Tình hình diễn biến hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 59 - 60)

năm 2014 - 2016 TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2016 So sánh Tăng/giảm (+/_) Tỷ lệ (%) 1 Tổng số hộ 30.458 31.578 1.120 103,68 2 Hộ nghèo 2.952 2.402 -550 81,37 Số hộ thoát nghèo 641 743 102 115,91 Số hộ tái nghèo 138 33 -105 23,91

Số hộ nghèo mới phát sinh 445 313 -132 70,34

Tỷ lệ HN mới phát sinh/hộ nghèo (%) 15,07 13,03 - -

3 Hộ cận nghèo 3.679 2.348 -1.331 63,82

Số hộ thoát cận nghèo 229 1.045 816 456,33

Số hộ tái cận nghèo 178 21 -157 11,80

Số hộ cận nghèo mới phát sinh 1.081 702 -379 64,94

Tỷ lệ hộ CN mới phát sinh/hộ CN (%) 29,38 29,90 - -

Nguồn: Phòng Lao động Thương bình & xã hội (2016)

Năm 2014 số hộ tái cận nghèo là 178 hộ, cận nghèo mới phát sinh là 1.081 hộ đến năm 2016 số hộ tái cận nghèo giảm xuống 21 hộ (tương ứng giảm 88,2%), cận nghèo mới phát sinh là 702 hộ. Thành tựu đạt được là do người dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng…nâng cao thu nhập, đời sống của người dân được nâng lên. Mặt khác, việc rà soát hộ nghèo được lập danh danh sách

rồi tổ chức họp xếp hạng các hộ có khả năng nghèo, khả năng cận nghèo rồi lấy ý kiến người dân trên địa bàn. Số hộ nghèo mới phát sinh vẫn cao nguyên nhân sâu xa là xuất phát từ ý thức không muốn thoát nghèo, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước và cộng đồng. Nhận thức về công tác rà soát, đánh giá, xác định hộ nghèo tại một số cơ sở vẫn còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng muốn người dân của địa phương mình hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về bảo hiểm y tế, giáo dục, tín dụng, bảo trợ xã hội nên vẫn còn tình trạng nhiều hộ gia đình có thu nhập vượt trên chuẩn nghèo nhưng vẫn được xét vào hộ nghèo, việc nể nang dòng họ, tách hộ khẩu…dẫn đến kết quả rà soát hộ nghèo chưa thực sự chính xác.

Tính bền vững của giảm nghèo còn được đo bằng chỉ số tổng số hộ mới đưa vào diện hộ nghèo trong năm/số hộ nghèo trong năm. Chỉ số này phản ánh khả năng dễ bị tổn thương rơi vào trạng thái nghèo của cư dân. Chỉ số này càng cao thì tính bền vững của giảm nghèo càng thấp. Trên địa bàn huyện Đoan Hùng chỉ số này vẫn còn trên 10% cụ thể: Tỷ lệ HN mới phát sinh/hộ nghèo (năm 2014) là 15,07%, năm 2016 là 13,03%. Tỷ lệ hộ CN mới phát sinh/hộ cận nghèo tương đối cao trên 29%. Điều này cho thấy tính chưa bền vững trong giảm nghèo.

4.1.1.4. Tình hình hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm theo kết quả rà soát năm 2016 a, Hộ nghèo

Qua bảng số liệu cho thấy, năm 2016 tổng số hộ nghèo giảm là 743 hộ. Trong đó, thoát ra khỏi ngưỡng nghèo là 278 hộ chiếm 37,4%. Mức độ bền vững của giảm nghèo còn thể hiện qua tỷ lệ số hộ nghèo phát sinh với số hộ nghèo thoát lên trên khỏi cận nghèo. Năm 2016 tỷ lệ này là 313/278 (>1), điều này chứng tỏ số hộ nghèo phát sinh lớn hơn cả số hộ thoát ra khỏi ngưỡng nghèo. Kết quả giảm nghèo này chưa thực sự bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 59 - 60)