“Nhà nước tạo điều kiện về chính sách, hỗ trợ nguồn lực và hướng dẫn để người dân làm còn người dân và cộng đồng phải là chủ thể trong thực hiện chứ chúng ta không làm thay, quan điểm chỉ làm những gì dân không làm được. Về sinh kế, thay vì chúng ta áp đặt đưa con này, cây này cho người dân thì chúng ta hãy giao cho dân đi. Nhà nước hỗ trợ cộng đồng bằng này tiền trên cơ sở quy hoạch sản xuất, quy hoạch dân cư ở đó thì cộng đồng ở đó sẽ quyết định mình làm gì, rồi quyết định ai là người tham gia, rồi quyết định các nguồn như thế nào và họ phải gắn với thị trường nữa, phải biết sản phẩm mình làm ra ai sẽ cần thay vì nghĩ thay cho người nghèo chúng ta chỉ nên hỗ trợ hướng dẫn để người nghèo và cộng đồng chủ động, chủ thể thực hiện công việc đó”. (Nguồn: Phỏng vấn ông N.X.B, Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ lúc 10h ngày 20 tháng 3 năm 2017 tại Phòng LĐTB&XH)
Mô hình giảm nghèo dựa vào cộng đồng chưa được thực hiện ở địa phương. Theo mô hình này thì người nghèo sẽ được lựa chọn đối tượng tham gia; lựa chọn giống cây trồng vật nuôi, lựa chọn cách làm; trên cơ sở đó cấp chính quyền sẽ phê duyệt. Nguồn vốn cho mô hình từ các nguồn hợp pháp, nguồn huy động, từ các dự án, và của chính người nghèo, lồng ghép các nguồn lực, tạo sự hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực. Đồng thời phát huy được sức mạnh của cả
hệ thống chính trị và phát huy được tính tự lực của người trong công cuộc giảm nghèo bền vững.
Công tác tổ chức huy động, vận động nguồn lực chưa thực sự hiệu quả còn nặng nề về hành chính, hiệu quả vận động còn hạn chế chưa thu hút được nhiều nguồn tài trợ, giúp đỡ của doanh nghiệp, chưa huy động được sự tham gia và đóng góp tích cực của nhân dân cho công cuộc giảm nghèo.
4.1.5. Tính an toàn và phòng ngừa rủi ro
Những biến cố bất lợi và những cú sốc luôn là những thách thức trong giảm nghèo bền vững. Trong những năm qua người nghèo tại các điểm điều tra cũng phải chịu nhiều rủi ro như: thiên tai (mưa lũ, hạn hán, giá rét), mất mùa, dịch bệnh làm chết gia súc, gia cầm, giá cả thị trường biến động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật…Đó là những nỗi lo thường trực của hộ nghèo. Nhiều hộ nghèo không thể vực dậy kinh tế hộ gia đình sau cú sốc .
Bảng 4.16. Những rủi ro biến cố người nghèo gặp phải
STT Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ (n=74) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=76) Tỷ lệ (%) 1 Thiên tai 17 22,97 21 27,63 2 Mất mùa 6 8,11 5 6,58 3 Dịch bệnh 15 20,27 12 15,79 4 Biến động giá 38 51,35 43 56,58
5 Gia đình có người ốm đau 22 29,73 19 25,00
(Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Giảm nghèo bền vững về mặt kinh tế là việc nâng cao thu nhập của người dân gắn với phòng ngừa rủi ro do do thu nhập. Đề tài đã nghiên cứu khả năng tham gia BHXH, BHTN, BHYT tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả cho thấy tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người dân địa bàn nghiên cứu là rất thấp. Trong số 150 hộ nghèo, hộ cận nghèo điều tra chỉ có 17 hộ có người tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, nhận thức về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp nhất rõ nét, thể hiện qua tỷ lệ 68,92% hộ nghèo và 78,95% hộ cận nghèo chưa có người tham gia nhưng muốn tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp.
