thể có trong tương lai. So sánh các chỉ tiêu về lao động, thu nhập, vốn vay, đất đai, phương tiện sản xuất, nhà ở, tỷ lệ tham gia các hình thức bảo hiểm, ý chí vươn lên thoát nghèo của hai nhóm hộ hộ nghèo và hộ cận nghèo. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững.

Phương pháp phân tích thể chế: phân tích tình hình thực hiện một số chính sách giảm nghèo bền vững đang được áp dụng trên địa bàn huyện Đoan Hùng bao gồm 8 chính sách: chính sách BHYT, chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ nhà ở, chính sách trợ giúp pháp lý, chính sách hỗ trợ tiền điện, chính sách hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, chính sách hỗ trợ về giáo dục, chính sách đào tạo nghề giải quyết việc làm.

Phương pháp phân tích SWOT

Môi trường bên ngoài

Môi trường bên trong Cơ hội (O) Thách thức (T)

Điểm mạnh (S) Kết hợp S-O Kết hợp S-T

Điểm yếu (W) Kết hợp W-O Kết hợp W-T

Ma trận SWOT được sử dụng để phẩn tích đánh giá tình hình giảm nghèo bền vững trên điah bàn thị trấn Đoan Hùng nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu; các yếu tố ảnh hưởng theo hướng gồm cơ hội (O) và thách thức (T), tức là phân tích các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo bền vững, để từ

đó đưa ra các giải phápgóp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đoan

Hùng, tỉnh Phú Thọ.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1 Chỉ tiêu định lượng

Tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo là tỷ lệ phần trăm số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên tổng số hộ dân trên địa bàn trong năm.

Tỷ lệ hộ nghèo (hộ cận nghèo) mới phát sinh/hộ nghèo (cận nghèo)

Số lao động: là số người trong độ tuổi lao động tạo ra nguồn thu nhập cho hộ. Số lao động bình quân/hộ: là tỷ lệ số lao động trên số hộ điều tra.

Thu nhập bình quân/hộ/năm: là tổng thu nhập của tất cả các hộ và các thành viên trong hộ nhận được trong một năm trên số hộ điều tra.

Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng: là tổng thu nhập của các hộ trong năm chia cho tổng số nhân khẩu, chia cho 12 tháng.

Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: là số hộ có vay vốn trên số hộ điều tra. Chỉ số này càng cao thể hiện mức độ tiếp cận về tín dụng của hộ nghèo, hộ cận nghèo càng lớn.

Diện tích đất bình quân/hộ

Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: thể hiện số hộ thiếu hụt các chỉ số tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người, nguồn nước sinh hoạt, hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

3.2.4.2 Chỉ tiêu định tính

Mức độ tiếp cận các chính sách, dịch vụ giảm nghèo: là tỷ lệ số hộ đánh giá mức độ tiếp cận dễ, bình thường, khó trên tổng số hộ điều tra.

Tỷ lệ hộ tham gia BHXH, BHTN, BHYT: là số hộ có người tham gia các hình thức bảo hiểm trên tổng số hộ được điều tra. Tỷ lệ này càng cao mức độ tham gia càng lớn.

Thái độ vươn lên thoát nghèo: thể hiện ở 3 mức độ rất mong muốn, mong muốn và bằng lòng với cuộc sống hiện tại.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

4.1.1. Thực trạng kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2016 nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2016

