Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 55)

HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

4.1.1.1. Tỷ lệ hộ nghèo

Giai đoạn 2014-2016 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao hơn. Toàn huyện năm 2014 có 2.952 hộ nghèo trên tổng số 30.458 hộ, chiếm tỷ lệ 9,69%. Các năm tiếp theo từ 2015-2016, tỷ lệ hộ nghèo tiếp tiếp tục giảm từ 9% năm 2015 xuống còn 7,61% năm 2016 (tỷ lệ giảm tương ứng là 1,39%). Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm không nhiều 0,69% so với năm 2014 là do Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 nghĩa là chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều (đo lường bằng tiều chí thu nhập) sang đa chiều (đo lường cả tiêu chí thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản). Từ cuối năm 2015 việc rà soát hộ nghèo được thực hiện theo Quyết định số 59/QĐ- TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù vậy, công cuộc giảm nghèo trên địa bàn huyện vẫn tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo các xã, thị trấn trong huyện xu hướng năm sau giảm so với năm trước cả về tỷ lệ hộ nghèo và số lượng hộ nghèo. Tuy nhiên, có sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, các khu vực trong huyện. Nhiều xã có tỷ lệ giảm nghèo rất tốt (Tây Cốc, Chí Đám, Phương Trung); Tuy nhiên bên cạnh đó, một số xã còn có tỷ lệ hộ nghèo rất cao (Minh Phú, Đại Nghĩa...) (Phụ lục 4.1). Nguyên nhân của sự khác biệt là những xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp, cấp ủy, chính quyền đã nhận thức đúng đắn về công tác giảm nghèo, quan tâm đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế; giải quyết việc làm cho người lao động hộ nghèo; người dân nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của bản thân và gia đình đối với công tác giảm nghèo. Ngược lại, những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao thường là những xã xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn, địa bàn rộng; vai trò của cấp ủy, chính quyền và cộng đồng tham gia vào hoạt động giảm nghèo còn hạn chế; nhận thức, người dân chưa chủ động tham gia các hoạt động giảm nghèo. Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn Đoan Hùng đã đạt được nhưng kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi săc. Tuy nhiên những kết quả trên chưa phản ánh đúng vấn đề giảm nghèo bền vững trong cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 55)