Trái lại BHYT đã và đang thu hút được đông đảo người dân tham gia do được cấp thẻ miễn phí cho cả đối tượng nghèo và cận nghèo. Nhìn chung mức độ
phòng ngừa rủi ro do thu nhập của người nghèo là khá thấp. Bảo hiểm nông nghiệp chưa triển khai trên địa bàn nghiên cứu. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp và BHXH, BHTN là khá thấp 8,1% đối với hộ nghèo và 14,47% đối với hộ cận nghèo nhưng tỷ lệ có nguyện vọng là tương đối cao.
Bảng 4.17. Tỷ lệ độ bao phủ của các hình thức bảo hiểm
STT Đối tượng
BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế
Đang tham gia Có nguyện vọng Không trả lời Đang tham gia Có nguyện vọng SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1 Hộ nghèo (n=74) 6 8,1 51 68,92 17 22,97 74 100 - 2 Hộ cận nghèo (n=76) 11 14,47 60 78,95 5 6,58 76 100 - Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Bên cạnh đó các hộ gia đình nghẻo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra với cá nhân, gia đình và cộng đồng. Do nguồn thu nhập của họ thấp bấp bênh khả năng tích lũy kém nên người nghèo khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm nhưng chưa vững chắc vẫn còn một bộ phận cư dân có khả năng tái nghèo.
4.1.6. Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
Theo tiêu chuẩn đánh giá nghèo đa chiều hiện hành áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, ngoài việc phân định rõ mức thu nhập để làm căn cứ đánh giá còn gắn với 5 tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận với dịch vụ xã hội cơ bản. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm 10 chỉ số. Bên cạnh giảm nghèo thu nhập, nghèo chi tiêu, các khía cạnh khác của nghèo đói cũng được cải thiện đáng kể. Điều kiện tiếp cận với các phương tiện sinh hoạt cơ bản và quyền sở hữu tài sản phản ánh toàn diện về điều kiện sống. Khả năng tiếp cận tất cả các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, tiếp cận dịch vụ y tế cũng như, sử dụng điện lưới và nguồn nước hợp vệ sinh ngày càng tăng, đồng nghĩa với một sự cải thiện đa chiều về mọi khía cạnh của đời sống. Tuy nhiên tỷ lệ thiếu hụt về nhà vệ sinh hợp vệ sinh còn ở mức cao 54,08% đối với hộ nghèo. Các điều kiện vệ sinh đúng quy cách là điều kiện quan trọng để phòng bệnh, ngừa các bệnh đường ruột và suy dinh dưỡng. Việc thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân ở nông thôn trong huyện. Vì vậy cần được quan tâm để đảm bảo sức khỏe cho người dân, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Từ mức độ thiếu hụt có thể đưa ra các giải pháp cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020; từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong việc hưởng thụ dịch vụ công và phúc lợi xã hội.
Bảng 4.18. Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản năm 2016
STT Chỉ số Hộ nghèo Hộ cận nghèo SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1 Tiếp cận dịch vụ y tế 149 6,20 118 5,03 2 Bảo hiểm y tế 1.162 48,38 1.339 57,03 3 Trình độ giáo dục người lớn 212 8,83 104 4,43 4 Tình trạng đi học của trẻ em 40 1,67 28 1,19 5 Chất lượng nhà ở 765 31,85 467 19,89 6 Diện tích nhà ở 432 17,99 309 13,16
7 Nguồn nước sinh hoạt 209 8,70 177 7,54
8 Hố xí, nhà tiêu hợp vệ sinh 1.299 54,08 1.001 42,63
9 Sử dụng dịch vụ viễn thông 577 24,02 305 12,99
10 Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 286 11,91 98 4,17
Tổng số 5.131 3.946
Nguồn: Phòng Lao động Thương bình & xã hội (2016)
4.1.7. Khả năng tiếp cận thị trường của người nghèo
a, Thị trường lao động
Tiếp cận thị trường lao động là việc xem xét, xác định thông tin về cung cầu lao động của xã hội từ đó người lao động tìm được cho mình một công việc phù hợp năng lực, trình độ của bản thân. Người sử dụng lao động tìm được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Người nghèo có thể tiếp cận thị trường lao động qua các kênh thông tin khác nhau như: hệ thống thông tin đại chúng, người thân, bạn bè, hàng xóm; qua trung tâm giới thiệu việc làm, thông qua các tổ chức tuyển dụng, chợ lao động, cơ quan xuất khẩu lao động. Thu nhập từ các việc làm phi nông nghiệp như tiền công đi làm thuê là những nguồn thu nhập đáng kể của người nghèo.
