Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa
4.3.3. Các nhóm giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ
4.3.3.1. Nâng cao nhận thức, thái độ và năng lực của người nghèo
a, Thúc đẩy ý chí, quyết tâm vươn lên thoát nghèo
Giảm nghèo bền vững chính là sự nghiệp của bản thân người nghèo, cộng đồng, vì sự nỗ lực tự vươn lên thoát nghèo là động lực tạo nên sự thành công của mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân về chủ trương, chính sách, ý nghĩa và mục đích của công tác giảm nghèo bền vững. Tạo lập văn hóa làm giàu, quyết tâm giảm nghèo trong mọi tầng lớp nhân dân và xây dựng các gương điển hình tiên tiến trong giảm nghèo. Các biện pháp cụ thể như sau:
Tổ chức các hoạt động phổ biến chủ trương, chính sách thông qua các cuộc họp dân; tổ chức các khóa tập huấn, hướng dẫn, trao đổi các nội dung liên quan để người nghèo cảm nhận một cách đầy đủ; tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình truyền thông về giảm nghèo bền vững, các phóng sự gương sáng về giảm nghèo, bài học kinh nghiệm về giảm nghèo.
Nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên thoát nghèo cho những hộ gia đình nghèo, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của công tác giảm nghèo bền vững. Văn kiện Đại hội XII của Đảng: “Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo bền vững”. Đồng thời nhân rộng các mô hình, đặc biệt là mô hình giảm nghèo dựa vào cộng đồng, kinh nghiệm giảm nghèo hiệu quả tới từng xã nghèo, hộ nghèo.
Tổ chức các buổi hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về phương thức sản xuất kinh doanh, cách sử dụng vốn vay hiệu quả; tập huấn dưới hình thức trình diễn hoặc các hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm làm ăn giữa các hộ gia đình và cộng đồng để giảm thiểu rào cản tạo ra các lợi ích cho người nghèo học hỏi, áp dụng kiến thức, hiểu biết kỹ năng vào sản xuất.
Thành lập các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở khu dân cư, mở rộng mạng lưới trợ giúp pháp luật để người nghèo có thể tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp luật. Khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo để thường xuyên và kịp thời phổ biến những quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước giải đáp, tư vấn về pháp luật cho người nghèo.
b, Nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
Trang bị, bổ sung nghiệp vụ cơ bản về công tác giảm nghèo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân, các cấp, các ngành về ý nghĩa và tầm quan trọng của giảm nghèo và cách tiếp cận về giảm nghèo bền vững.
Nâng cao năng lực: Đối tượng tham gia là người nghèo, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư; đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo cho cán bộ làm công tác giảm nghèo của các cấp từ huyện đến thôn, khu phố và cán bộ một số hội đoàn thể và cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm để triển khai thực hiện tốt công tác giảm nghèo.
Phối hợp tổ chức lồng ghép với các chương trình khác có liên quan để tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp tại cơ sở nhằm thực hiện đối thoại chính sách, xác định nhu cầu và năng lực tham gia của người dân;
Tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương; tổ chức các hội nghị về công tác giảm nghèo.
Hoạt động truyền thông: Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng phóng sự về triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, giới thiệu các gương sáng thoát nghèo, các mô hình giảm nghèo có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về giảm nghèo cho người dân đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo giúp người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo (hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại), đồng thời tổ chức thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo.
Nội dung truyền thông về xây dựng ý chí, quyết tâm vươn lên cho người nghèo cần phải đưa vào các chương trình, dự án giảm nghèo.
Hoạt động giám sát, đánh giá: Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về thiết lập, cập nhật, khai thác thông tin theo dõi, giám sát giảm nghèo cho cán bộ quản lý các cấp; Tổ chức việc theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở các cấp; Thiết lập cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo ở huyện; nâng cao năng lực vận hành hệ thống giám sát, đánh giá và cập nhật thông tin về giảm nghèo, cụ thể:
các chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm, kiểm tra, đánh giá các dự án chính sách, mức độ tiếp cận của đối tượng thụ hưởng chính sách trên địa bàn;
Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ cấp xã, thôn, bản và đội ngũ cộng tác viên về quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức rà soát, thống kê hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
Tổng hợp đánh giá các nguyên nhân nghèo của hộ nghèo; cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý hộ nghèo; tổ chức đánh giá, tổng hợp báo cáo sơ, tổng kết về công tác giảm nghèo trên địa bàn cấp huyện.