4.1.1.1. Tỷ lệ hộ nghèo

Giai đoạn 2014-2016 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao hơn. Toàn huyện năm 2014 có 2.952 hộ nghèo trên tổng số 30.458 hộ, chiếm tỷ lệ 9,69%. Các năm tiếp theo từ 2015-2016, tỷ lệ hộ nghèo tiếp tiếp tục giảm từ 9% năm 2015 xuống còn 7,61% năm 2016 (tỷ lệ giảm tương ứng là 1,39%). Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm không nhiều 0,69% so với năm 2014 là do Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 nghĩa là chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều (đo lường bằng tiều chí thu nhập) sang đa chiều (đo lường cả tiêu chí thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản). Từ cuối năm 2015 việc rà soát hộ nghèo được thực hiện theo Quyết định số 59/QĐ- TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù vậy, công cuộc giảm nghèo trên địa bàn huyện vẫn tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo các xã, thị trấn trong huyện xu hướng năm sau giảm so với năm trước cả về tỷ lệ hộ nghèo và số lượng hộ nghèo. Tuy nhiên, có sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, các khu vực trong huyện. Nhiều xã có tỷ lệ giảm nghèo rất tốt (Tây Cốc, Chí Đám, Phương Trung); Tuy nhiên bên cạnh đó, một số xã còn có tỷ lệ hộ nghèo rất cao (Minh Phú, Đại Nghĩa...) (Phụ lục 4.1). Nguyên nhân của sự khác biệt là những xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp, cấp ủy, chính quyền đã nhận thức đúng đắn về công tác giảm nghèo, quan tâm đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế; giải quyết việc làm cho người lao động hộ nghèo; người dân nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của bản thân và gia đình đối với công tác giảm nghèo. Ngược lại, những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao thường là những xã xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn, địa bàn rộng; vai trò của cấp ủy, chính quyền và cộng đồng tham gia vào hoạt động giảm nghèo còn hạn chế; nhận thức, người dân chưa chủ động tham gia các hoạt động giảm nghèo. Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn Đoan Hùng đã đạt được nhưng kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi săc. Tuy nhiên những kết quả trên chưa phản ánh đúng vấn đề giảm nghèo bền vững trong cộng đồng dân cư.

TT Diễn giải

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Tổng số hộ dân Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) Tổng số hộ dân Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) Tổng số hộ dân Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) 15/14 16/15 BQ 1 Khu vực thành thị 1.982 94 4,74 2.092 98 4,68 2.090 83 3,97 104,26 95,45 99,76

2 Khu vực nông thôn 28.476 2.858 10,04 29.006 2.701 9,31 29.488 2.319 7,86 94,51 95,45 94,98

Tổng 30.458 2.952 9,69 31.098 2.799 9 31.578 2.402 7,61 94,82 95,45 95,13 Nguồn: Phòng Lao động Thương bình & xã hội (2016)

Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy: số hộ nghèo năm 2015 giảm so với năm 2014 là 153 hộ tương ứng giảm 5,18%. Năm 2016, số hộ nghèo giảm 397 hộ so với năm 2015. Như vậy số hộ nghèo trong 3 năm giảm bình quân 4,87%/năm. 4.1.1.2. Tỷ lệ hộ cận nghèo

Tỷ lệ hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng năm 2014-2016 cũng khá cao: Năm 2014 tỷ lệ hộ cận nghèo là 12,08% tương ứng 3.679 hộ; năm 2015 tỷ lệ này là 8,59% tương ứng 2.670 hộ. Như vậy, trong hai năm (2014-2015) chuẩn nghèo thay đổi, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm đi đáng kể cụ thể giảm 3,49%. Qua bảng số liệu 4.2, số hộ cận nghèo năm 2015 giảm so với năm 2014 là 27,43%. Năm 2016, số hộ cận nghèo giảm 4,55% so với năm 2015. Như vậy số hộ cận nghèo trong 3 năm giảm bình quân 16,67%/năm.

Tuy nhiên năm 2016, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm chậm. Nguyên nhân của tình trạng này là do một phần số hộ mới thoát nghèo năm trước đã gia nhập vào nhóm hộ cận nghèo của năm sau trong khi tỷ lệ những hộ cận nghèo cũ vươn lên, bỏ xa ngưỡng nghèo để trở thành hộ khá giả lại thấp hơn số cận nghèo mới. Điều này cho thấy, hiện nay nhóm hộ cận nghèo đang gặp rất nhiều khó khăn, nếu không có sự trợ giúp từ phía Nhà nước thì nhóm cận nghèo rất dễ tái nghèo khi xảy ra các biến cố rủi ro như gia đình có người ốm đau, bệnh tật, thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả thị trường…

Bảng 4.2. Thực trạng hộ cận nghèo huyện Đoan Hùng giai đoạn 2014 - 2016

TT

Diễn giải

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Tổng số hộ dân Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) Tổng số hộ dân Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) Tổng số hộ dân Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) 15/14 16/15 BQ 1 Khu vực thành thị 1.982 108 5,45 2.092 72 3,44 2.090 80 3,83 66,67 95,45 79,77

2 Khu vực nông thôn 28.476 3.571 12,54 29.006 2.598 8,96 29.488 2.268 7,69 72,75 95,45 83,33

Tổng 30.458 3.679 12,08 31.098 2.670 8,59 31.578 2.348 7,44 72,57 95,45 83,23 Nguồn: Phòng Lao động Thương bình & xã hội (2016)