Bảng 4.19. Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ lao động làm thuê
STT Chỉ tiêu Số hộ Hộ nghèo Hộ cận nghèo (n=74) Tỷ lệ (%)
Số hộ
(n=76) Tỷ lệ (%)
1 Đi làm thuê gần nhà 29 39,19 37 50,00
2 Đi làm ăn xa 13 17,57 19 25,68
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Qua số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ hộ có người đi làm thuê gần nhà cao hơn cả nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo. Ở những địa bàn chỉ làm được lúa một vụ, thời gian nông nhàn đến 6-7 tháng nên tỷ lệ người đi làm thuê gần nhà rất cao. Làm thuê gần nhà thường làm thuê trong nông nghiệp, làm thuê trong các công trình xây dựng, làm thuê tại các trung tâm thương mại, khu công nghiệp. Làm ăn xa bao gồm lao động tự do, công nhân các xí nghiệp, xuất khẩu lao động. Tuy nhiên số lượng xuất khẩu lao động của người nghèo rất ít vì chi phí cao.
b, Thị trường tài chính, tín dụng
Người nghèo thường có thu nhập thấp, thu nhập không cố định nên gặp khó khăn trong tiết kiệm, mua bảo hiểm hoặc đảm bảo tiền vay. Các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, đi vay tạo cho người nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính. Thị trường tài chính, tín dụng ở nông thôn đã có những đóng góp đáng kể trong việc cung cấp vốn cho việc phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, nhiều hộ nông dân đặc biệt là hộ nghèo vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với các nguồn vốn để phát triển sản xuất. Riêng đối với Ngân hàng CSXH, hộ nghèo chỉ có thể giao dịch thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội CCB, Đoàn thanh niên. Như vậy, có thể khẳng định vai trò của các đoàn thể xã hội là rất quan trong trong quá trình tiếp cận thị trường tài chính tín dụng của người nghèo. Theo số liệu điều tra như ở phần trước đã trình bày thì tỷ lệ hộ nghèo điều tra vay vốn là 41,9%; còn lại 58,1% hộ không vay do tâm lý sợ mắc nợ ngân hàng, sợ không trả được nợ và nhiều hộ do trình độ học vấn thấp nên họ không biết vay để làm gì.
Hộp 4.3. Người nghèo sợ vay vốn ưu đãi
“Vẫn biết Ngân hàng chính sách xã hội có cho vay vốn ưu đãi nhưng muốn vay thì không trả được lãi là một, không trả được gốc là hai, nên không dám vay. Hơn nữa có vay thì mình cũng không biết đầu tư làm cái gì.”