Đối với cấp xã, phường: Triển khai tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ cuối năm trên địa bàn; công nhận danh sách hộ nghèo cấp xã; lập sổ bộ theo dõi hộ nghèo tại địa phương; cấp giấy chứng nhận cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện giảm nghèo trên địa bàn cấp xã.
Quan tâm đào tạo và cử cán bộ tham gia các lớp tuập huấn về nghiệp vụ giảm nghèo do các cấp tổ chức.
c, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho người nghèo
Tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thông qua các chương trình khuyến nông, tập huấn ngắn ngày về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và một số ngành tiểu thủ công nghiệp đảm bảo cho người nghèo hiểu biết những vấn đề cơ bản về kỹ thuật và biết vận dụng vào sản xuất. Các hình thức đào tạo phải được cụ thể hóa trên từng địa bàn của huyện để khai thác triệt để lợi thế so sánh của từng vùng.
Đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp ở các bậc học. Tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn, hình thành trung tâm dạy nghề tổng hợp cấp huyện để tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn. Đào tạo cán bộ tại chỗ, trong đó ưu tiên đào tạo cán bộ y tế, khuyến nông, lâm ngư, chăm sóc sức khỏe cộng đồng… đối với con em các hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số. Duy trì phát triển đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề tại gia đình, tại cơ sở sản xuất hoặc các làng nghề, nhất là trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp vốn là nghề truyền thống của địa phương, đây là cách đào tạo nghề trực tiếp, vừa đỡ tốn kém về chi phí đào tạo, học nghề.
d, Tăng cường hoạt động khuyến nông và chuyển giao khoa học kỹ thuật
kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng cơ giới hóa trong trong sản xuất, triển khai sản xuất theo mô hình cánh mẫu đồng lớn. Trước tiên, hoạt động khuyến nông phải bám sát chủ trương tái cơ cấu của ngành và xây dựng nông thôn mới để xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông có hiệu quả; lựa chọn các tiến bộ khoa học công nghệ có khả năng có sức lan tỏa, tạo sự chuyển biến rõ rệt trên phạm vi rộng về chất lượng và hiệu quả kinh tế, bền vững về môi trường. Chủ động tiếp cận, nắm bắt những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến có hiệu quả, có sức lan tỏa nhanh, những mô hình tổ chức quản lý sản xuất hiệu quả để chuyển giao vào sản xuất, phục vụ hộ nông dân đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;
Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới, gồm: Mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã; hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi có năng suất cao; vật tư sản xuất, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản.
Phối hợp lồng ghép giữa công tác khuyến nông, lâm, ngư và tập huấn hướng dẫn cách làm ăn với công tác cho vay vốn để việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo, hộ cận nghèo hiệu quả hơn. Tăng cường triển khai, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả.
Tăng cường mở các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất, canh tác, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản cho hộ nông dân thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất đồng thời tuyên truyền vận động họ tham gia một cách tích cực.
Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ khuyến nông cơ sở để họ hướng dẫn các hộ gia đình tổ chức sản xuất tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
e, Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người nghèo
Trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ dịch vụ sản xuất cho hộ nông dân nghèo cần thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng nông – công nghiệp dịch vụ, đa dạng hóa ngành nghề ở khu vực nông thôn, gắn
sản xuất hàng hóa với thị trường tiêu thụ. Hướng dẫn và hỗ trợ cho người nông dân xây dựng thương hiệu các loại nông phẩm đặc sản của huyện như bưởi Đoan Hùng, và các sản phẩm lợi thế như chè khô, gỗ xuất khẩu, vật liệu xây dựng.
