Yếu tố về quy mô, đặc điểm của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. CÁc yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững của huyện Đoan Hùng,

4.2.3. Yếu tố về quy mô, đặc điểm của hộ

Quy mô hộ gia đình là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói quy mô gia đình nhiều con là áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo đồng thời tỷ lệ người ăn theo cao trong các hộ nghèo chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của họ. Bên cạnh do sự tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội, tốc độ gia tăng dân số nhanh cũng như số con đông trong mỗi gia đình trở thành một lực cản cho vấn đề xóa đói giảm nghèo ở cấp quốc gia, địa phương cũng như trong từng hộ gia đình.

Tỷ lệ phụ thuộc: là tỷ số người không tham gia lao động trong hộ với số người có tham gia lao động( kể cả người già hay trẻ). Tỷ lệ phụ thuộc càng cang đồng nghĩa với việc có nhiều người ăn theo hơn nhưng lại có ít lao động hơn. Điều này khiến các thành viên có lao động phải chịu gánh nặng ngân sách gia đình lớn hơn. Trong trường hợp thu nhập từ lao động không bù đắp được chi phí, các hộ gia đình có khả năng rơi vào vòng đói nghèo. Do đó, người ta thường cho rằng tỷ lệ phụ thuộc trong một hộ tỷ lệ thuận với khả năng và mức độ nghèo của chính hộ đó.

Bảng 4.23. Tỷ lệ người phụ thuộc

STT Số lao động Hộ nghèo Hộ cận nghèo

SL CC (%) SL CC (%)

1 Tổng số nhân khẩu 246 100,00 261 100,00

Lao động chính 111 45,12 129 49,43

Người phụ thuộc 135 54,88 132 50,57

2 Tỷ lệ người phụ thuộc 1,22 - 1,02 -

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Số liệu điều tra thấy rằng tỷ lệ người ăn theo trong nhóm hộ nghèo là 1,22 lần so với lao động chính của hộ, trong khi đó hộ cận nghèo cũng chỉ thấp hơn

0,2 lần. Đó cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo. Số người phụ thuộc cao dẫn đến gánh nặng của những người lao động chính tăng lên họ phải làm để không những nuôi bản thân mình mà còn nuôi cả những người khác trong gia đình. Có thể nói tình trạng phụ thuộc của các gia đình là người làm thì ít, người ăn thì nhiều và thường xảy ra ra tình trạng thiếu lao động (do số người trong gia đình đông nhưng phần lớn vẫn chưa tự lao động để nuôi sống bản thân mình mà phải phụ thuộc vào một vài lao động chính). Tình trạng thiếu lao động còn thể hiện ở chỗ, người lao động chính, ngoài công việc kiếm tiền nuôi gia đìnhcòn phải gánh thêm nhiều công việc nhà do số người phụ thuộc tăng. Lao động bỏ ra của họ cho công việc nhà cũng là đáng kể, vì làm việc nhà nên họ không thể làm các công việc tạo ra thu nhập khác. Có thể thấy tình trạng hộ nghèo có số người sống phụ thuộc là rất phổ biến. Đây là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng rát lớn, thậm chí có tính chất quyết định, tới tình trạng nghèo của người dân, nó cản trở việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo của người dân nói riêng và của Đảng, Nhà nước nói chung. Cùng với mức sinh cao (gia đình đông con), tỷ lệ người sống phụ thuộc cũng đã tạo nên một vòng luẩn quẩn.

Giới tính của người trụ cột trong gia đình cũng có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng nghèo của hộ. Thực tế, nữ giới phải gặp nhiều khó khăn và dễ rơi vào cảnh nghèo hơn so với một hộ có nam giới làm chủ hộ. Bởi vì họ phải đóng vai trò là lực lượng sản xuất quan trọng trong gia đình và cả trong việc quản lí tài chính gia đình nhưng họ phải đối mặt với sự phân biệt. Đặc biệt phụ nữ phải gặp rất nhiều khó khăn trong những vấn đề mang tính pháp lý như việc sang tên sử dụng đất, bị hạn chế tiếp cận các nguồn lực tín dụng. Bảng 4.24. Giới tính của chủ hộ STT Giới tính chủ hộ Hộ nghèo Hộ cận nghèo SL (n=74) CC (%) SL (n=76) CC (%) 1 Nam 35 47,30 44 57,89 2 Nữ 39 52,70 22 42,11

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Theo kết quả điều tra đến thời điểm tháng 11/2016, tổng số hộ nghèo của huyện là 2.402 hộ trong đó số hộ là người dân tộc thiểu số (DTTS) là 190 hộ,

chiếm tỷ lệ 7,91%; 575 hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH), 125 hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công (CS NCC) và 918 hộ có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội. Qua kết quả điều tra trong 74 hộ nghèo thì số hộ do phụ nữ làm chủ hộ là 39 hộ, chiếm tỷ lệ 52,7%. Do vậy vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ huyện và các tổ chức hội cơ sở trong công tác giảm nghèo bền vững là rất quan trọng.

Bảng 4.25 Tổng hợp hộ nghèo, cận nghèo phân loại theo hộ năm 2016 năm 2016 ĐVT: hộ Khu vực Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ là DTTS Hộ BTXH Hộ có TV là NCC Hộ có TV hưởng CS BTXH Hộ là DTTS Hộ BTXH Hộ có TV là NCC Hộ có TV hưởng CS BTXH Thành thị 0 26 0 33 0 4 0 5 Nông thôn 190 549 125 885 142 89 77 264 Tổng số 190 575 125 918 142 93 77 269 Nguồn: Phòng Lao động Thương bình & xã hội (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 93)