(Nguồn: Phỏng vấn bà Nguyễn Thúy Hằng, hộ nghèo xã Đại Nghĩa, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ lúc 15h ngày 19 tháng 3 năm 2017 tại gia đình bà)
c, Thị trường đất đai (đất nông nghiệp)
Sự tham gia vào thị trường đất đai của hộ nghèo chưa nhiều chủ yếu là hoạt động thuê mượn đất nông nghiệp để sản xuất. Hoạt động đấu thầu, mua, bán chuyển nhượng hầu như là không có. Có một số hộ có hoạt động mua và chuyển nhượng nhưng chủ yếu là đứng tên cho người nhà mua đất để được giảm thuế sau đó thì chuyển nhượng lại. Thị trường thuê, mượn đất bắt đầu có sự tham gia của hộ nghèo tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp, dưới 10% đối với hộ nghèo, trên 19% đối với hộ cận nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu thuê, mượn đất nông nghiệp nhưng chưa tiếp cận được với thị trường này. Cụ thể:
Bảng 4.20. Sự tham gia của người nghèo vào thị trường đất đai và nhu cầu mở rộng diện tích đất nông nghiệp 2016
TT Chỉ tiêu
Hộ nghèo Hộ cận nghèo SL
(n=74) (%) CC (n=76) SL (%) CC
1 Sự tham gia vào thị trường đất đai 74 100,0 76 100,0
- Tham gia vào thị trường đất đai 7 9,46 15 19,74
+ Số hộ thuê, mượn đất 5 71,43 9 60,00
+ Số hộ cho thuê mượn đất 2 28,57 6 40,00
- Không tham gia vào thị trường đất đai 67 90,54 61 80,26
2 Nhu cầu mở rộng diện tích đất NN 74 100,0 76 100,0
- Số hộ có nhu cầu 16 21,62 24 31,58
- Số hộ không có nhu cầu 58 78,38 52 68,42
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Khi tiền công lao động tăng lên thì hộ sẽ có xu hướng cho thuê đất nhiều hơn bởi vì lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp sẽ thấp hơn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp. Nếu giá tiền công và cơ hội tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp tăng lên đáng kể thì một số nông dân có thể cho thuê hết đất hoặc rời bỏ nông nghiệp.
d, Thị trường công nghệ, thông tin
Không có thông tin là rào cản lớn nhất trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, tạo cơ hội việc làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người nghèo. Thông tin cũng là cầu nối để người nghèo tiếp cận với các thị trường khác. Thiếu khả năng tiếp cận thông tin đang đẩy người nghèo vào thế chịu thêm những thua thiệt không đáng có. Người nghèo họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin, người làm công tác xã hội phải là người hỗ trợ họ tiếp cận các thông tin, từ đó tư vấn cho họ những thông tin chính thống để họ có nhận thức đúng đắn, không để các thông tin bịa đặt làm ảnh hưởng đến lòng tin của họ đối với Đảng và
Nhà nước. Bên cạnh đó, qua các kênh thông tin, người làm công tác xã hội còn giúp người nghèo xác định được kế hoạch làm ăn của gia đình, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi, biết cách làm kinh tế, biết cách tích lũy và làm giàu, không cam chịu nghèo đói, lạc hậu.
e, Thị trường hàng hóa
Năng lực tiếp cận thị trường góp phần quyết định việc sử dụng các nguồn vốn sinh kế và lựa chọn chiến lược sinh kế của người nghèo. Người nghèo chưa tham gia vào các hình thức canh tác theo hợp đồng vì hình thức canh tác này đòi hỏi qui mô lớn, trình độ thâm canh cao hoặc cần nhiều lao động trong khi hộ nghèo có ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trên địa bàn cũng chưa hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất lớn, cũng chưa có các công ty, doanh nghiệp thu mua sản phẩm nông nghiệp.
Với diện tích đất đai hiện có ở các hộ nghèo thiếu đất, thì nếu tính riêng sản xuất nông nghiệp (không tính chăn nuôi), nếu tăng năng suất lên gấp rưỡi hiện tại cũng chỉ vừa đủ an ninh lương thực và không thể thoát nghèo, và việc phát triển kinh tế hàng hóa theo định hướng thị trường với các hộ nghèo này là điều không thể làm được. Vấn đề “thiếu thị trường bán sản phẩm” hầu như không được nhắc đến trong các khó khăn mà người nghèo đề cập đến. Vì các hộ nghèo sản phẩm sản xuất được chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ, an ninh lương thực của gia đình, khi thừa họ mới đem ra chợ bán, chứ không phải là mục đích kinh doanh.
Phát triển sản xuất theo định hướng thị trường chỉ áp dụng được đối với các hộ khá, các hộ có tiềm lực đất đai và tư liệu sản xuất. Và dù là hộ gia đình cận nghèo hay khá (hoặc các hộ nghèo được giao thêm đất nếu giải quyết được vấn đề đất đai trong thời gian tới), thì vấn đề thị trường cho sản phẩm nông nghiệp vẫn là bài toán không dễ gì giải được, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia các thị trường khu vực và toàn cầu và các sản phẩm nông nghiệp phải chịu sự cạnh