Gắn giảm nghèo bền vững thông qua phát triển kinh tế lâm nghiệp, tạo việc làm cho người nghèo. Trong đó, nâng mức hỗ trợ giao khoán, bảo vệ rừng phòng hộ để người dân có thu nhập đảm bảo cuộc sống. Gắn lợi ích kinh tế với trách nhiệm nhằm nâng cao ý thức trồng và bảo vệ rừng cho người dân tại các xã có diện tích rừng lớn. Xây dựng chính sách khuyến khích các hộ gia đình nhận chăm sóc, bảo vệ rừng như: hỗ trợ cây giống, phân bón và một phần công chăm sóc, được hưởng toàn bộ sản phẩm khi khai thác rừng trồng nhưng sau khai thác hưởng lợi phải trồng lại rừng ngay trong năm tiếp theo. Tuyên truyền vận động nhân dân thay thế diện tích trồng bạch đàn bằng cây keo hạt ngoại, dồn đổi ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất, cánh đồng mẫu lớn.
Đặc biệt quan tâm phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Duy trì 3 làng nghề có thế mạnh của huyện là: Làng nghề chế biến chè Vân Hùng - Tây Cốc; Làng nghề chế biến thực phẩm An Thọ - Vụ Quang; Làng nghề mộc Vân Du. Rà soát, bổ sung một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn mới như làng nghề chế biến nông lâm sản ở Tây Cốc, Vụ Quang, làng nghề trông hoa và cây cảnh ở Hùng Long…, khôi phục các nghề tiểu thủ công truyền thống khác. Khuyến khích đầu tư các cơ sở tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, cơ sở chế biến nông, lâm sản, giải quyết tốt công ăn việc làm cho người nghèo đồng thời nâng cao giá trị kinh tế cho các mặt hàng nông sản của địa phương.
Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, cần nâng cao chất lượng lao động thông qua các hình thức hỗ trợ kinh phí bổ túc văn hoá bao gồm học phí, tài liệu học tập. Hỗ trợ chi phí đào tạo và làm thủ tục để lao động nghèo có điều kiện tham gia xuất khẩu lao động. Cho vay ưu đãi đối với các cơ sở đào tạo người đi xuất khẩu lao động để đầu tư nâng cấp, xây dựng mới phòng học, trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu đào tạo lao động.
f, Đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng nông thôn tạo điều kiện cho người nghèo tiếpcận các dịch vụ xã hội cơ bản
Bên cạnh việc nâng cao năng lực, nhận thức cho hộ nghèo, người nghèo, Chương trình 135, Chương trình nông thôn mới cần tiếp tục hoàn thiện, đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng ở nông thôn, để người nghèo có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, chủ động đối phó với những rủi ro tự nhiên. Cần tăng mức vốn đầu tư hàng năm để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành đúng thời hạn hoặc sớm
hơn so với mục tiêu chương trình đề ra. Bố trí kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo không thuộc Chương trình 135. Cải tạo, sữa chữa, nâng cấp hoặc xây mới các công trình hạ tầng thiết yếu tại các xã nghèo để đảm bảo nhu cầu của người dân, ưu tiên đầu tư cho xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững, cụ thể tập trung vào một số công trình sau:
Hoàn thiện đường giao thông nông thôn phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh; hoàn thiện hệ thống các công trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã gồm: Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở xã, thôn; hoàn thiện các công trình để bảo đảm chuẩn hóa trạm y tế trên địa bàn xã; hoàn thiện hệ thống các công trình để bảo đảm chuẩn hóa giáo dục trên địa bàn; đầu tư hệ thống kè, cải tạo, xây mới hệ thống công trình thủy lợi; duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở các xã đặc biệt khó khăn.
Đồng thời tăng cường sự tham gia giám sát của người dân và cộng đồng nhằm quản lý phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - chính trị, trật tự xã hội.
g, Mở rộng độ bao phủ của các hình thức phòng ngừa rủi ro, thực hiện tốtchính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế
Thúc đẩy triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện Đoan Hùng. Đặc biệt ưu tiên đối với những sản phẩm là thế mạnh của huyện như bưởi, chè. Bên cạnh đó mở rộng độ bao phủ của các hình thức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tăng cường các hình thức bảo hiểm này gắn liền với các tổ chức hội và đoàn thể. Đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về chính sách BHXH tự nguyện, những lợi ích thiết thực từ việc tham gia bảo hiểm mang lại, có thể phòng ngừa được