4.1.1.3. Tình hình thoát nghèo, tái nghèo và nghèo mới phát sinh

Số hộ thoát nghèo qua các năm tăng từ 641 hộ lên 743 hộ tăng 15,91%, số hộ nghèo mới phát sinh cũng giảm 29,66%. Điều này cho thấy các cấp chính quyền trong huyện đã có những nỗ lực, cố gắng trong công tác giảm nghèo. Tuy nhiên những hộ mới thoát nghèo này lại chuyển sang hộ cận nghèo, làm cho tỷ lệ hộ cận nghèo vẫn còn cao. Tình trạng tái nghèo, tái cận nghèo và phát sinh nghèo, cận nghèo vẫn còn. Cụ thể, năm 2014 số hộ tái nghèo là 138 hộ, tương ứng là 4,67% trong tổng số hộ nghèo, số hộ nghèo phát sinh trong năm là 445 hộ, tương ứng 1,46% tổng hộ dân; đến năm 2016 tuy hộ tái nghèo có giảm xuống còn 1,37% trong tổng hộ nghèo và hộ nghèo phát sinh thêm 13,03 % hộ nghèo nhưng cũng cho thấy tính chưa bền vững trong công tác giảm nghèo ở huyện Đoan Hùng

Bảng 4.3. Tình hình diễn biến hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014 - 2016 năm 2014 - 2016 TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2016 So sánh Tăng/giảm (+/_) Tỷ lệ (%) 1 Tổng số hộ 30.458 31.578 1.120 103,68 2 Hộ nghèo 2.952 2.402 -550 81,37 Số hộ thoát nghèo 641 743 102 115,91 Số hộ tái nghèo 138 33 -105 23,91

Số hộ nghèo mới phát sinh 445 313 -132 70,34

Tỷ lệ HN mới phát sinh/hộ nghèo (%) 15,07 13,03 - -

3 Hộ cận nghèo 3.679 2.348 -1.331 63,82

Số hộ thoát cận nghèo 229 1.045 816 456,33

Số hộ tái cận nghèo 178 21 -157 11,80

Số hộ cận nghèo mới phát sinh 1.081 702 -379 64,94

Tỷ lệ hộ CN mới phát sinh/hộ CN (%) 29,38 29,90 - -

Nguồn: Phòng Lao động Thương bình & xã hội (2016)

Năm 2014 số hộ tái cận nghèo là 178 hộ, cận nghèo mới phát sinh là 1.081 hộ đến năm 2016 số hộ tái cận nghèo giảm xuống 21 hộ (tương ứng giảm 88,2%), cận nghèo mới phát sinh là 702 hộ. Thành tựu đạt được là do người dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng…nâng cao thu nhập, đời sống của người dân được nâng lên. Mặt khác, việc rà soát hộ nghèo được lập danh danh sách

rồi tổ chức họp xếp hạng các hộ có khả năng nghèo, khả năng cận nghèo rồi lấy ý kiến người dân trên địa bàn. Số hộ nghèo mới phát sinh vẫn cao nguyên nhân sâu xa là xuất phát từ ý thức không muốn thoát nghèo, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước và cộng đồng. Nhận thức về công tác rà soát, đánh giá, xác định hộ nghèo tại một số cơ sở vẫn còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng muốn người dân của địa phương mình hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về bảo hiểm y tế, giáo dục, tín dụng, bảo trợ xã hội nên vẫn còn tình trạng nhiều hộ gia đình có thu nhập vượt trên chuẩn nghèo nhưng vẫn được xét vào hộ nghèo, việc nể nang dòng họ, tách hộ khẩu…dẫn đến kết quả rà soát hộ nghèo chưa thực sự chính xác.

Tính bền vững của giảm nghèo còn được đo bằng chỉ số tổng số hộ mới đưa vào diện hộ nghèo trong năm/số hộ nghèo trong năm. Chỉ số này phản ánh khả năng dễ bị tổn thương rơi vào trạng thái nghèo của cư dân. Chỉ số này càng cao thì tính bền vững của giảm nghèo càng thấp. Trên địa bàn huyện Đoan Hùng chỉ số này vẫn còn trên 10% cụ thể: Tỷ lệ HN mới phát sinh/hộ nghèo (năm 2014) là 15,07%, năm 2016 là 13,03%. Tỷ lệ hộ CN mới phát sinh/hộ cận nghèo tương đối cao trên 29%. Điều này cho thấy tính chưa bền vững trong giảm nghèo.

4.1.1.4. Tình hình hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm theo kết quả rà soát năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 51)